Kế hoạch xâm chiếm Campuchia của Việt Nam
Tờ truyền đơn cũng cáo buộc Thủ tướng Campuchia là kẻ phản bội vì không có hành động ngăn chặn các hoạt động khai thác gỗ, mỏ vàng và nhập cư trái phép của người Việt. Hiện cảnh sát Campuchia đã bắt được một nghi phạm, còn giới chức nhân quyền kêu gọi cảnh sát xác định rõ mục tiêu phê bình để giải quyết công bằng.
Cảnh sát Thủ đô Phnom Penh bắt giữ một nghi phạm liên quan vụ truyền đơn chống Thủ tướng Hun Sen và cáo buộc công tác cắm cột mốc biên giới giữa Campuchia và Việt Nam đã làm cho đất Campuchia đang bị lấn chiếm.
Trưởng cánh sát Thủ đô Phnom Penh Touch Naruth cho Đài Á Châu tự do biết vào hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng giêng rằng, có gần 70 tờ truyền đơn được rải trong 4 Quận của Thủ đô Phnom Penh vào hôm thứ Sáu. Hiện cảnh sát đã bắt được một kẻ tình nghi và cảnh sát đang điều tra những băng nhóm liên quan còn lại.
Cảnh sát Thủ đô Phnom Penh bắt giữ một nghi phạm liên quan vụ truyền đơn chống Thủ tướng Hun Sen và cáo buộc công tác cắm cột mốc biên giới giữa Campuchia và Việt Nam đã làm cho đất Campuchia đang bị lấn chiếm.<br/>
Tờ truyền đơn Đài Á Châu tự do nhận được, mang danh hiệu “Tiếng Nói Người Khmer Yêu Nước”, viết rằng Thủ tướng Hun Sen là kẻ phản bội và bán nước. Thủ tướng chia cắt đất nước cho Việt Nam bằng công tác cắm cột mốc biên giới giữa hai nước. Tờ truyền đơn còn cho rằng, ông Hun Sen đã cho phép cả dân thường, quân đội và gián điệp Việt Nam nhập cảnh bất hợp pháp. Ngòai ra, ông cùng với băng nhóm đã khai thác gỗ,
mỏ vàng và phá hoại thủy sản. Thủ tướng cùng băng nhóm phục vụ và bảo vệ quyền lợi các Công ty Việt Nam đang sử dụng quyền lực để tước đoạt đất đai dân chúng Campuchia. Và Việt Nam đang theo đuổi bắt bớ những người Khmer yêu nước là thành viên của đảng Nhân dân Campuchia bởi vì hiện đã có rất nhiều người yêu nước trong đảng Nhân dân Campuchia thức tỉnh.
Nội dung tờ truyền đơn còn cho rằng, người dân Campuchia thấy tình hình Campuchia đã lâm sâu vào cảnh nguy hiểm vì áp chế chính trị của Cộng sản Việt Nam đang quản lý, truy nã người dân Campuchia bằng nhiều hình thức khác nhau.<br/>
Nội dung tờ truyền đơn còn cho rằng, người dân Campuchia thấy tình hình Campuchia đã lâm sâu vào cảnh nguy hiểm vì áp chế chính trị của Cộng sản Việt Nam đang quản lý, truy nã người dân Campuchia bằng nhiều hình thức khác nhau. Hơn nữa, những người Việt đang sống ở Campuchia, họ biết nói tiếng Khmer rất rõ.
Tờ truyền đơn còn kêu gọi dân chúng Campuchia thức tỉnh, vì Việt Nam đang có chiến lược cải cách để xâm lược Campuchia.
Biểu lộ ý kiến nhưng không được nói xấu chính phủ
Liên quan nội dung những tờ truyền đơn này, trưởng cảnh sát Phnom Penh Touch Naruth cho biết những tờ truyền đơn nào chỉ mang nội dung bày tỏ ý kiến, thì chính quyền sẽ không có hành động đàn áp, tuy nhiên nội dung của những tờ truyền đơn cảnh sát tịch thu được, đều có nội dung cáo buộc Thủ tướng Hun Sen là kẻ phản bội. Ông Touch Naruth cho biết:
“Từ kẻ phản bội là những từ ngữ rất nặng nề, đặt biệt sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín Thủ tướng bởi vì ông là lãnh đạo cao cấp của Chính phủ hoàng gia Campuchia. Thủ tướng đang cố gắng thúc đẩy phát triển đất nước và dân chúng ủng hộ bầu chọn, nhưng họ lại gọi Thủ tướng phản bội. Chúng tôi là cảnh sát, chúng tôi không để họ xem thường và làm ảnh hưởng đến ủy tín Chính phủ. Chúng tôi có nghĩa vụ giữ trật tự an ninh và không thể đồng ý cho họ có họat động như vậy, nhưng trong trường hợp truyền đơn để góp phần xây dựng đất nước thì không sao.”
Nếu như tờ truyền đơn chỉ bày tỏ hay phê bình để xây dựng đất nước, thì chúng tôi ủng hộ. Nhưng nếu như họ phê bán, bôi nhọ cá nhân hay lãnh đạo cao cấp thì chính phủ nên theo dõi điều tra làm rõ nguyên nhân.
Ông Chan Soveth
Ông Chan Soveth, nhân viên điều phối tổ chức nhân quyền ADHOC cho biết rằng, tổ chức ông chưa xác định được mục tiêu của người rải truyền đơn chống chính phủ. Ông cũng không biết biện pháp chính phủ để ngăn chặn các hoạt động rải truyền đơn, nhưng tất cả các thông tin tuyên truyền mang nội dung xuyên tạc làm ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo cao cấp, và đất nước, thì tất nhiên Chính phủ phải điều tra và đưa ra giải quyết một cách công bằng. Ông Chan Saveth bày tỏ thêm:
“Nếu như tờ truyền đơn chỉ bày tỏ hay phê bình để xây dựng đất nước, thì chúng tôi ủng hộ. Nhưng nếu như họ phê bán, bôi nhọ cá nhân hay lãnh đạo cao cấp thì chính phủ nên theo dõi điều tra làm rõ nguyên nhân. Động thái này làm ảnh hưởng đến uy tín đất nước bởi vì người lãnh đạo đã có chức vụ, có khả năng để bảo vệ đất nước và đảm bảo Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.”
Ông Heng Say Hong, nhân viên tổ chức nhân quyền LICADO cũng cho biết, vào hôm thứ năm, ngày 27 tháng giêng vừa qua, có hơn 70 tờ truyền đơn mang nội dung chống chính phủ như vừa nêu đã được tìm thấy ở tỉnh Battambang, nhưng cho đến nay chưa có nghi phạm bị bắt.
Theo dòng thời sự:
- Campuchia - Việt Nam đấu thầu in bản đồ biên giới
- Hai người nhổ cột mốc biên giới khẳng định Việt Nam xâm lấn lãnh thổ Campuchia
- Sam Rainsy muốn LHQ giải quyết vấn đề biên giới Campuchia-Việt Nam
- Lấn chiếm đất Campuchia bằng cột mốc?
- Vụ án nhổ cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia
- Tòa án Phnôm Pênh mở phiên chất vấn ông Sam Rainsy
- 76% dân chúng Campuchia tin đất nước đang đi đúng hướng?
- Phong trào vận động chữ ký từ chối bản đồ biên giới Campuchia-Việt Nam
- Việt Nam không cho dân biểu Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới?
- Cắm cột mốc biên giới tỉnh Dắk Nông và Modulkiri, Campuchia
- Dân biểu Campuchia đòi giải thích việc bị ngăn chặn khi xem cột mốc