Một lít xăng đưa từ Việt Nam sang đất Campuchia có thể kiếm lời mấy ngàn đồng. Đó là lý do dẫn đến hoạt động tuồn xăng dầu ngày đêm, bằng đủ các loại phương tiện từ những vùng đất có chung đường biên giới với Kampuchia như như Tây Ninh, Châu Đốc, Long An, Tịnh Biên, Mộc Bài, Vĩnh Tế….
Chênh lệch giá giữa địa phương là nguyên nhân chính
Các lực lượng chống buôn lậu cho biết dân chúng sống gần khu vực tuyến biên giới Việt- Khmer, hàng ngày đều mua vài lít xăng mang về nhà dự trữ. Họ chờ đến lúc gặp thời cơ thuận tiện sẽ vận chuyển sang bên kia Xứ Chùa Tháp bằng đủ loại phương tiện như xe đạp, xe gắn máy, ghe, đò, xuồng, vác bộ băng đồng ruộng, ngâm mình dưới sông nước, dùng lục bình che khuất, bơi qua sông, giao hàng kiếm tiền.
Đối với các đường giây buôn lậu lớn có tổ chức, nhiều vốn liếng, đông nhân lực, họ sử dụng các kiểu xe hơi chuyên dụng, không nhãn hiệu, không biển số, động cơ mạnh, tốc độ cao, bánh xe đặc biệt vượt qua chướng ngại dễ dàng, xe công an không làm sao đuổi bắt kịp.
Buôn lậu xăng dầu là chuyện xảy ra hàng ngày lâu nay trên Xứ Chùa Tháp, họ mang xăng dầu bằng tàu đi trên biển, tàu Campuchia nhận hàng xong chuyển vào đất liền, đó là việc buôn bán lớn, còn chuyện buôn bán nhỏ thì hàng hàng xe thồ, mỗi ngày chuyển qua biên giới, không biết bao nhiêu là xăng dầu.
Ông Chí. Campuchia
Ông Chí, một doanh nhân làm ăn lâu năm ở Campuchia kể về chuyện buôn bán xăng lậu mà ông được nghe thấy :
“Buôn lậu xăng dầu là chuyện xảy ra hàng ngày lâu nay trên Xứ Chùa Tháp, họ mang xăng dầu bằng tàu đi trên biển, tàu
Campuchia nhận hàng xong chuyển vào đất liền, đó là việc buôn bán lớn, còn chuyện buôn bán nhỏ thì hàng hàng xe thồ, mỗi ngày chuyển qua biên giới, không biết bao nhiêu là xăng dầu.”
Kế đó, bà Xây Mum, người Khmer gốc Việt, sinh sống trên Xứ Chùa Tháp cũng kể về chuyện mua bán xăng lậu mà bà chứng kiến hàng ngày:
“Hồi nào tới giờ cũng nghe là bên Việt Nam đưa xăng qua đây, xăng lậu dù có cấm hay bị bắt, thì cũng đưa qua được, là vầy , như mình thấy cho tiền là qua khỏi thôi, chứ nếu muốn bắt thì khó thoát khỏi. Dù có bị bắt nhưng đút tiền là xong. Mấy người ở bển mà đem xăng qua bên đây thì lời khẩm, xăng đưa từng can qua tấp nập. Chuyện mua bán xăng lậu như cơm, từ hồi nào tới giờ là vậy.”
