Cúm A-H1N1 thiên tai của thập niên đầu thế kỷ 21

Trong loạt bài về 10 sự kiện lớn nhất của thế giới trong 10 năm đầu thế kỷ 21, lần này Việt Hà xin được gửi tới quý thính giả những tóm lược về dịch cúm A/H1N1 hiện đang lan tràn trên toàn thế giới và đã làm khoảng 10,000 người chết.

10 năm đầu của thế kỷ 21, loài người phải đối diện với hàng lọat các thử thách. 1 trong những thử thách lớn nhất mà con người đang phải đối mặt đó là đại dịch cúm heo hay còn gọi là cúm A/H1N1 hiện đang ảnh hưởng đến hơn 208 nước trên cả bốn châu lục và cướp đi sinh mạng của khoảng 10,000 người.

Lịch sử

Cúm A/H1N1 có tác nhân là chuỗi vi rút tổng hợp gene của các loại vi rút tìm thấy trong cúm heo, gia cầm và người. Tuy nhiên vi rút này không lây truyền do ăn thịt heo mà do tiếp xúc từ người qua người.

Cho đến bây giờ không ai có thể biết chính xác loại vi rút này bắt nguồn từ đâu và vào lúc nào. Nhưng các phân tích trên các tạp chí khoa học của thế giới thì cho rằng vi rút này bắt đầu từ tháng 9 năm 2008 và sau đó được lây truyền trên người trong nhiều tháng trước khi được chính thức phát hiện.

Cho đến bây giờ không ai có thể biết chính xác loại vi rút này bắt nguồn từ đâu và vào lúc nào. Nhưng các phân tích trên các tạp chí khoa học của thế giới thì cho rằng vi rút này bắt đầu từ tháng 9 năm 2008 và sau đó được lây truyền trên người trong nhiều tháng trước khi được chính thức phát hiện.

Những ca bệnh cúm A/H1N1 đầu tiên được phát hiện ở Mê hi cô từ khoảng tháng 1 năm 2009 nhưng bệnh dịch chỉ thực sự bùng phát tại đây vào tháng 3 cùng năm. Ngay sau đó thành phố Mê hi cô hầu như bị cô lập với thế giới khi một số quốc gia tạm bỏ các chuyến bay đến thành phố này.

Nhưng cũng rất nhanh sau đó, vì sự giao lưu năng động giữa người Mexico ở Mỹ và ở nội xứ, vi rút đã lan sang Hoa Kỳ, mặc dù có những biện pháp ngăn chống nghiêm ngặt. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 4 năm 2009. Và con số người nhiễm bệnh tại đây tăng lên từng ngày. Chỉ tính đến cuối tháng 6 năm 2009, tại Hoa kỳ đã phát hiện 28,000 trường hợp nhiếm cúm và có 127 người chết. Tuy nhiên báo cáo ngày 11 tháng 12 của chức Y Tế Thế Giới cho thấy châu Mỹ có hơn 6 ngàn người tử vong, châu Âu và châu Á khoảng 2 ngàn, toàn thế giới khoảng 9 ngàn 600 người chết vì dịch cúm này.

Thế giới ngăn chặn sự lây lan của cúm

Ngay sau khi bệnh dịch bùng nổ tại Mê hi cô, giới chức y tế tại nhiều quốc gia trên thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới đã tích cực vào cuộc nhằm ngăn chặn một đại dịch đang tiềm ẩn. Ngày 27 tháng 4 năm 2009, sau khi ca nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên của châu Âu được phát hiện tại Tây Ban Nha, Giám đốc cơ quan y tế của liên minh châu Âu khuyên người dân không nên đến Mỹ và Mê hi cô nếu không thực sự quá cần thiết. Tại Anh, cơ quan y tế quốc gia thiết lập cả một trang web về bệnh dịch cho phép bệnh nhân tự kiểm tra và xin số lấy thuốc chống cúm.

Cũng trong tháng 4, Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới thông báo 'ở biên độ từ 1 đến 6, báo động dịch cúm đã đạt đến mức 5. Điều này có nghĩa là Tổ chức Y tế thế giới hiện đang xem xét một đại dịch là không thể tránh khỏi, và không một nơi nào trên thế giới thoát khỏi dịch này'. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người dân các nước nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng tránh bệnh dịch lây lan nhanh. WHO cũng khuyến cáo các nước không nên đóng cửa biên giới.

