Nhà giáo, nghề giáo trong xã hội ngày nay

Trong 3 năm trở lại đây, số hồ sơ đăng ký dự thi vào đại học sư phạm ngày càng giảm trong khi các ngành như kinh tế thì chiếm đến 60% tổng số hồ sơ đăng ký, ngành kỹ thuật công nghệ là 30% và ngành xã hội nhân văn 5%.

0:00 / 0:00

Mức lương là tiêu chí

Có những nhận xét cho rằng học sinh ngày nay rất thực tế, các em chọn những ngành nghề bảo đảm sẽ có việc khi ra trường và mức thu nhập cao. Khoa Diễm có bài viết tìm hiểu suy nghĩ của những nhà giáo về thị hiếu chọn ngành, nghề của học sinh trong nước như sau.

Thế giới ngày càng phát triển với nhiều kỹ thuật tân tiến và việc học hành của các em học sinh không chỉ trong khuôn khổ cổ điển giấy mực và các dụng cụ học tập mà còn là những trang web và các bạn bè cùng trang lứa trên toàn thế giới.

Các em nhận định rất rõ mình muốn làm gì cho tương lai và tại sao. Qua các cuộc trao đổi, các em cho biết đi học để có thể kiếm được một việc làm tốt với mức lương khá. Những ngành đang được ưa chuộng hiện nay phần lớn liên quan đến kinh doanh và công nghệ thông tin.

Nếu một sinh viên chuyên về phần mềm thì người này không cần phải học các lớp có liên quan đến những vấn đề khác mà nên học hỏi, tìm hiểu sâu thêm về chuyên môn của họ.

Giáo sư Đào Dan

Thầy, cô giáo là những người trực tiếp dạy bảo và hướng dẫn các em cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến chọn lựa ngành nghề của các em khi bước vào ngưỡng cửa đại học.

Trao đổi qua điện thoại, bà Trần Thị Thúy Hằng, một giáo viên Anh ngữ cho biết với kinh nghiêm mấy mươi năm trên bục giảng, tin rằng không có ngành nào quan trọng hơn ngành nào, điều quan trọng là học sinh phải nhận biết được chính mình trong việc xác định khả năng và có hiểu biết cơ bản về ngành mình muốn theo đuổi.

Bà Hằng cho rằng, để thành công trong công việc thì chính người làm việc đó phải yêu nghề, có óc sáng tạo, và năng khiếu cũng là một điều cần thiết. Khi được hỏi về nghề giáo mà bà đã theo đuổi trong nhiều năm qua, bà nói:

“Ngành giáo dục tại Việt Nam đang có những thay đổi nhất định để hợp với đà tiến của thế giới. Nhiều sinh viên ra trường có bằng cấp cao và điểm tốt nhưng không hợp với nhu cầu của xã hội thì vẫn không tìm được việc làm xứng đáng.”

Vấn đề đào tạo ở VN

dhktdnang-hypertech.vn-250
Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng. Photo courtesy of hypertech.vn (Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng. Photo courtesy of hypertech.vn)

Giáo sư Đào Dan, hiện là giảng viên trường cao đẳng Richland thuộc quận hạt Dallas, đã có thời gian công tác tại Việt Nam với cương vị cố vấn tại ĐH Cần Thơ trong lãnh vực công nghệ thông tin nhận định, nền giáo dục Việt Nam hiện vẫn chưa được thống nhất. Mỗi trường có một cách dạy khác nhau, các văn bằng không có giá trị đồng đều do vậy nên khi các sinh viên khi tìm việc với những công ty nước ngoài thường gặp khó khăn. Ông Dan nhận xét:

"Vấn đề lớn nhất tại Việt Nam là không có sự thống nhất giữa các trường với nhau, sinh viên có thể lấy một lớp tại trường này nhưng khi chuyển trường thì lớp đó không có giá trị với trường mới nên sinh viên phải bắt đầu lại từ đầu, đó là cái khó thứ nhất. Kế đến, hiện ở Việt Nam, có rất nhiều công ty muốn đầu tư và nhận những thợ máy giỏi hay ít nhất là có bằng cấp cơ bản nhưng rất ít người hội đủ tiêu chuẩn này do đó chúng ta bị mất cơ hội hợp tác với họ.

Trong chương trình làm việc của tôi tại Việt Nam, tôi nhận thấy sinh viên được dạy tất cả các môn ngành có liên quan đến công nghệ thông tin nhưng điều đó không cần thiết. Nếu một sinh viên chuyên về phần mềm thì người này không cần phải học các lớp có liên quan đến những vấn đề khác mà nên học hỏi, tìm hiểu sâu thêm về chuyên môn của họ.

Nếu người giáo viên giỏi chuyên môn thì họ có thể làm thêm ở bên ngoài nếu như họ muốn có thêm thu nhập, chưa kể khi họ có bằng thạc sĩ, mức lương lại được nâng lên.

Ông Dan cho biết thêm, qua những trải nghiệm trong công việc một người giáo sư có cơ hội giảng dạy cả ở Mỹ và Việt Nam, ông tin rằng với những thay đổi cần thiết thì Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội hợp tác với nước ngoài. Với ông đồng lương ít hay nhiều tùy vào cái nhìn của người làm ra được những đồng tiền đó và cách chi tiêu có ảnh hưởng lớn đến nhận định một ngành có thu nhập thấp và một ngành thu nhập cao.

"Điều này tùy thuộc vào cách nhìn của mình, không nên đặt hết gánh nặng lên vai chính phủ hay những người dân đóng thuế. Đồng lương giáo viên không phải là thấp nếu chúng ta nhìn vấn đề một cách khách quan hơn. Giáo viên

chỉ có hợp đồng làm việc trong vòng 9 tháng và 3 tháng kia trong năm họ có thể làm tất cả những gì họ muốn. Thêm vào đó, nếu người giáo viên giỏi chuyên môn thì họ có thể làm thêm ở bên ngoài nếu như họ muốn có thêm thu nhập, chưa kể khi họ có bằng thạc sĩ, mức lương lại được nâng lên.


Tính đến tháng 4/2010, trường ĐHSPTPHCM có:
- 619 giảng viên, trong đó có 416 giảng viên có trình độ trên Đại học.
- 24 GS và Phó GS, 126 Tiến sĩ và TSKH, 286 Thạc sĩ.

Một ví dụ điển hình, các thầy cô bán thời gian tại trường tôi vào mùa hè là những giáo viên chính thức tại các trường trung học. Giá trị của đồng lương còn tùy thuộc vào cách chi tiêu và cách nhìn của từng cá nhân, không thể nói chung chung về một ngành nghề nào cả.”

Nguồn thông tin cho các em học sinh trong việc định hướng một ngành nghề để vừa có thể đáp ứng được sở thích cũng như bảo đảm được sự an toàn cho kinh tế gia đình và bản thân trong thời buổi hiện tại rất dồi dào. Thầy, cô là một trong những nguồn tài nguyên vô giá đó vì họ có những trải nghiệm quý giá suốt cả quảng đời trên bục giảng của họ.

Theo dòng thời sự: