Báo Úc nêu đích danh ông Lê Đức Thúy nhận hối lộ

Tờ báo The Age của Úc loan tin công ty Securency đã hối lộ cho con trai của Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam để thắng hợp đồng in tiền polymer cho Việt Nam. Mặc Lâm phỏng vấn nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney để biết thêm chi tiết.

0:00 / 0:00

Vụ hối lộ quan chức VN lại bùng nổ ở Úc


Mặc Lâm:

Tờ báo The Age vừa tung ra một tin mới về vụ hối lộ in tiền polymer mà Việt Nam bị cho là có dính líu trực tiếp, xin anh cho biết thêm chi tiết về dư luận của báo chí Úc trước vụ này ra sao?


Lưu Tường Quang:

Trên tờ báo The Age ở Melbourne và tờ báo Sydney Morning Herald ở Sydney từ tháng 5 năm 2009 cho tới bây giờ tức là một khoảng thời gian khá dài, nhưng mới ngày hôm qua thì hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker đã đưa ra cáo buộc rất mới mà lần này cái cáo buộc tham nhũng này nó liên hệ trực tiếp tới ông Lê Đức Thúy nguyên Thống đốc Ngân Hàng nhà Nước Việt Nam từ năm 1999 cho tới năm 2007.

Mới ngày hôm qua thì hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker đã đưa ra cáo buộc rất mới mà lần này cái cáo buộc tham nhũng này nó liên hệ trực tiếp tới ông Lê Đức Thúy nguyên Thống đốc Ngân Hàng nhà Nước Việt Nam từ năm 1999 cho tới năm 2007

Nhà báo Lưu Tùng Quang, Australia

Trong cáo buộc này nêu đích danh ông Lê Đức Thúy và cho rằng ông Thúy nhận tiền từ quỹ đen của Securency để trả tiền học cho con ông Thúy theo học tại một viện đại học bên Anh Quốc.

Điều này là một điều mới mẻ và đây cũng là lần đầu tiên mà những vần đề liên hệ tới Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam làm hai ký giả Úc và tờ báo The Age đã nêu đích danh ông Lê Đức Thúy. Trước đây ông này đã được nhắc tới nhiều lần nhưng chỉ nhắc tới trong cái khung cảnh ông Lương Ngọc Anh và ông Lê Đức Ninh là con trai của ông Thúy, là hai người làm việc dưới chức

Tiên đồng polymer. RFA file
Tiên đồng polymer. RFA file (RFA file)

vụ Tổng giám đốc và giám đốc trong công ty phát triển Công Nghệ Việt Nam gọi tắt là CFTD.

Con trai ôngThúy có liên hệ môi giới cho Securency của Úc cho nên trong quá khứ thì ông Lê Đức Thúy đã được nêu lên như một người có thể có những liên hệ gián tiếp chấp thuận cho công ty Securency được cái hợp đồng in tiền polymer cho Việt nam.

Trong quá khứ thì ông Lê Đức Thúy đã được nêu lên như một người có thể có những liên hệ gián tiếp chấp thuận cho công ty Securency được cái hợp đồng in tiền polymer cho Việt nam. Bây giờ chính ông Lê Đức Thúy bị nêu đích danh đã nhận hôi lộ cho nên quan trọng là ở chỗ đó.<br/>

Bây giờ chính ông Lê Đức Thúy bị nêu đích danh đã nhận hôi lộ cho nên quan trọng là ở chỗ đó.

Sự im lặng khó hiểu của Securency và Việt Nam


Mặc Lâm:

Thưa anh sau khi bài báo phát hành thì ban giám đốc của công ty Securency có phản ứng như thế nào? Họ có họp báo phủ nhận hay đưa ra những bằng chứng gì để chống lại những cáo buộc này hay không?


Lưu Tường Quang:

Thưa anh theo tờ báo The Age thì ngày hôm qua thì Securency đã không chính thức lên tiếng và cũng tờ báo này theo một cách riêng, thầm lặng công ty Securency đã cải chính là không làm việc này. Tôi không hiểu lý do tại sao mà họ không cải chính một cách chính thức. Có lẽ Securency đã và đang được cảnh sát liên bang Úc điều tra vì lý do đó nên họ không công bố một cách công khai.