Góp ý về tình trạng buôn lậu xuyên biên giới, không những đối với xăng dầu, mà còn có tất cả các loại mặt hàng khác, luật sư Phạm Hồng Hải, phó Chủ tịch Đoàn Luật sư Việt Nam phân tích:
Trong kinh tế, cái việc chênh lệch giá giữa địa phương này với địa phương khác là chất kích thích tố dẫn đến chuyện buôn lậu đó là điều thường xuyên xảy ra. Xăng dầu là mặt hàng bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có liên quan đến ngoại tệ
LS.Phạm Hồng Hải
“Trong kinh tế, cái việc chênh lệch giá giữa địa phương này với địa phương khác là chất kích thích tố dẫn đến chuyện buôn lậu đó là điều thường xuyên xảy ra. Xăng dầu là mặt hàng bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có liên quan đến ngoại tệ, giá cả xăng dầu nước ngoài, nơi sản xuất, việc buôn lậu xăng dầu qua biên giới không phải mới xuất hiện gần đây mà đã có lâu rồi, thường xuyên, nhưng tại sao chúng ta lại không có biện pháp triệt để, bởi vì chừng nào còn chênh lệch gía thì sẽ có những người buôn bán vì động cơ vụ lợi mà họ cứ thực hiện việc đó.”
Báo Thanh Niên có đăng hình một chiếc ghe gắn máy, chở đầy thùng chứa nhiên liệu vuợt sóng nước vượt biên giới. Vẫn theo báo này thì “dân trong nghề” cho biết trước đây mỗi ngày có chừng 500 ngàn lít xăng “tràn” qua biên giới Campuchia, nay phải tăng tới gấp rưỡi hay gấp đôi khối lượng đó. Mỗi can xăng dầu 30 lít đưa lậu qua nước láng giềng, đầu nậu có thể kiếm lời từ vài chục ngàn đến cả trăm ngàn đồng.
Theo tờ Đại Đoàn Kết thì các chủ cây xăng còn có những thủ đoạn tinh xảo hơn, khi bơm xăng họ không bơm qua đồng hồ,
rồi chuyền ra phía sau nhà, tẩu tán. Họ nuôi đàn chó săn rất hung dữ, khi nhân viên kiểm sóat thị trường ập vào, chó xông ra ngăn cản, lúc đó xăng được chuyển gấp đi nơi khác.
“dân trong nghề” cho biết trước đây mỗi ngày có chừng 500 ngàn lít xăng “tràn” qua biên giới Campuchia, nay phải tăng tới gấp rưỡi hay gấp đôi khối lượng đó. Mỗi can xăng dầu 30 lít đưa lậu qua nước láng giềng, đầu nậu có thể kiếm lời từ vài chục ngàn đến cả trăm ngàn đồng
Báo Thanh Niên
Bên cạnh chuyện đưa chó ra nghênh cản nhân viên công lực, người dân thường tiếp tay cho nhóm buôn lậu, mỗi khi có bố ráp, họ chạy ra tiếp cứu, đưa toàn bộ “hàng chui” vào nhà. Lực lượng chống buôn lậu không có quyền ập vào nhà, tịch thu tang chứng, phải đợi công an địa phương tới xử lý, trong lúc chờ đợi, xăng dầu đã được tẩu tán gấp rút.
Giới hữu trách hoàn toàn bất lực
Ông Chí, doanh nhân Việt tại Xứ Chuà Tháp cho rằng tình trạng buôn lậu xăng dầu từ Việt Nam sang rất khó chặn đứng được:
“Xóa bỏ vấn đề buôn lậu xăng dầu từ Việt Nam sang Campuchia là chuyện nan giải, có những thế lực đứng sau lưng khó mà nắm bắt và giải quyết được tận gốc.”
Ông nói thêm là buôn lậu xăng dầu gây mất mát cho nguồn ngoại tệ của Việt Nam, như cơ thể con người bị mất máu vậy:
“Buôn lậu xăng dầu giữa hai quốc gia là do dựa vào những thế lực liên kết, có thể gọi là Maffia, giữa Việt Nam và Campuchia. Vịêc buôn lậu này làm chảy máu vàng, chảy máu đô la, làm ngân sách quốc gia thâm thủng. Các công nghiệp dựa vào xăng dầu đều bị ảnh hưởng, thật là muôn vàn khó khăn, khó lòng mà giải quyết được tệ trạng này.”
