Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Quyết định cấm người nước ngoài buôn bán lẻ tại các chợ trên toàn quốc nước Nga – có hiệu lực ngày 1 tháng Tư tới- đã tác động thế nào đến hàng triệu người ngoại quốc trong đó có hàng chục ngàn người Việt Nam chạy chợ ở xứ này.
Trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, phóng viên Lan Hương, một cư dân lâu năm tại Nga, trình bày những diễn biến mới nhất vào khi chỉ còn hai ngày nữa thì qui định được áp dụng:
Lan Hương: Cho đến thời điểm này thì chính phủ Nga có vẻ do dự bởi họ thấy khó có thể thực hiện mục đích lúc ban đầu là tạo công ăn việc làm cho người Nga và ổn định thị trường lao động người nước ngoài.
Nói riêng về việc ổn định thị trường lao động người nước ngoài thì chừng như có những dấu hiệu tốt bởi vì những công ty sử dụng người nước ngoài cũng như người nhập cư từ các nước thuộc khối Liên Xô cũ đã tích cực đi làm giấy tờ. Nhưng mà người Nga thì hình như hoàn toàn không muốn chiếm lĩnh thị trường đứng bán hàng lẻ ở các khu chợ vừa lạnh vừa bụi vừa có thu nhập không mấy cao này.
Lại nữa, những nơi có nhiều lao động nước ngoài chẳng hạn như chợ Vòm, những khu chợ của người ngoại quốc trong đó có khu chợ của người Việt Nam thì hầu như chưa rục rịch hay gọi là có một sự tổ chức nào để làm giấy tờ hợp lệ cho tất cả những người buôn bán ở đây. Nguyên do thì nhiều nhưng chính nhất là cái chi phí làm giấy tờ hợp lệ để được kinh doanh ở đây thì rất là đắt.
Tâm trạng những người Việt buôn bán lẻ
Thanh Trúc: Riêng về tâm trạng của những người Việt buôn bán lẻ ở Moscow chị thấy đến lúc này họ tính thế nào?
Cho đến thời điểm này thì chính phủ Nga có vẻ do dự bởi họ thấy khó có thể thực hiện mục đích lúc ban đầu là tạo công ăn việc làm cho người Nga và ổn định thị trường lao động người nước ngoài.
Lan Hương: Tâm trạng chung của người Việt trong mấy tháng qua là hết sức hoang mang và chờ đợi. Một số người đã góp vốn và cao chạy xa bay về Việt Nam dịp Tết Nguyên Đán vừa rồi. Những ai không có vốn thì cố nán lại để chờ xem thời thế thay đổi ra làm sao.
Một số khác dự định sẽ đi các nước khác chẳng hạn như Ukraina, Belarus, hay nước cộng hoà nào đó có cơ hội làm ăn tốt hơn. Một số nữa không quen ai ở những nước lân cận thì tìm cách đến những tỉnh xa của Nga với hy vọng luật lệ vẫn có thể xê dịch được.
Tóm lại tâm lý của người Việt nói chung là vẫn chưa đến mức phải bỏ của chạy lấy người.
Thanh Trúc: Về người Việt ở Nga phải chăng có hai thành phần, một thành phần hợp pháp và một thành phần không có giấy đăng ký hộ khẩu, không có giấy phép lao động, phần lớn những người này chạy chợ tức là buôn bán lẻ?
Lan Hương: Đúng vậy. Trong số những người Việt ở nước Nga hiện nay thì vẫn còn nhiều người chưa có giấy tờ hợp lệ. Nhưng nếu bốn năm trước đây thì tỷ lệ người Việt bất hợp pháp lên tới sáu bảy mươi phần trăm.
Nay con số đấy chỉ còn khoảng mười mười lăm phần trăm mà thôi. Phần lớn đều đã đăng ký hộ khẩu và quyền lao động rất đàng hoàng. Tuy nhiên phải hiểu ở đây đàng hoàng là trong cái nghĩa mập mờ, nghĩa là người Việt đăng ký hộ khẩu vào một công ty ma thức tế thì lại đứng bán hàng ở một nơi không liên quan gì đến công ty mình đang ký hộ khẩu hết.
Về giấy tờ thì hợp lệ, trên thực tế thuộc về bản chất thì vẫn la không hợp lệ so với luật hiện nay. Luật hiện nay đưa ra hết sức chặc chẽ, một người đã đang ký hộ khẩu ở công ty nào thì chỉ được phép làm việc ở công ty đó mà thôi.
Cũng như bất cứ người lao động nước ngoài nào làm việc ở đâu thì công ty đó phải được nhà nước cho phép sử dụng người nước ngoài, nếu không sẽ bị phạt rất nặng.
Chính vì vậy để có thể hợp lệ toàn bộ người Việt ở Nga theo như luật của Mỹ hay Châu Âu, kiểm soát từ lúc người ta bước chân vào nước Nga cho đến lúc người ta rời nước Nga thì còn nhiều xáo động lắm và đòi hỏi một thời gian nữa thì người Việt mới có thể thích ứng kịp với những điều kiện hiện nay.
Đúng vậy. Trong số những người Việt ở nước Nga hiện nay thì vẫn còn nhiều người chưa có giấy tờ hợp lệ. Nhưng nếu bốn năm trước đây thì tỷ lệ người Việt bất hợp pháp lên tới sáu bảy mươi phần trăm.
