Ông Robert Menard, sáng lập viên và đương kiêm Tổng thư ký RSF, viếng thăm RFA

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Ông Robert Menard, sáng lập viên và hiện là đương kiêm tổng thư ký RSF, tức Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới, trụ sở tại Paris, Pháp hôm thứ ba 4 tháng 10 đến thăm Đài Á Châu Tự Do.

RobertMenard150b.jpg
Ông Robert Menard, sáng lập viên và hiện là đương kiêm tổng thư ký RSF, tức Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới, trụ sở tại Paris. Photo coutersy of RSF

Mời quý vị theo dõi phần trình bày của ông về những hoạt động của RSF, về việc truy cập Internet tại Việt Nam, cũng như công cuộc vận động để yêu cầu Hà Nội trả tự do cho các nhân vật bị giam cầm chỉ vì phổ biến tài liệu dân chủ trên Internet. Bài tường thuật do phóng viên Đỗ Hiếu thực hiện sau đây.

Mở đầu buổi thảo luận, ông Robert Menard đã kể lại trong hoàn cảnh nào RSF ra đời. Ông cho biết RSF được thành lập vào năm 1985 tại một vùng phía Nam nước Pháp, nằm bên cạnh vùng Địa Trung Hải. Mục đích lúc ban đầu hoàn toàn khác hẳn tôn chỉ mà hiện giờ tổ chức đang theo đuổi.

Với một nhóm chỉ có 4 phóng viên lúc ấy, ông và các bạn muốn thực hiện những thiên phóng sự nói về các quốc gia mà ngành truyền thông không hề nhắc tới, hay dù có nói cũng chưa được đầy đủ.

Nhóm ông đã thực hiện liên tục vài trăm bài phóng sự nói về những quốc gia đó. Tuy nhiên thời gian sau nhóm của ông đã nghĩ rằng cần phải khuyến khích các nhà báo tại nước đó hoàn thành nhiệm vụ của họ tại chỗ.

Từ thuở ban đầu đến này RSF sau 20 năm hoạt động đã nhanh chóng phát triển ra 124 quốc gia trên tòan thế giới và hiện giờ nhiệm vụ chính của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới là tranh đấu cho nhân quyền và bảo vệ quyền tự do ngôn luận khắp mọi nơi.

Các chuyến viếng thăm Việt Nam

Việt Nam luôn ứng dụng những bài học và kinh nghiệm mà Bắc Kinh đã thực hiện đối với những người truy cập Internet, nhưng ông không tin rằng Hà Nội có đầy đủ khả năng và phương tiện để làm chuyện đó.

Nhắc lại một lần đến Việt Nam cách đây vài năm, khi tham dự hội nghị Pháp thoại tại Hà Nội, phái đoàn RSF được tận tình chăm sóc vì khi vừa mới đặt chân tới sân bay quốc tế Nội Bài, nhân viên an ninh đến chào hỏi thân thiện và báo là họ sẵn sàng giúp đỡ phái đoàn trong mọi dịch vụ cần thiết, nhất là khi cần phải di chuyển bất cứ chỗ nào trong suốt thời gian tham gia hội nghị.

Sau đó một khi đã tạm lo xong phần nơi ăn chốn ở, ông đã và các bạn đồng hành đã nghĩ làm sao cách đánh lừa tai mắt của công an. Và thừa lúc họ lơ là, ông và các bạn phóng ra đường nhảy vội ra chiếc taxi chờ sẵn trước khách sạn, nhờ người tái xe lái xe đi lanh quanh để có thể nhìn thấy tận mắt sự thật mà nhà nước không muốn cho người nước ngoài nhìn thấy.

Xe taxi chạy hàng km trong thủ đô Hà Nội và ra đến vùng ngoại ô. Nhờ số tiền tại lớn tặng cho tài xế, mà anh Biên đã đưa phái đoàn RSF đến những địa điểm dự tính và nhờ đó mà ông và các bạn thu lại hình ảnh thật của xã hội Việt Nam mà nhà nước muốn che dấu.

Ông kể lại là những băng video đó được giao cho người quen chuyển về Paris, cho nên lúc bị khám xét trước khi lên máy bay thì công an không tìm thấy bằng chứng gì. Ông nói là dĩ nhiên giới hữu trách Việt Nam không hài lòng về chuyến du hành bí mật đó.

Một lần khác đến Việt Nam, ông đã tìm đủ mọi cách để đến tận trại giam nơi ông Đoàn Viết Hoạt bị nhốt và rất may, nhờ một phép lạ, ông bất ngờ xông vào buồng giam và quay phim, chụp hình ông Hoạt, rồi sau đó đã mang phổ biến hình ảnh đó, khi quay về Pháp.

Việc kiểm soát Internet

Đáp câu hỏi là ông nghĩ sau về việc chánh quyền Hà Nội tìm đủ mọi cách để kiểm soát hay hạn chế người dân truy cập Internet, ông Robert Menard nói Việt Nam luôn ứng dụng những bài học và kinh nghiệm mà Bắc Kinh đã thực hiện đối với những người truy cập Internet, nhưng ông không tin rằng Hà Nội có đầy đủ khả năng và phương tiện để làm chuyện đó.

Theo các số liệu thì hiện nay bên Hoa Lục với trên 100 triệu người truy cập Internet hàng ngày thì nhà nước Trung Quốc phải huy động một lực lượng công an tin học từ 30 đến 50 ngàn người để theo dõi và ngăn chặn những gì mà họ cho là bất lợi cho chế độ.

RobertMenard150.jpg
Ông Robert Menard, sáng lập viên và hiện là đương kiêm tổng thư ký RSF, tức Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới, trụ sở tại Paris. Photo coutersy of RSF

Ở Việt Nam, số người dùng Internet chỉ tối đa là vài trăm ngàn thì nhà chức trách không làm sao dòm ngó được hết những web site hay email mà họ cho là phản động hay gây nguy hại cho an ninh quốc gia.

Vận động cho các nhà dân chủ còn bị ngồi tù

Kế đó, khi trả lời câu hỏi là RSF vận động ra sao để các nhân vật còn bị ngồi tù lâu năm chỉ vì họ phổ biến tài liệu dân chủ trên Internet như các ông Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn và Phạm Hồng Sơn, được sớm trả tự do.

Ông Robert Menard cho hay là RSF đang tích cực vận động với các cơ quan truyền thông quốc tế nỗi tiếng, với chính giới Hoa Kỳ, hãy đặc biệt quan tâm và bảo trợ cho từng trường hợp một thì mới có hiệu quả và tác dụng mạnh đối với Hà Nội.

Sau buổi thăm viếng đài Á Châu Tự Do, ông sẽ đến thượng viên Mỹ trong thủ đô Washington để trình bày vấn đề vừa nói.

Sau hết ông tâm tình là đến Việt Nam rất khó, nhưng muốn qua thăm Hoa Lục cũng không phải dể dàng gì.

Ông nói nếu xin phép sứ quán Trung Quốc ở Paris thì chắc chắn là sẽ bị họ từ chối, cho nên muốn vào Hoa Lục, ông bay qua Hồng Kông trước, rồi từ đó mới xin phép đến thăm Trung Quốc, và chỉ có cách đó mới thành công.