Tuy rằng hãy còn sớm để có thể có một cái nhìn rõ rệt tương đối chính xác nhưng mà sự im lặng của Securency cũng như sự im lặng cho tới ngày hôm nay của ông Lê Đức Thúy và của Việt Nam là một điều có thể là khó hiểu.<br/>

Không có nghĩa là họ đã phạm tội hoặc là họ không phạm tội vì những cáo buộc này phải được chứng minh trước tòa án. Nhật báo The Age và hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker thì họ có nhiều cố vấn luật pháp và tờ The Age cũng như tờ Sydney Morning Herald sẽ không phổ biến vụ này nếu họ không có bằng chứng công khai hoặc không có những cố vấn chi tiết về phương diện pháp lý từ những luật sư của họ. Vì lý do này tôi cho rằng Nick McKenzie và Richard Baker đã có trong tay nhiều bằng chứng.

Trong quá khứ họ đã có nhiều bằng chứng và họ đã chuyển những bằng chứng đó đến cảnh sát liên bang Úc để mở cuộc điều tra. Tuy rằng hãy còn sớm để có thể có một cái nhìn rõ rệt tương đối chính xác nhưng mà sự im lặng của Securency cũng như sự im lặng cho tới ngày hôm nay của ông Lê Đức Thúy và của Việt Nam là một điều có thể là khó hiểu.

Trong xã hội dân sự có những cơ quan truyền thông độc lập thì những người bị tố cáo nêu dích danh thường thường có quyền trả lời. Thế nhưng tại Việt Nam cho tới bây giờ, chính quyền cũng như những cá nhân như ông Lê Đức Anh, Lê Ngọc Minh và ông Lê Đức Thúy đều im lặng.<br/>

Trong xã hội dân sự có những cơ quan truyền thông độc lập thì những người bị tố cáo nêu dích danh thường thường có quyền trả lời. Thế nhưng tại Việt Nam cho tới bây giờ, chính quyền cũng như những cá nhân như ông Lương Ngọc Anh, Lê Đức Ninh và ông Lê Đức Thúy đều im lặng. Những thái độ đó có thể có lý do nhưng tôi không nghĩ rằng cái lý do đó sẽ tồn tại mãi mãi. Đến một lúc nào đó thì những cáo buộc này sẽ được chứng minh trước tòa án.


Mặc Lâm:

Trong trường hợp Việt Nam từ chối hợp tác với Úc thì nước này sẽ viện dẫn vào đâu để thuyết phục thưa anh?


Lưu Tường Quang:

Chúng ta cũng nên nhớ rằng Úc cũng như Việt Nam đã ký vào Công ước chống tội phạm, chống tham nhũng trong thương mại cho nên vì lý do đó chẳng những Úc điều tra mà chính Việt Nam cũng phải điều tra nữa.


Mặc Lâm:

Theo tin tức thì Malaysia đã từng hợp tác với Úc trong cuộc điều tra công ty Securency vì công ty này cũng in tiền polymer cho Malaysia, theo anh thì Việt Nam có nên tuân theo thông lệ quốc tế này hay không?


Lưu Tường Quang:

Hồi tháng 10 năm 2010 cảnh sát liên bang Úc đã hợp tác với Ủy ban Chống tham nhũng của Malaysia và

Tiền polymer. RFA file
Tiền polymer. RFA file (RFA file)

cảnh sát của Anh quốc đã mở cuộc điều tra bố ráp tại Melbourne, Kuala Lumpur, London và hợp tác với cả Madrid Tây Ban Nha nữa để tìm bằng chứng.

Malaysia, thành viên của ASEAN cũng như Việt Nam, cũng có những liên hệ với Securency và nhờ công ty này in tiền polyme như Việt Nam, thì tại sao Malaysia lại có phản ứng tích cực hợp tác với cảnh sát Úc để tìm những thủ phạm mà Việt Nam cũng trong tình trạng tương tự như vậy lại hoàn toàn im lặng không có hành động gì cụ thể.<br/>

Một quốc gia như Malaysia, thành viên của ASEAN cũng như Việt Nam, cũng có những liên hệ với Securency và nhờ công ty này in tiền polyme như Việt Nam, thì tại sao Malaysia lại có phản ứng tích cực hợp tác với cảnh sát Úc để tìm những thủ phạm mà Việt Nam cũng trong tình trạng tương tự như vậy lại hoàn toàn im lặng không có hành động gì cụ thể.

Vụ tai tiếng ODA của Nhật và vụ tiền Polymer của Úc

Mặc Lâm:

Việt Nam đã từng có một vụ án liên quan đến nước ngoài là vụ CPI tức vụ công ty tư vấn Thái Bình Dương hối lộ để thắng gói thầu trong dự án đại lộ Đông Tây mà kết quả là Huỳnh Ngọc Sĩ lãnh án chung thân. Theo anh thì Securency của Úc và tham nhũng ODA của Nhật có thể giải quyết giống nhau hay không? Và nếu không thì tại sao?


