Kết thúc 3 ngày hội nghị SEAPA về Cuộc Đấu tranh cho Internet

Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Vào lúc kết thúc 3 ngày hội nghị về tự do bày tỏ cảm tưởng trên không gian điện toán ở khu vực Á Châu, do Liên minh Báo chí Đông Nam Á SAEPA tổ chức ở Manila, Philippines, ông Roby Alampay, giám đốc điều hành SEAPA, nhận xét về sự đóng góp của hội nghị cho sự cải thiện tình hình Internet trong khu vực nói chung, và Việt Nam nói riêng.

InternetPolice150.jpg

Qua cuộc phỏng vấn do Thanh Quang thực hiện từ Manlia, ông Roby trước hết cho biết cảm tưởng về diễn tiến của hội nghị.

Ông Roby nói rằng trước hết ông bày tỏ hài lòng vì hội nghị đã diễn ra thành công, khi khoảng 80 đại biểu từ 16 nước ở Châu Á tới tham dự. Đó là chưa kể một số diễn giả đến từ Nam Mỹ.

Theo ông Roby thì số tham dự viên này bao gồm ký‎ giả, nhà văn, luật sư, bác sĩ, những người cung cấp tin tức, bình luân trên mạng…Tất cả đều quan ngại rằng tự do bày tỏ cảm tưởng qua Internet, nhất là ở khu vực Á Châu, bị giới cầm quyền hạn chế.

Khi được hỏi rằng như vậy hội nghị lần này có thể giúp cải thiện ra sao cho tự do bày tỏ cảm tưởng qua mạng tại khu vực Á Châu, giam đốc Liên minh Báo chí Đông Nam Á SEAPA nhận xét rằng bài học căn bản mà mọi người rút tỉa được từ vấn đề Internet là càng quy tụ, liên kết và củng cố số người sử dụng Internet, thì cộng đồng này càng vững mạnh. Và mối quan hệ của họ qua mạng càng chặt chẽ hơn.

Theo ông Roby, trong tinh thần đó, các đại biểu đã tề tựu tại hội nghị lần này để bàn thảo về tự do bày tỏ cảm tưởng, thảo luận về Internet, tìm phương cách ứng phó với những biện pháp hạn chế Internet của giới cầm quyền, cũng như ra sức tìm giải pháp cho vấn đề Internet.

Vẫn theo giám đốc điều hành Liên minh Báo chí Ðông Nam Á SEAPA, thì chắc chắn là các đại biểu tham dự hội nghị cùng học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm về phương cách bảo vệ, củng cố Internet, để sau cùng, có thể làm chủ được phương tiện truyền thông hiệu quả này.

Liên quan Việt Nam, giám đốc điều hành SEAPA nhận xét điều quan trọng là có một số tham dự viên người Việt, kể cả một diễn giả, hiện diện tại hội nghị Internet lần này. Vì thế giới rất muốn biết những gì diễn ra tại Việt Nam. Theo ông Roby thì các đại biểu nước ngoài tham dự hội nghị đã bày tỏ ngạc nhiên khi biết rằng nhà nước Việt Nam tìm cách kiểm soat Internet ngày càng chặt chẽ hơn.

Ông Roby lưu ‎ y rằng tại khu vực Châu Á, có nhiều chính thể tìm cách kiểm soát Internet, ngăn chận những thông tin mà giới cầm quyền nghĩ là gây bất lợi cho họ.

Do đó, theo ông Roby, hội nghị lần này có tầm mức quan trọng, đặc biệt là số đại biểu do SEAPA mời đã đến tham dự đông đủ.

Liên quan Việt Nam, giám đốc điều hành SEAPA nhận xét điều quan trọng là có một số tham dự viên người Việt, kể cả một diễn giả, hiện diện tại hội nghị Internet lần này. Vì thế giới rất muốn biết những gì diễn ra tại Việt Nam. Theo ông Roby thì các đại biểu nước ngoài tham dự hội nghị đã bày tỏ ngạc nhiên khi biết rằng nhà nước Việt Nam tìm cách kiểm soat Internet ngày càng chặt chẽ hơn.

Các Websites ở Việt Nam bị theo dõi, kiểm duyệt. Ông Roby nói thêm rằng những đại biểu mà ông tiếp xúc cho biết họ rất quan ngại về hành động kiểm soát, hạn chế tự do bày tỏ cảm tưởng trên Internet tiếp diễn tại Việt Nam. Và đây là điều mà cộng đồng sử dụng Internet muốn biết rõ.

Đồng thời, theo ông Roby, thì các đại biểu được biết người dân tại Việt Nam không chấp nhận hành động kiểm soát Internet của giới cầm quyền, mặc dù họ vẫn có thể xoay sở để tiếp cận các website từ bên ngoài, và biết được công luận bên ngoài phản ứng như thế nào về tình hình trong nước.

Sau cùng, giám đốc điều hành Roby Alampay của Liên minh Báo chí Ðông Nam Á nhấn mạnh rằng nếu không có Internet, thế giới bên ngoài khó mà biết nhiều chi tiết về thực trạng Việt Nam vốn bị nhà cầm quyền bưng bít.

Thanh Quang tường thuật từ Manila, Philippines.

Theo dòng câu chuyện

- Hội nghị SEAPA về Cuộc Đấu tranh cho Internet

- Hội nghị “Tự do bày tỏ cảm tưởng trên không gian điện toán ở Á Châu”