Người bản xứ
Thanh Trúc: Thưa chị Lan Hương, chi có nghĩ rằng nếu như cấm người nước ngoài buôn bán lẻ tại các chợ Nga thì chính người bản xứ phải đi mua hàng đắt hơn trong các siêu thì bởi vì trên một bình diện nào đó người nước ngoài- trong đó có người chạy chợ Việt Nam - là đầu mối, là trung gian đem hàng có giá rẻ về bán ở Moscow và khắp nơi trên nước Nga ?
Lan Hương: Nếu ba bốn năm trước đây thì Lan Hương hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Nhưng vào thời điểm này thì tình hình nước Nga đã có rất nhiều thay đổi. Trong ba bốn năm qua hệ thống siêu thị của Nga đã phát triển với mức độ chóng mặt.
Giờ đây những mạng siêu thị của Nga đã có thể đưa ra mức gia hoàn toàn hợp lý cho người tiêu dùng. Tại những siêu thị của Nga giá cả thậm chí còn rẻ hơn trong các chợ của người Việt nữa. Còn đối với người tiêu dùng muốn có chất lượng hàng tốt hơn thì người ta vào siêu thị để mua chứ không cần mua ở chợ của người Việt Nam.
Chính vì vậy cho nên chỉ duy nhất trong một số ngành hàng nào đó, chẳng hạn chợ thực phẩm, khi mà ngăn cấm người nước ngoài kinh doanh thì người ta sẽ phải mua với một mức giá đắt hơn hoặc lá hàng hoá khan hiếm hơn một chút thì đầu năm nay chính quyền Moscow buộc lòng phải huỷ bỏ lệnh cấm người nước ngoài bán ở các chợ thực phẩm.
Bởi những chỗ người nước ngoài không đứng bán nữa thì người Nga cũng không muốn đứng vào để bán. Không ai muốn thế chỗ của họ cả. Còn trong những chợ quần áo thì cho đến nay có thể nói hàng hoá bị đắt lên do là người nước ngoài không đứng bán. Tuy nhiên điều này cũng làm cho tình hình người nước ngoài trở nên khó khăn hơn.
Chính quyền thành phố Moscow sẽ bị thất thu rất nhiều từ các khu chợ đó khi không có người nước ngoài đứng bán hàng dần dần đi đến chỗ phải đóng cửa, trong lúc người bản xứ không thích ra đấy để bán hàng.
Thanh Trúc: Cũng có tin nói rằng tại Moscow hai trung tâm thương mại do người Việt làm chủ là Togi và Asian có thể may mắn thì thoát khỏi quí định cấm người ngoại quốc buôn bán lẻ. Chị có nghe tin này không? Chị có thể giải thích như thế nào?
Lan Hương: Hiện ở Moscow có bốn khu chợ của người Việt làm chủ. Đó là Togi, Asian, Sông Hồng và Vôikốp. Bốn chợ này đều có chung một qui chế chứ không riêng gì cho Togi hay Asian. Nghĩa là nếu chính sách mà được áp dụng cho tất cả người Việt thì nó sẽ áp dụng cho chợ Togi và Asian.
Ngược lại nếu chính quyền Moscow hay chính phủ Nga nới rộng quí định về lao động nước ngoài thì chợ Togi chợ Asian cũng như tất cả các khu chợ còn lại cũng sẽ được hưởng sự nới rộng này.
Giờ đây những mạng siêu thị của Nga đã có thể đưa ra mức gia hoàn toàn hợp lý cho người tiêu dùng. Tại những siêu thị của Nga giá cả thậm chí còn rẻ hơn trong các chợ của người Việt nữa. Còn đối với người tiêu dùng muốn có chất lượng hàng tốt hơn thì người ta vào siêu thị để mua chứ không cần mua ở chợ của người Việt Nam.
Biện pháp sắp tới
Thanh Trúc: Hồi nãy chí có nói cho tới giờ phút này chính phủ Nga, đặc biết nhà cầm quyền ở thủ đô Moscow, có vẻ dùng dằng trước quyết định cấm người nước ngoài buôn bán lẻ trên toàn quốc bắt đầu 1 tháng Tư bởi thấy những phản ứng tiêu cực.
Là người sống ở Nga lâu và biết rõ tình hình bên đó, chí có thể dự kiến sắp tới chính phủ Nga có thể có quyết định hay là biện pháp tương đối dung hoà hay uyển chuyển hơn hay là như thế nào?
Lan Hương: Chính phủ Nga nhất định sẽ phải tìm cách quản lý cho được thị trường lao động nước ngoài chứ không thể để ở tình trạng không quản lý được như những năm vừa qua.
Họ sẽ rút kinh nghiệm của thời gian qua, từ những xáo động lớn nơi thị trường người nước ngoài và sẽ làm dần dần bắt đầu từ các tỉnh nơi mà việc kiểm soát dễ dàng hơn và đi dần dần lên tới Moscow, nơi thị trường người nước ngoài quá ư là phức tạp và rộng lớn.
Nếu cần họ sẽ quản lý chặc hơn nhưng không phải là một sớm một chiều như họ dự định. Vào thời gian sau ngày 1 tháng Tư, tại Moscow các chợ vẫn sẽ làm việc, người Việt cũng vẫn tiếp tục bán hàng.
Người ta sẽ chưa hỏi ngay chưa phạt ngay với mức tiền phạt đáng sợ như luật đưa ra. Nhưng mà họ sẽ dần dần siết lại để các khu chợ cũng như các cộng đồng người nước ngoài cómột thời gian chuẩn bị. Đến một khoản nào đó, một năm, hai năm nữa, những qui định sẽ được thực hiện như chính phủ muốn.
Thanh Trúc: Cảm ơn chị Lan Hương và bài phỏng vấn này.