Đảng Sam Rainsy bị cáo buộc kích động dân thưa kiện vấn đề cột mốc

Chủ tịch Ủy ban Biên giới Campuchia nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, hơn 200 người dân xã Đa, huyện Mê Mót, tỉnh Kampong Cham viết đơn thưa kiện cáo buộc Chính phủ Việt Nam cắm cột mốc lên đất dân là làm theo sự kích động của đại diện đảng Sam Rainsy ở tỉnh Kampong Cham.

0:00 / 0:00

Tuyên bố như vậy sau khi có 222 người dân Campuchia đồng ý lăn tay gửi thư kiện lên Ủy ban Biên giới nước này cáo buộc Việt Nam cắm cột mốc lấn vào lãnh thổ Campuchia. Người dân xã Đa, huyện Mê Mót đã gửi đơn cho Ủy ban này hôm 29/10 chính vì không hài lòng với việc cắm cột mốc biên giới tạm số 109 giữa biên giới Campuchia-Việt Nam.

Ông Var Kimhong cho Đài Á Châu Tự Do biết sáng ngày 13/11 rằng, một số dân viết đơn thưa kiện cáo buộc như vậy là làm theo lời kích động của đại diện đảng Sam Rainsy bởi vì Ủy ban Biên giới của hai quốc gia có đến đo đạt cột mốc tạm số 109 là có sự tham gia từ chính quyền địa phương, người dân chủ đất và thành viên Hội đồng xã từ phía đảng Sam Rainsy. Ông Var Kimhong đưa ra nhận định:

“Chúng ta chỉ xin diện tích đất 5 mét vuông để cắm cột mốc số 109. Nhưng lại có 200 người khởi kiện. Tôi hỏi, chỉ mất đất 5 mét vuông tại sao phải bị ảnh hưởng đến hơn 200 gia đình nếu như không có đại diện đảng Sam Rainsy tại xã Đa, huyện Mê Mót, tỉnh Kampong Cham kích động chống đối Chính phủ thì không thể nào có đến 200 người lăn tay viết đơn kiện như vậy.”

Cáo buộc vô căn cứ

sam-rainsy-srainsy-250.jpg
Ông Sam Rainsy cùng một số đồng bào campuchia ở xã Samrong, huyện Chanhtrea, tỉnh Svay Riêng đang nhổ cọc mốc biên giới Việt - Miên hồi thàng năm 2009. Courtesy samrainsyparty.org.

Liên quan đến việc cáo buộc thẳng thắn từ phía Chính phủ cũng như Chủ tịch Ủy ban Biên giới nước này, Dân biểu tỉnh Kampong Cham Mao Moni Vann, phía đảng Sam Rainsy cho rằng, đây là lời cáo buộc vô căn cứ.

Ông nói rằng, trước đây ông Var Kimhong từng cáo buộc đảng Sam Rainsy kích động dân biểu tình nhưng đảng Sam Rainsy thì không nghĩ như vậy bởi vì một xã hội Dân chủ, thì dân có hiểu biết. Khi họ thấy bị xâm lấn lãnh thổ thì đương nhiên họ đứng ra khiếu nại. Dân biểu Mao Moni Vann nói:

“Thực tế, họ chỉ cắm cột mốc lên diện tích đất 5 mét vuông nhưng chẳng khác gì cắm hàng rào nhà. Khi tính từ cột mốc về phía Việt Nam thì đó sẽ là đất Việt Nam. Còn từ cột mốc về phía Campuchia thì của Campuchia. Thế nhưng phần đất được tính từ cột mốc đến đất Việt Nam, nếu chúng ta so sánh đường biên giới cũ và theo lời khẳng định của dân thì có nơi bị lấn 100 mét và cũng có nơi 200 mét.”

Ông Mao Moni Vann nói rằng, đây không phải lần thứ nhất mà ông Var Kimhong chụp mũ đảng đối lập kích động dân. Nhưng sự thật, người dân Campuchia nhìn thấy tận mắt và hiểu vấn đề biên giới.

Ông còn cho biết, trước đây ba lãnh đạo cấp cao của đảng Nhân dân Campuchia viết thư gửi Quốc Vương nói không có dân bị mất đất ở khu vực giáp biên giới, thế nhưng thực tế đất của dân ở tỉnh Takeo, tỉnh Svay Riêng và tỉnh Kampong Cham, lần lượt bị lấn vào. Đặc biệt là ở khu vực gần nhà Chủ tịch Quốc hội đã bị Việt Nam chiếm lấy hết 3 xã.

Ông Mao Moni Vann nói rằng, đây không phải lần thứ nhất mà ông Var Kimhong chụp mũ đảng đối lập kích động dân. Nhưng sự thật, người dân Campuchia nhìn thấy tận mắt và hiểu vấn đề biên giới.

Đơn thưa kiện của 222 người dân xã Đa, huyện Mê Mót ghi rằng, ngày 27 tháng 10 năm 2010 Chính phủ Việt Nam đã cắm cột mốc lấn vào lãnh thổ Campuchia cho nên người dân chủ ruộng, chủ vườn đào đề nghị Chủ tịch Ủy ban Biên giới Campuchia Var Kimhong giúp giải quyết vấn đề biên giới và tìm công chính cho dân.

Đơn thưa kiện đó, người dân xã Đa cũng sao chép gửi cho Dân biểu tỉnh Kampong Cham ông Mao Moni Vann bên đảng Sam Rainsy hôm ngày 29/10, nhưng giới báo chí mới nhận được hôm 13/11. Ông Mao Moni Vann khẳng định với Đài Á Châu Tự Do rằng, ông đã nhận được đơn thưa kiện trên. Ông cùng với Dân biểu khác thuộc đảng Sam Rainsy sẽ viết thư gửi Chính phủ để hỏi về vấn đề này.

Thế nhưng, ông Var Kimhong khẳng định rằng ông chưa nhận được đơn thưa kiện của dân. Ông còn cho biết, nếu đại diện đảng đối lập hay tổ chức phi chính phủ đến phá hoại cột mốc đó thì sẽ bị kiện lên Tòa. Ông còn khẳng định, hiện nay có 7 nhóm chuyên viên kỹ thuật đang hoạt động công việc cắm cột mốc chứ không ngưng bởi hành động phá hoại và cản trở của đảng Sam Rainsy.

Theo dòng thời sự: