Trao đổi với cô Tôn Vân Anh về hội nghị kỷ niệm 25 năm hình thành công đoàn đoàn kết tại Ba Lan

Ðằng Phong, phóng viên đài RFA

Cách đây 25 năm, Công Đoàn Đoàn Kết đã hình thành tại Ba Lan, dẫn đến sự sựp đổ của khối cộng sản tại Đông Âu. Để đánh dấu sự kiện lịch sử này, một hội nghị mang chủ để “Những Bài Học Của Cuộc Đấu Tranh Cho Tự Do 25 Năm Qua” đã được tổ chức vào cuối tháng vừa rồi. Hội nghị có những bài học gì cho Việt Nam?

PolandVietnamese200.jpg
Người Việt tại Warsaw, Ba Lan. AFP PHOTO JANEK SKARZYNSK

Phóng viên Đằng Phong của đài RFA chúng tôi đã trao đổi với nhà báo Tôn Vân Anh, sáng lập viên của nhóm Cầu Vồng tại Ba Lan để tìm hiểu như sau:

Đằng Phong: Cuối tháng qua, tại Ba Lan có tổ chức một hội nghị để đánh dấu 25 năm sau khi phong trào Đoàn Kết khởi dậy tại đây và đóng góp phần nào đến sự sụp đổ của khối CS Đông Âu. Là một người Việt Nam đi dự buổi sinh hoạt này, chị có thể cho quý thính giả biết nhận xét của chị về buổi sinh hoạt này ra sao?

Tôn Vân Anh: Dạ thưa anh, trong suốt cả năm vừa qua, Ba Lan đã kỷ niệm rất là rầm rộ, rất là hào hứng cái ngày kỷ niệm 25 năm Công Đoàn Đoàn Kết được chính thức công nhận vào tháng 8 năm 1980.

Riêng tháng 8 vừa qua, thì đó là cái cao trào của những ngày kỷ niệm đó và đặc biệt trong những ngày 30 và 31 thì ở thành phố Gdansk, tức là thành phố vùng biển tương đương với thành phố Hải Phòng của Việt Nam, nhiều nguyên thủ quốc gia đều tới Gdansk để dự. Đây là nơi phong trào đoàn kết có nổi dậy mạnh mẽ nhất trong năm 1980. Gdansk đã được coi là cái nôi của Công Đoàn Đoàn Kết, kể từ những năm 80.

Thì không khí của cái thành phố biển này vô cùng là rộn ràng. Ví dụ như là buổi tối khuya rồi, nhưng vẫn còn những nhóm thanh niên cầm cờ hoặc là cầm những biểu tượng của Công Đoàn Đoàn Kết. Họ tung tăng trên đường, và đi du lịch rất là nhiều, và những người đã từng hoạt động trong Công Đoàn Đoàn Kết thì họ để dành thời gian trong những ngày này để trở về Gdansk để hưởng thụ không khí tưng bừng của ngày chiến thắng.

Ngoài ra thì riêng những người chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết ngày xưa thì có cùng phối hợp với những tổ chức đã từng hỗ trợ Công Đoàn Đoàn Kết những năm 80 trước đó đều có tham gia và cùng nhau tổ chức một buổi gọi là Kinh Nghiệm Đoàn Kết Sau 25 Năm.

Trong cái buổi này mà đã diễn ra vào ngày 30 tháng 8, có sự tham dự của tất cả các quốc gia mà còn trong ngục tù, tức là vẫn còn trong chế độ độc tài hoặc là cộng sản. Tức là có Trung Quốc, có Bắc Triều Tiên, có Cuba, và trong đó có cả Việt Nam và Miến Điện.

Qua cái buổi sinh hoạt như thế này thì chúng tôi rút ra được rất là nhiều kinh nghiệm đấu tranh. Và ngoài ra thì chúng tôi có nghe bài phát biệu của ông cựu tổng thống Lech Walesa, trước kia cũng là chủ tích của Cộng Đoàn Đoàn Kết, phát biểu về cái nhìn nhận của mình sau 25 năm.

Thì ông nhắn gởi rằng cái ý nghĩa của Công Đoàn Đoàn Kết nó nằm ở chổ là nó bắt đầu từ con người, nó bắt đầu từ những cái quyền cơ bản, và chúng ta phải có can đảm nói lên cái tiếng nói nhân bản của mình, để nói lên cái nhu cầu sống, nhu cầu làm người của mình. Đó là một trong những điểm chủ chốt của chiến thắng.

Đằng Phong: Theo chị, thì trong bối cảnh của toàn cầu hoá hiện nay, khác hẳn với trước đây 25 năm, chị có nghĩ rằng một phong trào tương tự như đã xảy ở Ba Lan có thể xảy ra tại Viêt Nam không?

Tôn Vân Anh: Dạ vâng. Thưa anh, cái điều mà chính ông Lech Walesa cũng đã nhắn nhủ trực tiếp với chúng tôi, với những đại diện đối lập của các nước còn đang trong ngục tù đó, ông ta có nói, con người chúng ta không bao giờ thay đổi. Thế giới có thể thay đổi sau 25 năm, thế nhưng con người của chúng ta không bao giờ thay đổi.

Và nếu mà chúng ta vẫn muốn tồn tại với những giá trị của con người đó, thì chúng ta ít nhất phải ý thức được cái quyền làm người của mình. Khi mà ý thức được những cái giá trị cơ bản rồi đó, thì chúng ta có thể được với bất kỳ kẻ thù nào. Và ông có nhắc lại là trước kia Ba Lan nằm trong một hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều.

Thế nhưng cái logic của đấu tranh, cái logic của tự do đó, nó nằm ngoài những cái điều xấu. Trong bất kỳ hoàn cản nào, nếu mà chúng ta khảng định được những giá trị nhân quyền, giá trị cơ bản đó, thì chúng ta sẽ không thể chấp nhận được cộng sản, không thể chấp nhận được độc tài.

Cái điểm mạnh thứ hai của Công Đoàn Đoàn Kết mà Việt Nam cũng có, theo tôi nhận thấy là có đó, là cái tinh thần đoàn kết, cái mối liện hệ rất là mạnh mẽ giữa các cộng đồng với nhau. Vì chúng ta nhớ rằng cái Công Đoàn Đoàn Kết không bắt đầu từ Gdansk, nớ bắt đầu từ mọi nơi trên toàn Ba Lan.

Và như vậy thì có thể khảng định một điều là Việt Nam cũng có một điểm tương đồng là mối liên hệ giữa con người và con người. Cái tình cảm thông nó vẫn còn rất là lớn. Vì thế cái cơ hội để một Công Đoàn Đoàn Kết thứ hai có mặt tại Việt Nam thì theo tôi thì vẫn có - vẫn có thể hy vọng vào điều đó.

Đằng Phong: Thành thật cảm ơn chị cho cuộc trao đổi ngày hôm nay.

Chúng tôi là Đằng Phong, tường thuật từ Washington.