Cũng trong tháng 4, Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới thông báo <i>'ở biên độ từ 1 đến 6, báo động dịch cúm đã đạt đến mức 5. Điều này có nghĩa là Tổ chức Y tế thế giới hiện đang xem xét một đại dịch là không thể tránh khỏi, và không một nơi nào trên thế giới thoát khỏi dịch này'</i>. <br/>

Đã có lúc, người ta lo sợ bệnh dịch cúm heo có thể trở thành một đại dịch cúm giống như dịch cúm Tây ban nha hồi năm 1918 khiến 500 triệu người trên thế giới bị nhiễm bệnh và khoảng hơn 20 triệu người chết. Trong nỗ lực phòng chống sự lây lan nhanh chóng của bệnh dịch, một số nước đã tiến hành các biện pháp cách ly nghiêm ngặt. Hồi tháng 5, chính phủ Trung quốc đã cách ly 21 sinh viên Hoa Kỳ và một giáo viên trong phòng riêng của họ ở khách sạn trong nhiều ngày. Tại Hồng kông, một khách sạn đã phải cách ly riêng 240 khách. Đặc biệt hơn nữa là Australia còn ra lệnh cho một tàu chở khách với 2,000 hành khách phải lênh đênh trên biển nhiều ngày vì lo nhiễm cúm.

Hàng loạt các trường học tại nhiều nước bị đóng cửa tạm thời khi các ca nhiễm cúm được phát hiện trong trường. Chỉ tính đến ngày 28 tháng 10 năm 2009, đã có khoảng 600 trường học tại Hoa Kỳ phải đóng cửa tạm thời khiến hơn 126,000 học sinh ở 19 tiểu bang phải nghỉ học.

Sống chung với cúm

Mặc cho hàng loạt các biện pháp được thế giới đưa ra, dịch bệnh cúm vẫn lan tràn rộng khắp từ Tây sang Đông và số người nhập viện vì các triệu chứng nghi cúm ngày một nhiều dẫn đến những lo ngại quá tải cho các bệnh viện tại khắp nơi. Tổ chức Y tế thế giới đây khuyến cáo người dân nếu chỉ có triệu chứng ho, sốt nhẹ và không có các tiểu sử về bệnh lý, hay có thai thì nên ở nhà khoảng 24 tiếng đồng hồ để bệnh thuyên giảm trước khi quyết định đến bệnh viện.

Mặc cho hàng loạt các biện pháp được thế giới đưa ra, dịch bệnh cúm vẫn lan tràn rộng khắp từ Tây sang Đông và số người nhập viện vì các triệu chứng nghi cúm ngày một nhiều dẫn đến những lo ngại quá tải cho các bệnh viện tại khắp nơi.<br/>

Sau khi dịch bệnh bùng nổ trên toàn thế giới, các hãng dược phẩm lớn cũng bắt đầu vào cuộc để bào chế vắc xin cúm A/H1N1. Tính cho đến giữa tháng 11 đã có hơn 65 triệu liều vắc xin được tiêm chủng tại hơn 16 quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia y tế cho rằng các vắc xin này đã có đáp ứng tốt trong việc tạo ra một sức đề kháng mạnh chống lại vi rút. Những liều vắc xin đầu tiên được ưu tiên cho những người thuộc nhóm có nguy cơ cao là phụ nữ có thai, trẻ em, những người có những tiểu sử bệnh lý có thể dẫn đến những biến chứng nặng nếu nhiễm vi rút.

Tổ chức Y tế thế giới cũng nhận được sự đóng góp vắc xin từ các hãng dược phẩm để tài trợ cho các nước đang phát triển và các nước nghèo. Theo dự đoán thì số liều quyên góp có thể lên đến 100 triệu liều. Tuy nhiên cho đến giờ, việc tiêm chủng mới chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển.

Những năm đầu của thế kỷ 21, loài người đã phải đối mặt với một lọat các bệnh dịch, từ dịch bệnh Sars hồi năm 2002 đến cúm gia cầm năm 2004 và giờ đây là đại dịch cúm A/H1N1. Trong số tất cả các dịch bệnh vừa kể, cúm A/H1N1 có sự lây lan nhanh chóng và rộng khắp hơn cả và do đó cũng khiến số người thiệt mạng đông hơn. Và vì vậy, cúm A/H1N1 xứng đáng được coi là một trong 10 sự kiện lớn nhất của nhân loại đánh dấu 10 năm đầu thế kỷ 21.