Buôn lậu xăng dầu giữa hai quốc gia là do dựa vào những thế lực liên kết, có thể gọi là Maffia, giữa Việt Nam và Campuchia. Vịêc buôn lậu này làm chảy máu vàng, chảy máu đô la, làm ngân sách quốc gia thâm thủng. Các công nghiệp dựa vào xăng dầu đều bị ảnh hưởng<br/>
Ông cho rằng chặn đứng buôn lậu bằng các loại hình phạt sẽ khó đạt được kết quả:
“Cái hiện nay cần hướng đến là giải pháp kinh tế, bây giờ có bắt bao nhiêu người, truy tố bao nhiêu người, rồi bỏ tù bao nhiêu người nhưng khi có sự chênh lệch giá đáng kể giữa địa phương này với địa phương kia thì vẫn dẫn đến chuỵên buôn lậu, quan điểm của tôi là phải khắc phục bằng giải pháp kinh tế.”
Riêng luật sư Phạm Hồng Hải có lập luận về tình hình liên quan:
“Chúng ta phải bình ổn giá cả trong nước cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của trong nước, nhưng đồng thời không tạo ra chênh lệch quá lớn đối với nước ngoài, song song và bên cạnh đó phải có biện pháp hành chính. Các biện pháp hình sự để xử lý một vài vụ điển hình và răn đe cũng là tốt, nhưng mà đất nước chúng ta có cái đường biên giới với Campuchia, Lào, Trung Quốc, không những đường bộ mà còn cả đường biển , nên việc kiểm soát rất khó khăn. Tôi cho rằng cần phải quản lý hàng hóa ngay trong nội địa, chứ nếu cứ để hàng hóa xuyên qua biên giới, khắp các nẻo đường thì khó có thể có một lực luợng nào đó giám sát được.”
Giới hữu trách cho rằng, chỉ khi nào gía xăng dầu tại Việt Nam tăng bằng hay hơn mức giá bên các nước láng giềng thì khi ấy mới có thể giải quyết được tình trạng buôn lậu kéo dài này. Tuy nhiên trên thực tế, giá xăng hiện nay đã tăng quá cao so với thu nhập trung bình của người dân Việt Nam, tăng nữa sẽ gây nhiều tác dụng bất lợi về kinh tế, xã hội và đời sống.
Chúng ta phải bình ổn giá cả trong nước cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của trong nước, nhưng đồng thời không tạo ra chênh lệch quá lớn đối với nước ngoài, song song và bên cạnh đó phải có biện pháp hành chính. Các biện pháp hình sự để xử lý một vài vụ điển hình và răn đe cũng là tốt
LS.Phạm Hồng Hải
Một số biện pháp khác cũng được đề ra như, không cấp phép cho những cây xăng mọc thêm ở vùng biên giới, giám sát chặt chẽ những cây xăng hiện có, không để cho họ làm ăn phi pháp, tiếp tay cho buôn lậu, nghiêm cấm việc bán xăng dầu vào can, thùng hay các vật chứa khác, tăng cường công tác tuần tra ngày đêm và xử lý thích đáng các đối tượng buôn lậu hay tiếp tay cho kẻ buôn lậu.
Trong tháng này, Bộ Công thương sẽ ban hành quy chế kinh doanh xăng dầu tại các vùng , tuyến dọc biên giới, trạm xăng nơi đó chỉ được phép mở cửa từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều hàng ngày và sàng lọc những cây xăng làm ăn thiếu ngay thẳng.
Tờ Nhân Dân thì nói là cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân viên bán hàng và nhân dân khu vực biên giới không tham gia, tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu xăng dầu.
Được biết, kể từ hôm 24 tháng 2 năm 2011, Bộ Tài chánh Việt Nam ra quyết định tăng mỗi lít xăng 2900 đồng, giá mới của một lít xăng bán lẻ là 19300 đồng, tức tăng 20%.
Theo mức điều chính này thì giá xăng ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với gía xăng tại các quốc gia khác trong khu vực.