Trường Văn, tường trình từ Bangkok
Sau khi các trại tị nạn của người Việt Nam, Campuchia và Lào tại Thái Lan đóng cửa vào năm 1997, một số người Việt tại các trại này, không vượt qua được các cuộc thanh lọc của Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc để đi định cư tại một nước thứ ba đã phải trốn ra ckhỏi các trại này để khỏi bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam.
Tình trạng hiện nay của những người này ra sao, ai giúp đỡ họ và tương lai của họ ra sao. Xin mời quý thính giả theo dõi phần tường trình sau đây của Trường Văn.
Linh mục Peter Namwong
Người sớm đến tiếp xúc với các thuyền nhân Việt Nam sinh sống tại các trại tị nạn Thái Lan là Linh Mục Peter Pra yoon Namwong thuộc giáo phận Nakon Ratchasima, cách Bangkok 259 kilômét về phía Bắc.
Linh mục Peter Namwong nói được tiếng Việt nhưng không trôi chảy lắm. Tổ tiên Linh mục từ Việt Nam qua Thái cách đây khỏang 300 năm duới thời các Vua nhà Nguyễn bách hại các giáo dân Thiên Chúa Giáo. Do đó Linh Mục rất quan tâm đến những gì xảy ra tại Việt Nam:
Sau năm 1975, khi biết có một số đông người Việt đến các trại tị nạn tại Thái Lan, Linh mục Peter Namwong đã đến các trại này để giúp đỡ các giáo dân về mặt vật chất lẫn tinh thần. Vào tháng 6 năm 1996, bắt đầu chương trình cưỡng bách hồi hương về Việt Nam thì có một số ngừơi Việt trốn ra khỏi trại và sống lang thang trên đất Thái. Lúc bấy giờ, Linh mục Peter Namwong bắt đâu giúp đỡ cho những người này.
Ông cho biết: "Cha phải tìm chỗ ở, đưa những người đó đi làm việc tại những người quen, những con chiên của Cha."
Đi ra không biết làm gì cả, tối ngủ ở nhà thờ, ban ngày đi lượm đồ phế thải bán. Sau đó nhờ Cha Peter Namwong giúp cho làm việc tại nhà thờ. Bị bắt nhiều lần, sống như con chuột. Ở nhà không dám đi đâu cả. Nhưng thà chết ở đất tự do còn hơn chết trên đất xã hội chủ nghĩa.
Để có tiền giúp đỡ những người Việt Nam sống bất hợp pháp, Linh Mục Peter Namwong có sang Mỹ vận động, xin tiền của giáo phận và bỏ tiền túi của mình. "Trước 1998 Cha cũng đi Mỹ một lần, có người cho 200. 100 đô, không có nhiều. Cũng phải xin tiền giáo phận và nhiều khi phải bỏ tiền túi ra."
Thà chết ở đất tự do
Những người Việt sống bất hợp pháp tại Thái Lan mỗi người dều có một hoàn cảnh riêng. Một cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 năm nay 73 tuổi cho biết:
“Đi ra không biết làm gì cả, tối ngủ ở nhà thờ, ban ngày đi lượm đồ phế thải bán. Sau đó nhờ Cha Peter Namwong giúp cho làm việc tại nhà thờ. Bị bắt nhiều lần, sống như con chuột. Ở nhà không dám đi đâu cả. Nhưng thà chết ở đất tự do còn hơn chết trên đất xã hội chủ nghĩa.”
Một người khác cũng kể lại hoàn cảnh bi đát của mình: "Khi biết có việc cưỡng bách về Việt Nam đã đâm bụng tự sát nhưng không chết. Bị bắt nhiều lần, mất hết cả giấy tờ. Làm các việc như cắt cỏ. làm vườn, họ trả bao nhiêu trả, có chuyện xích mích gì thì họ gọi cảnh sát bắt."
Ngày Chủ nhật 24 tháng 9 vừa qua, Luật sư Trịnh Hội và ngừơi phụ tá là Luật sư Thùy Dương từ Phi Luật Tân sang đã gặp gỡ với những người Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan cùng với Linh mục Peter Namwong để rà soát lại một lần chót hồ sơ của khỏang 75 người tị nạn mà Linh mục Peter Namwong tìm ra được.
Sắp tới đây, Luật sư Trịnh Hội sẽ mang toàn bộ các hồ sơ này về Mỹ trao cho Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ để nhờ can thiệp như trước đây Luật sư Trịnh Hội đã làm cho các thuyền nhân Việt Nam ở Phi Luật Tân.
Thông tin trên mạng
Thailand - The Vietnamese