Việt Long, phóng viên đài RFA
Thị trường chứng khoán Hà Nội đột nhiên tăng giá trong một cơn sốt mạnh. Giới kinh tế trong và ngoài nước gọi đó là cơn sốt ảo, nhưng không ít người đã kiếm lời hằng trăm triệu. Hiện tựơng này do đâu mà có? Nó làm lợi cho ai? Và giới kinh doanh tư nhân phải cảnh giác điều gì?
Mời quý vị nghe câu chuyện giữa Việt Long với ông Hoàng Thanh Phong, một chuyên viên làm việc trong ngành kinh tế ở Việt Nam, cũng là nhà phân tích thời cuộc trong nước.
Việt Long: Tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam lên cơn sốt trong tuần qua?
Hoàng Thanh Phong: Việc thúc đẩy cho thị trường tài chính Việt Nam phát triển trong thời kỳ 2006-2010 đã là một mục tiêu quan trọng của chính phủ Việt Nam, vì chính phủ đang cố gắng hoàn thành chương trình cổ phần hoá doanh nghiêp nhà nước trong mấy năm tới. Và để tạo ra các tiền đề cần thiết, thì thủ tướng Phan văn Khải đã rung chuông ở thị trường chứng khoán New York trong chuyến ông thăm Mỹ hồi tháng 6/2005.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ bắt đầu lên giá kể từ quý 4 năm ngoái, sau khi chính phủ Việt Nam ra quyết định cho phép nâng mức sở hữu cổ phần của người nước ngoài tại các công ty trong nước từ mức 30% lên 49%, và sau đó thì các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chú ý nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam mà vốn vẫn khá nhỏ bé với 30 cổ phiếu công ty được niêm yết lúc chính phủ tăng mức trần cho người nước ngoài lên 49%.
Sự tăng giá mạnh chỉ thực sự xảy ra kể từ sau Tết âm lịch, sau khi các công ty Mỹ đưa ra một số bài viết khuyên các nhà đầu tư Mỹ nên vào thị trường chứng khoán Việt Nam - là nơi sẽ có sự tăng trưởng cao trong một thập niên tới đây. Với quyết tâm của chính phủ thúc đẩy thị trường phát triển, cộng với sự tham gia của các nhà đầu tư nuớc ngoài, thì thị trường Việt Nam vốn bé nhỏ sẽ rất dễ đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục - vì một lý do đơn giản là lượng cầu quá mạnh trong khi lượng cung cổ phiếu quá ít. Và như ông có thể thấy, chỉ số Việt Namindex đã tăng hơn 90% kể từ đầu năm đến nay.
Việc thúc đẩy cho thị trường tài chính Việt Nam phát triển trong thời kỳ 2006-2010 đã là một mục tiêu quan trọng của chính phủ Việt Nam, vì chính phủ đang cố gắng hoàn thành chương trình cổ phần hoá doanh nghiêp nhà nước trong mấy năm tới. Và để tạo ra các tiền đề cần thiết, thì thủ tướng Phan văn Khải đã rung chuông ở thị trường chứng khoán New York trong chuyến ông thăm Mỹ hồi tháng 6/2005.
Việt Long: Nhưng tại sao tự nhiên mức cầu lại tăng vọt một cách rất bất thừơng trong tuần qua? Và ông nói chính phủ quyết tâm thúc đẩy thị trường phát triển, thì có thể nào chính Nhà nước đã thổi bong bóng để việc cổ phần hoá các quốc doanh được nhiều thuận lợi?
Hoàng Thanh Phong: Mức cầu gần đây đã tăng mạnh vì sau mấy tuần lễ giá cố phiếu đã lên khá cao, số người tham gia thị trường cũng đã tăng lên rất đông, và các công ty chứng khoán – mà đa số là do nhà nước kiểm soát – đã tạo được một tâm lý thu hút đầu tư vào cổ phiếu rất mạnh từ người dân, như vậy, đây chính là điều mà Nhà nước mong đợi vì Nhà nước đang muốn bán rất nhiều cổ phiếu của các công ty quốc doanh trong thời gian tới, để hoàn thành chương trình cổ phần hoá của họ.
Việt Long: Xin lỗi, chưa được nghe ông trả lời thẳng vào câu hỏi là liệu có bàn tay Nhà nước đằng sau hiện tượng thị trường chứng khoán đột nhiên tăng giá bất thường hay không?
Hoàng Thanh Phong: Có một số nhà phân tích thị trường cho rằng chính Nhà nước đã tạo ra cơn sốt bằng việc bơm ra một số tiền để đẩy giá cố phiếu và lôi kéo thành công một số đông người tham gia thị trường như hiện nay với mục tiêu giúp chương trình cổ phần hoá thu được lợi ích lớn hơn trong thời gian tới.
