Nguyên nhân nào mà sinh viên học sinh, những mầm non đất nước không còn niềm tin như cha ông họ cách đây chỉ vài chục năm? Mặc Lâm tìm hiểu vấn đề sau đây:
Một trong những thói quen của người Việt trong ba ngày xuân là gieo quẻ đầu năm, hái lộc hay xin xâm cầu may cho gia đình.
Trong thâm tâm rất nhiều người thì việc làm này có tính truyền thống hơn là mê tín dị đoan vì suy cho cùng chưa có ai đạt được những gì cụ thể từ lời xin do thần linh ban xuống cả.
Không tin vào bản thân
Điều lạ là mặc dù ngày Tết đã qua nhưng những cuộc xin xâm triền miên vẫn tiếp tục nơi những người trẻ.
Họ là các học sinh cấp ba sắp bước chân vào giảng đường đại học qua các cuộc thi tuyển khá gian nan.
Họ cũng là các sinh viên sắp ra trường với những việc làm còn tù mủ trước mặt…Họ có một điểm giống nhau là khi đến những đền chùa thì đều cùng xin cho được toại nguyện những điều mà họ cho là khó vượt qua bằng sức người.
Cũng có nhiều người trẻ đến xin cho tình duyên được toàn vẹn hay ít ra sẽ gặp được ý trung nhân….tất cả những ước nguyện đó được họ tâm tình với thần linh, với người khuất mặt bằng tất cả lòng thành.
Họ hình như quên mất rằng vừa bước ra khỏi thế giới vi tính, thế giới của khoa học kỹ thuật chỉ vài giờ trước đây
Có phải thời đại ngày nay không mang đủ niềm tin đến cho thanh niên để đến nỗi họ phải tìm vào nơi khác để lấp đầy ý thức tín ngưỡng hay không?
Tác động của xã hội
Một sĩ quan cao cấp đã về hưu hiện sống tại Hà Nội cho rằng, tình hình hiện nay phản ảnh lại tâm lý khủng hoảng niềm tin của xã hội.
Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân chia sẻ những nhận định của ông về câu hỏi này khi cho rằng những việc vừa nói đều do không khí của xã hội tác động lên đời sống của sinh viên học sinh.
Đối với nhà thơ Ý Nhi thì cho rằng đây là chuyện chung của cả thế giới. Tuy nhiên với niềm tin mà người ta xin vào ngày nay thật khác xưa rất nhiều, nó chứa đầy chất thực dụng.
Người lớn trong gia đình cũng là tác nhân chính gây cho thanh niên ý tưởng tin vào những chuyện mê tín dị đoan.
Sự thiếu thốn vật chất cũng như hụt hẫng niềm tin nơi lãnh đạo của các công chức cũng phần nào làm gương cho con em mình tại nhà.
Một sĩ quan cao cấp đã về hưu hiện sống tại Hà Nội cho rằng, tình hình hiện nay phản ảnh lại tâm lý khủng hoảng niềm tin của xã hội.
Người lớn mất niềm tin vào cuộc sống trong xã hội ngày nay đã trở nên phổ biến gây hiệu ứng dây chuyền cho thanh niên mất niềm tin theo, vì họ cảm thấy mất phương hướng ngay từ chính gia đình mình.
Báo chí nói đến việc nhiều thanh niên thiếu nữ tìm tới những nơi tôn nghiêm cốt để cầu sự thành đạt cho bản thân mà lại lơ là ngay chính việc tôi luyện cho mình một bản lãnh thật sự để thành đạt.
Báo chí nói đến việc nhiều thanh niên thiếu nữ tìm tới những nơi tôn nghiêm cốt để cầu sự thành đạt cho bản thân mà lại lơ là ngay chính việc tôi luyện cho mình một bản lãnh thật sự để thành đạt.
Đây có phải là hiệu quả của hệ thống giáo dục hay không thì vẫn còn là một dấu hỏi lớn cho xã hội, nhưng vận động cho thanh niên tránh khỏi những ỷ lại vào thần linh như đang xảy ra tràn lan hiện nay chính là một trong những nhiệm vụ mà nền giáo dục nước nhà chưa chú ý triệt để.
Vấn nạn trong tương lai
Dư luận lo lắng về những lễ hội ngày càng nhiều núp dưới những hình thái tôn giáo để làm tiền giới trẻ, mai này sẽ trở thành một vấn nạn khó tránh khỏi.
Bởi chính các em cũng chờ đợi những ngày lễ hội như thế để trút bớt gánh nặng mà nhà trường cùng với các cơ chế vô lý đang đè lên đôi vai chưa cứng cáp của mình.
Quý vị vừa nghe bài viết thanh niên ngày nay đặt quá nhiều niềm tin vào thần linh hơn là nổ lực tự gầy dựng niềm tin nơi chính mình. Trong bài tới Mặc Lâm sẽ viết về sự mê tín dị đoan đang xảy ra tràn lan trong các cơ quan nhà nước cùng với những hệ lụy của nó, mời quý vị đón theo dõi.