Hội luận trong ngoài nước về hiện tình ngành tư pháp Việt Nam (phần 3)

Trà Mi, phóng viên đài RFA

VietnamLawGaphic200.jpg
RFA Graphic

Trong hai chương trình trước, quý vị đã nghe cuộc hội luận của hai chuyên gia kỳ cựu trong và ngoài nước là luật sư Trần Lâm ở Hải Phòng và luật sư Trần Thanh Hiệp từ Pháp, xoay quanh các nghịch lý trong nền pháp lý Việt Nam và vai trò hạn chế của người luật sư trong việc bảo vệ người dân trứơc những sai phạm của cơ quan công quyền.

Làm thế nào để Việt Nam có thể nâng tầm hệ thống pháp luật hầu hội nhập với xu hướng toàn cầu và thu hẹp khoảng cách với thế giới?

Bạn nghĩ gì về ý kiến này? Xin email về Vietweb@rfa.org. Hoặc tham gia vào Diễn Đàn RFA .

Mời quý vị theo dõi phần cuối cuộc trao đổi giữa Trà Mi với luật sư Trần Lâm, nguyên Chánh án Tòa Án Nhân dân Tối cao, cũng là một trong số rất ít những luật sư đang tham gia bào chữa các vụ án chính trị trong nước; và luật sư Trần Thanh Hiệp, cựu luật sư các toà Thựơng thẩm ở Sài Gòn cũng như tại Paris, hiện là Chủ tịch Trung tâm Việt Nam về nhân quyền, tác giả của nhiều bài nghiên cứu về nhà nước pháp quyền-pháp trị.

Trước tiên là đề nghị của luật sư Hiệp.

LS Trần Thanh Hiệp: Một cách đơn giản là chế độ đó phải thay đổi hệ thống luật pháp của mình và chuyển sang nhập nội những quy phạm của luật quốc tế về nhân quyền mà chế độ đã tham gia từ năm 1982, thì đương nhiên khi thay đổi luật pháp thì

LS Trần Lâm: Thì thay đổi chế độ chứ còn gì nữa. Thế ta gọi là thay đổi chế độ chứ còn gì nữa!

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Cái chuyện thay đổi chế độ đâu có phải là cái chuyện trời sập. Nếu chế độ không thích hợp với thời đại, không giải quyết được cuộc sống văn minh thì phải thay đổi. Càng ngày ta càng thấy rõ sự cần thiết phải thay đổi hệ thống luật pháp, phải thay đổi cái trật tự chính trị pháp lý tại Việt Nam

Trà Mi: Vâng. Nhiều người bức xúc rằng tại sao có những sự thay đổi cần thiết chỉ thấy ở những quốc gia tiền bộ trên thế giới mà không thể xuất hiện tại Việt Nam?

LS Trần Lâm: Vì cái gì? Cái gốc nào đẻ ra những chuyện đó? Bây giờ trên thế giới người ta theo chế độ dân chủ, đa nguyên đa đảng, và người ta thực hiện tam quyền phân lập, nên mới có những chuyện như cô đang hỏi. Thế còn ở Việt Nam người ta mới có chính quyền được mấy chục năm thôi mà người Việt Nam thì chưa lúc nào được sống dưới chế độ dân chủ - một thứ dân chủ thực sự.

Một dân tộc chưa có tập quán dân chủ của Châu Âu thế thì bây giờ ta cứ ghè nó thì nó không làm sao nó giải thoát được. Đấy là cái gốc, là người dân chưa hề có một ngày được hưởng dân chủ mà lại bị một đảng cầm quyền, một đảng quyết định, thì tức là độc tài. Thế thì bây giờ ta cứ mang cái dân chủ của Châu Âu, của Châu Mỹ vào cái dân chủ lạc hậu của Việt Nam kèm theo cái đảng trị như thế, thì thật là một trời một vực.

Hiện nay ở Việt Nam quyền hành pháp, tư pháp, lập pháp thì bị tập trung trong tay một đảng thôi. Ngay ở địa phương, một cấp uỷ đảng còn can thiệp vào các vụ án -không phải can thiệp vào việc xây dựng pháp luật- mà họ can thiệp vào cái việc "thằng này xử nặng hay xử nhẹ", đến cái mức như thế kia mà! Gốc của nó là như thế.

Bây giờ cô hỏi sao lại như thế này, sao lại như thế kia. Đề nghị Bác Hiệp và cô cũng thông cảm cho tình hình của đất nước nó ở trong tình trạng như thế để chúng ta rộng tầm suy nghĩ, để đừng lấy gì làm lạ. Chẳng hạn như tôi nói Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài thì các anh không thể kết tội ở một điểm nào cả. Đấy, luật sư ở Việt Nam ngày hôm nay đã viết trên giấy tờ hẳn hoi cho toà án rằng anh sai hoàn toàn, thì bào với Bác là làm đến thế chứ còn đựoc hơn gì nữa.

(xin theo dõi toàn bộ cuộc hội luận trong phần âm thanh phía trên)

Theo dòng câu chuyện:

- Hội luận trong ngoài nước về hiện tình ngành tư pháp Việt Nam (phần 1)

- Hội luận trong ngoài nước về hiện tình ngành tư pháp Việt Nam (phần 2)