Lưu Tường Quang:

Đây là câu hỏi rất hay, nêu ra hai trường hợp để chúng ta có thể so sánh, tuy nhiên tôi có thể phân biệt như thế này. Về vấn đề liên quan tới Nhật tới ODA tham nhũng trực tiếp tới số tiền người đóng thuế Nhật Bản do chính nhân dân Nhật viện trợ cho Việt Nam. Đấy là một sự liên hệ chính thức giữa chính phủ với chính phủ.

Securency trên nguyên tắc là một công ty tư, không phải là một công ty của chính phủ theo cái nghĩa đây hoàn toàn là vấn đề thương mại cho nên vì lý do đó nên có sự khác biệt rõ rệt về vụ tham nhũng liên hệ đến số tiền viện trợ của Nhật. Do đó cái áp lực từ chính phủ Úc sẽ không mạnh mẽ bằng áp lực của chính phủ Nhật đối với Việt Nam<br/>

Securency tuy là một công ty con của ngân hàng trữ kim Úc nhưng Securency trên nguyên tắc là một công ty tư, không phải là một công ty của chính phủ theo cái nghĩa đây hoàn toàn là vấn đề thương mại cho nên vì lý do đó nên có sự khác biệt rõ rệt về vụ tham nhũng liên hệ đến số tiền viện trợ của Nhật. Do đó cái áp lực từ chính phủ Úc sẽ không mạnh mẽ bằng áp lực của chính phủ Nhật đối với Việt Nam.


Mặc Lâm:

Nếu không còn cách nào thuyết phục, chính phủ Úc có thể áp lực chính phủ Việt Nam phải nhập cuộc bằng ngoại giao thay vì luật pháp, theo anh thì khả năng này có thể xảy ra hay không?


Lưu Tường Quang:

Trong trường hợp chính phủ Úc muốn làm áp lực với Việt Nam thì chính phủ Úc có thể áp lực trên căn bản cả hai đều là thành viên của công ước chống tham nhũng, chống hối lộ. Điểm thứ hai là Úc và Việt Nam có những quan hệ song phương khá tốt đẹp. Chúng ta còn nhớ trong thời kỳ cấm vận của Hoa Kỳ thì chính Úc đã vận động Hoa Kỳ một cách tích cực để cho Hoa Kỳ thay đổi chính sách khi liên hệ với Việt Nam.

Securency trên nguyên tắc là một công ty tư, không phải là một công ty của chính phủ theo cái nghĩa đây hoàn toàn là vấn đề thương mại cho nên vì lý do đó nên có sự khác biệt rõ rệt về vụ tham nhũng liên hệ đến số tiền viện trợ của Nhật. Do đó cái áp lực từ chính phủ Úc sẽ không mạnh mẽ bằng áp lực của chính phủ Nhật đối với Việt Nam<br/>


Mặc Lâm:

Anh có nghĩ là còn một con đường nào khác có thể giúp cho nước Úc tiếp cận, điều tra và truy tố người nhận hối lộ mãi tận Việt Nam khi mà hàng rào che chắn cho quan chức tham nhũng được xem là kiên cố nhất thế giới vẫn tỏ ra vô cùng hiệu quả thưa anh?



Lưu Tường Quang:

Cho tới giờ phút này vấn đề tham nhũng liên hệ tới Securency, liên hệ tới ông Lê Đức Thúy nguyên thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Lê Đức Ninh con trai Lê Đức Thúy và tới ông Lương Ngọc Anh mà đựơc người ta coi là đại diện cho bộ Công an là những vấn đề mà Úc đã theo dõi trên căn bản chuyên môn của cảnh sát liên bang chưa phải là cuộc điều tra của quốc hội, một cuộc điều tra tư pháp chính thức, tôi nghĩ trong tương lai không xa chính phủ úc sẽ yêu cầu công an Việt Nam giúp tìm kiếm thêm những tài liệu hay phỏng vấn những nhân vật cần điều tra.

Chúng ta còn nhớ rằng hồi đầu năm 2010 Úc và Việt Nam đã khánh thành trung tâm gọi là Trung tâm Hợp tác Điều tra tội phạm xuyên quốc gia trụ sở tại Sài Gòn cho nên tôi nghĩ đây có thể là một phương thức có thể giúp hai bên hợp tác trong vấn đề điều tra này. Tất nhiên việc công an Việt Nam điều tra chính xác khách quan nó có thể bảo đảm hay không là một vần đề khác.


Mặc Lâm:

Xin cám ơn nhà báo Lưu Tường Quang về thời gian anh dành cho chúng tôi ngày hôm nay.

Theo dòng thời sự: