Việt Nam tổ chức họp báo ở Phnom Penh về vụ rải truyền đơn

Chiều ngày 13 tháng 9, Viện trưởng Viện quan hệ Quốc tê Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo tại Thủ đô Phnom Penh xung quanh mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Campuchia.

0:00 / 0:00

Quyền tự do bày tỏ ý kiến

Trong cuộc họp báo Đại tá Vũ Tiến Trọng cho rằng, vụ rải truyền đơn của người Khmer có gốc ở miền Nam Việt Nam chính vì họ không thích mối quan hệ này. Nhưng cộng đồng người Khmer Krom và Giám đốc một tổ chức nhân quyền tại Campuchia nói rằng, đó không phải là hành động thích hay không thích. Trong trường hợp họ cảm thấy không có lợi ích, mất uy tín hay làm ảnh thưởng đến đất nước thì họ có thể bày tỏ ý kiến.

Tôi cho rằng trong quá trình quan hệ hợp tác giữa hai nước, nó có thể có những người không thích, họ có hành động chống lại mối quan hệ đó.

Ô. Vũ Tiến Trọng

Đại tá Vũ Tiến Trọng, nguyên Viện trưởng Viện quan hệ Quốc tế Bộ Quốc phòng Việt Nam trả lời với báo chí trong cuộc họp báo tại khách sạn Inter-Contercontinental vào chiều ngày 13 tháng 9 rằng, người rải truyền đơn chống mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Campuchia hồi đầu tháng giêng năm 2010 vừa qua và nói ngày 7 tháng giêng là ngày Việt Nam xâm lược Campuchia chính vì họ không thích mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Campuchia.

Ông trả lời như vậy, sau nhóm phóng viên Campuchia nêu lên vụ rải truyền chống Chính phủ Việt Nam và Campuchia tại tỉnh Takeo. Ông nói rằng, "Tôi cho rằng trong quá trình quan hệ hợp tác giữa hai nước, nó có thể có những người không thích, họ có hành động chống lại mối quan hệ đó. Nhưng tôi cho rằng mối quan hệ giữa Việt Nam-Campuchia hết sức tốt đẹp, láng giềng bền vững và xây dựng mối quan hệ rất là thân thiện."

Giám đốc tổ chức nhân quyền ADHOC Chanh Saveth cho Đài Á Châu tự do biết rằng, mối quan hệ phát triển của hai Quốc gia phải được thể hiện cho các nước trên thế giới thấy là họ có thể chấp thuận hợp tác với những gì để phát triển đất nước, tuy nhiên ông cho rằng hoạt động rải truyền đơn không phải là hành động thích hay không thích mối quan hệ giữa hai nước này. Ông Chanh Saveth đưa ra nhận định rằng, "Tôi nghĩ rằng vấn đề thích hay không nó không phải là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên một số người không đồng ý với hoạt động và bất cứ mối quan hệ nào làm cho ảnh hưởng đến lợi ích, uy tín đất nước, đặc biệt ảnh hưởng đến đất nước thì họ có quyền tự do bày tỏ."

Không khả năng kháng án

Các phóng viên báo chí Campuchia và nước ngoài trong cuộc họp báo hôm 13/09/2010 ở Phnom Penh.
Các phóng viên báo chí Campuchia và nước ngoài trong cuộc họp báo hôm 13/09/2010 ở Phnom Penh. RFA PHOTO.

Vào đầu tháng giêng năm 2010 vừa qua, có một nhóm người Khmer gốc Khmer ở miền Nam Việt Nam đã rải truyền đơn phỉ báng lãnh đạo đảng Nhân Dân Campuchia và Chính phủ Việt Nam. Trong tờ được rải truyền có ghi rằng, ngày 7 tháng giêng năm 1979 là ngày Việt Nam xâm lược Campuchia.

Sau khi Công an Campuchia bắt được ba người bị nghi ngờ có liên quan đến vụ này, thì Tòa án sơ thẩm tỉnh Takeo khởi tố và kết án một nhân viên của Tổ chức nhân quyền LICADO tên Lian Sokchouen với mức án 2 năm tù giam và phạt tiền 476 USD. Còn người Khmer gốc Khmer ở miền Nam Việt Nam có tên Thạch Lê và Thạch Vanh Nak bị kết án 2 năm tù giam và phạt tiền mỗi người 476 USD. Riêng nhà sư Thạch Kung Phuông là người cầm đầu trong vụ này bị xử vắng mặt và kết án 3 năm tù giam và phạt tiền 1.428 USD.

Tôi đề nghị trả tự do cho họ, vì hành động rải truyền đơn ngày 7 tháng giêng thì không có lợi ích gì đến họ. Tôi đề nghị Chính phủ trả tự do cho họ để họ được gặp lại gia đình.

Ô. Thạch Setha

Bà Srey Pov, vợ bị cáo Thạch Vanh Nak cho rằng Tòa án sơ thẩm tỉnh Takeo không có tang chứng đầy đủ để buộc tội chồng bà có liên quan đến vụ rải truyền đơn này. Bà khẳng định rằng, thẩm phán sơ thẩm cáo buộc chồng bà có mặt tại tỉnh Takeo để rải truyền trong đêm ấy thì không đúng vì chồng bà vẫn có mặt tại nhà hôm ấy. Bà cho rằng bản án này bất công, "Vụ án này thì rất bất công đối với chồng tôi, nhưng chúng tôi không muốn dài dòng bởi vì chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi không có khả năng kháng án lên Tòa phúc thẩm chính vì chúng tôi không có tiền."

Còn ông Thạch Setha, lãnh đạo cộng đồng Khmer Kampuchia Krom tại Thủ đô Phnom Penh cho biết ông mới đi thăm hai người Khmer Krom bị giam trong trại giam ở tỉnh Takeo hôm 11 tháng 9 vừa qua. Ông còn nói rằng sẽ cố gắng tìm Luật sư để bảo vệ hai bị cáo trước Tòa phúc thẩm tới đây.

Ông Thạch Setha nói với Đài Á Châu tự do rằng, "Tôi đề nghị trả tự do cho họ, vì hành động rải truyền đơn ngày 7 tháng giêng thì không có lợi ích gì đến họ. Tôi đề nghị Chính phủ trả tự do cho họ để họ được gặp lại gia đình."

Cũng liên quan vụ rải truyền đơn này, trong khi phóng viên Đài Á Châu tự do hỏi hoạt động này có vi phạm pháp luật hay không, còn ở Việt Nam thì thế nào, Viện trưởng Viện quan hệ Quốc tế Bộ Quốc phòng Việt Nam Vũ Tiến Trọng khẳng định rằng trước phải xét vào góc độ của pháp luật, tuy nhiên ở Việt Nam rất tôn trọng dân chủ và không áp đặt một cái gì cả.

Theo dòng thời sự: