Trường Văn, phóng viên đài RFA
Dự án Cao su Tiểu điền do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn làm chủ đầu tư được triển khai tại 12 tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Nông dân tham gia dự án đựơc vay vốn dài hạn từ 18 đến 28 năm trong đó 8 năm đầu để xây dựng cơ bản không phải trả lãi. Nông dân cũng chỉ trả nợ chính từ khi cao su được khai thác.
Với những ưu đãi này và được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, hàng ngàn hộ nông dân đã cầm thế nhà cửa của mình để vay vốn ngân hàng.
Tuy nhiên do lục độ nội bộ giữa các ban ngành liên quan, ngân hàng nhà nước đình chỉ việc cho dân vay để tiếp tục chăm sóc cây cao su. Hậu quả là có nhiều hécta cây cao su bị bỏ mặc không được chăm sóc hoặc nếu có cũng không đủ bón phân hoặc làm cỏ đúng mức. Một số hộ nông dân lâm vào tình cảnh khốn cùng.
Xin mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi sau đây giữa Trường văn và một hộ nông dân tham gia chương trình cao su tiểu điền tại huyện Đắc R’Lấp, tỉnh Đắclắc.
Hỏi: Thưa bà, xin bà cho biết tiến trình tham gia dự án cao su tiểu điền như thế nào?
Đáp: Giao sổ đỏ cho ngân hàng để được vay tiền. Mỗi năm ngân hàng cho vay một ít chứ không phải cho vay một cục.
Hỏi: Ngân hàng nhà nước cho tới nay có còn tiếp tục cho bà vay hay không?
Đáp: Đã chấm dứt cho vay lâu rồi, phải trồng cây khoai lang để lấy ngắn nuôi dài
Hỏi: Bà được giao lọai đất nào để trồng cây cao su? Việc chăm bón ra sao, có nhiều thuận lợi không?
Đáp: Được giao đồi trọc để trồng cây cao su. Ngân hàng không cho vay nên không có tiền mua phân bón chăm sóc cho cây
Hỏi: Bà hy vọng thu họach mũ như thế nào? Nếu thất bại thì sao?
Đáp: Mũ cao su có lẻ thu họach kém vì cao su trồng trên đồi trọc. Hy vọng còn giữ được đất của mình.
Trường Văn: Chân thành cám ơn bà.