Đừng quên rằng trong số 15 công ty chứng khoán đang hoạt động đã có 13 công ty của Nhà nước và họ có chức năng bỏ vông ra mua chúng khoán trên thị trường. Việc Nhà nước bơm tiền vào thị trường có thể được thực hiện thông qua các công ty chứng khoán, và người kinh doanh thông thường không thể nhận ra được.
Việt Long: Cơn sốt thị trường hiện nay có thể khiến dân đầu tư bị nguy hiểm không?
Hoàng Thanh Phong: Giống như mọi công việc đầu tư, thì đầu tư chứng khoán cũng là một loại đòi hỏi phải có hiểu biết chuyên môn, và bên cạnh khả năng kiếm lời thì bao giờ cũng có nguy cơ thua lỗ. Các cổ phiếu lên giá cao nhanh thì cũng có nguy cơ xuống giá nhanh, do đó sẽ dẫn đến thua lỗ. Thời gian gần đây, đã có rất nhiều người kiếm được các khoản lãi rất lớn nhờ cổ phiếu lên giá, thì cũng có nghĩa là sẽ có nhiều người sẽ bị mất tiền khi cổ phiếu xuống giá.
Các cổ phiếu sẽ xuống giá vì 2 lý do: thứ nhất, là do các công ty sẽ tranh thủ phát hành nhiều cổ phiếu mới trong thời kỳ họ được giá, như vậy, thì thị trường sẽ bị hiệu ứng làm loãng do lượng cung đang tăng lên.
Thứ hai, nhiều người tham gia thị trường thực ra không có đủ hiểu biết về hoạt động của các công ty họ đang mua cổ phiếu, nhiều người đang mua bán theo phong trào, như vậy có thể họ đang mua món hàng xấu với giá quá cao, dẫn đến nguy cơ mất tiền khi họ không kịp bán ra, hoặc một khi họ nhận ra giá trị thấp của món hàng đã mua, thì họ sẽ phải bán và chịu thua lỗ.
Đừng quên rằng trong số 15 công ty chứng khoán đang hoạt động đã có 13 công ty của Nhà nước và họ có chức năng bỏ vông ra mua chúng khoán trên thị trường. Việc Nhà nước bơm tiền vào thị trường có thể được thực hiện thông qua các công ty chứng khoán, và người kinh doanh thông thường không thể nhận ra được.
Tình trạng này đã xảy ra rồi, và sẽ xảy ra tiếp, vì nhiều công ty cổ phần hoá thì trước đây là các công ty quốc doanh làm ăn kém hiệu quả, họ đang tranh thủ lúc giá lên để bán thêm cổ phiếu mà thôi, còn người mua thiếu kiến thức thì chắc chắn sẽ bị thua thiệt.
Một lý do cũng rất quan trọng là tình trạng hạ tầng kỹ thuật yếu kém tại các công ty chứng khoán hiện nay ở Việt Nam: việc có quá nhiều người đặt lệnh giao dịch đã làm các hệ thông máy computơ bị quá tải và nhiều lệnh giao dịch bị làm sai, dẫn đến việc nhiều người dân đầu tư đã bị lỡ các cơ hội trong những ngày gần đây.
Trong trường hợp thị trường xuống giá thì nguy cơ họ bị mất tiền sẽ càng lớn, vì khi số lệnh giao dịch tăng lên rất nhiều, thì các nhân viên nhập lệnh sẽ mắc nhiều sai lầm kỹ thuật hơn, và khi đó thì người giữ cổ phiếu sẽ thiệt hại vô cùng lớn.
Việt Long: Báo chí trong nước có đặt câu hỏi là liệu cơn sốt chứng khoán này có đem lại mối lợi nào cho một cá nhân nào trong Ủy Ban Chứng khóan hay không. Ông nghĩ sao về câu hỏi này?
Hoàng Thanh Phong: Việc các cổ phiếu lên xuống giá bất thường chắc chắn sẽ mang lại các cơ hội rất lớn để kiếm lời cho rất nhiều người chứ không chỉ riêng của Ủy ban chứng khoán, nhưng hiện nay đế có các kết luận đó rất là khó khăn vì các cán bộ nhà nước họ sẽ thông qua các tài khoản cá nhân của những người quen của họ để kinh doanh, cho nên việc kết luận là vụ này làm lợi cho ai không phải là dễ dàng.
Việt Long: Cảm ơn ông.