Nhận định về bài diễn văn của ông Hồ Cẩm Đào tại đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 17

0:00 / 0:00

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Mỗi 5 năm một lần, đảng Cộng Sản Trung Quốc họp đại hội để thảo luận và thông qua những quyết định quan trọng trong thời gian 5 năm tới. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là người đọc diễn văn khai mạc và nội dung bài diễn văn quan trọng này được nhiều nước, trong đó có Việt Nam theo dõi cặn kẽ để tìm hiểu đối sách cũng như quyết định của Trung Quốc nhằm có phương án ứng xử phù hợp.

HuJinTaoHoCamDaoChina200.jpg
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong buổi khai mạc đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 17, Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 15-10-2007. AFP PHOTO>> Xem hình lớn hơn

Mặc Lâm phỏng vấn nhà bình luận thời cuộc Trần Bình Nam để tìm hiểu thêm về những diễn biến này mời quý vị theo dõi.

Mặc Lâm: Thưa ông, hôm nay các báo chí tại Á Châu và Việt Nam đồng loạt loan tin về đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 17, diễn ra năm năm một lần.

Trong bài diễn văn đọc trước đại hội, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã loan đi những thông điệp quan trọng được báo chí đánh giá là khá cứng rắn, trước tiên là vấn đề tham nhũng, ông Hồ Cẩm Đào mạnh mẽ kết án tham nhũng là nguy cơ hạng nhất của đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông có chia sẻ gì về vấn đề này.

Ông Trần Bình Nam: Tôi thấy thông thường thì những đại hội của đảng Cộng Sản, nhất là trong những đại hội gần đây, thì trong những báo cáo chính trị khi nào người ta cũng nói tới chống tham nhũng.

Mặc Lâm: Liệu Việt Nam có thấy vấn đề này cũng nghiêm trọng như Trung Quốc nhìn nhận hay không, thưa ông?

Ông Trần Bình Nam: Tôi nghĩ Việt Nam đã thấy vấn đề này lâu rồi và những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam rất lo lắng vấn đề tham nhũng.

Mặc Lâm: Dư luận cho rằng sẽ có những thay đổi lớn trong lĩnh vực nhân sự khi chủ tịch hồ Cẩm Đào muốn giảm số thành viên của Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị xuống còn 7 người thay vì 9 người như hiện nay. Theo ông đây có phải là chỉ dấu cho thấy nổ lực nhằm giảm thiểu quyền lực trung ương hay không?

Từ trước cho đến nay thì cái gì Trung Quốc làm trước thì Việt Nam theo làm sau. Nhưng trong thời gian một năm gần đây, từ khi Việt Nam vào WTO thì theo ghi nhận của riêng tôi, thì tôi có cảm tưởng một sự căng thẳng nào đó giữa Việt Nam và Trung Quốc và một thí dụ rất rõ ràng là việc Việt Nam vận động vào 15 nước thành viên thường trực của Liên Hiệp Quốc thì nhiều nước lên tiếng ủng hộ nhưng Trung Quốc không hề lên tiếng.

Ông Trần Bình Nam: Tôi thấy ý kiến mà muốn giảm quyền lực của đảng Cộng Sản tung ương thì tôi không nghĩ vậy vì trong báo cáo chính trị của ông Hồ Cẩm Đào có nói một số điều liên quan đến vấn đề đảng phải cởi mở hơn.

Mặc Lâm: Trong lĩnh vực chính trị chủ tịch Hồ Cẩm Đào lo ngại khoảng cách giàu nghèo ngày càng trở nên lớn hơn và đây có thể dẫn đến những bất ổn xã hội và nguy cơ ảnh hưởng tới đời sống chính trị của Trung Quốc nữa. Theo ông thì vấn đề có thực sự trầm trọng hay không trong bối cảnh hiện nay tại Trung Quốc?

Ông Trần Bình Nam: Tôi thấy vấn đề này rất là trầm trọng vì thường thường mình thấy các bất mãn của quần chúng nếu mọi người đều nghèo giống nhau hoặc kinh tế ngang nhau thì nguy cơ bất mãn ít hơn là khoản cách lớn như hiện nay tại Trung Quốc.

Mặc Lâm: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có nhắc đến vấn đề môi trường trong chủ đề mới mà ông gọi là "bảo tồn văn hóa". Tuy nhiên ông Hồ Cẩm Đào không đưa ra một biện pháp nào để thực hiện cả, ông có nghĩ rằng đây có phải là cách nhằm xoa dịu thế giới trong hồ sơ đang rất nóng trong thời gian hiện nay hay không, thưa ông?

Ông Trần Bình Nam: Bây giờ đối với Trung Quốc thì đang muốn phát triển kinh tế để trở thành lực lượng quân sự mạnh trong thế kỷ này họ thấy trước mắt ...

Mặc Lâm: Theo cách loan tin của báo chí trong nước về đại hội 17 lần này thì người ta có thể cảm thấy rằng có một điều gì đó không bình thường lắm giữa quan hệ hai nước Việt-Trung. Ông có chia sẻ gì về vấn đề này?

Ông Trần Bình Nam: Từ trước cho đến nay thì cái gì Trung Quốc làm trước thì Việt Nam theo làm sau. Nhưng trong thời gian một năm gần đây, từ khi Việt Nam vào WTO thì theo ghi nhận của riêng tôi, thì tôi có cảm tưởng một sự căng thẳng nào đó giữa Việt Nam và Trung Quốc và một thí dụ rất rõ ràng là việc Việt Nam vận động vào 15 nước thành viên thường trực của Liên Hiệp Quốc thì nhiều nước lên tiếng ủng hộ nhưng Trung Quốc không hề lên tiếng.

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà quan sát chính trị Trần Bình Nam về cuộc phỏng vấn ngày hôm nay ông dành cho Đài Á Châu Tự Do.