Theo nhà giáo này thì “Bộ giáo dục & đào tạo chịu trách nhiệm về đạo đức và lối sống của học sinh”. Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết, cùng góp ý của hai giáo chức phụ trách giảng dạy từ vài chục năm qua, liên quan đến đề tài này.
Nặng về kiến thức nhẹ về đạo đức
Tờ Dân Trí trích phát biểu của nhà giáo Nguyên Hương cho rằng, chương trình đạo đức học ở bậc tiểu học và giáo dục công dân bậc trung học phổ thông có rất nhiều thứ cần phải am hiểu nhưng lại khó nhớ, khó nhập tâm, không dễ tiếp thu. Nơi học đường giáo viên lo truyền đạt vô số kiến thức, về nhà thì cha mẹ mãi bận rộn với cuộc sống nên ít để ý gì đến con cái, không có thời giờ chỉ dạy, giải bày cách ứng xử trong xã hội, khiến ý thức đạo đức của học sinh càng đi xuống.
Nơi học đường giáo viên lo truyền đạt vô số kiến thức, về nhà thì cha mẹ mãi bận rộn với cuộc sống nên ít để ý gì đến con cái, không có thời giờ chỉ dạy, giải bày cách ứng xử trong xã hội, khiến ý thức đạo đức của học sinh càng đi xuống.<br/>
Theo các thầy cô thì lâu nay nhà trường xã hội chủ nghĩa đã gỡ bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” thay vào đó bằng những khẩu hiệu, mà dư luận cho là xa vời như : “độc lập, tự do, hạnh phúc, quyết tâm đưa đất nước đến giàu mạnh, phú cường”. Học sinh cần phải được học, được thấy tận mắt những gì thiết thực, cụ thể, có thể kiểm chứng, tránh việc đào tạo trẻ thành những robot, có suy nghỉ, hành động theo cùng một cách máy móc, rẫp khuôn.
Ngoài ra, trong chương trình học hiện nay, có nhiều môn được xem là có tính giáo dục cao, nhưng lại khô khan, siêu hình, không gắn liền với thực tiễn và cuộc sống hàng ngày, khiến các em nhàm chán, vì nặng về “dạy chữ nghĩa” mà nhẹ về “dạy dỗ người”.
Theo các thầy cô thì lâu nay nhà trường xã hội chủ nghĩa đã gỡ bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" thay vào đó bằng những khẩu hiệu, mà dư luận cho là xa vời như : "độc lập, tự do, hạnh phúc, quyết tâm đưa đất nước đến giàu mạnh, phú cường".<br/>
Hơn nữa, ngay nơi học đường vẫn có các thầy, cô giáo vi phạm về mặt đạo đức, chưa thật sự làm gương cho học trò noi theo. Việc phối hợp, cộng tác giữa nhà trường với gia đình, cùng các cơ quan hữu trách tại địa phương còn lỏng lẻo, lơ là, chưa đạt hiệu quả như người ta kỳ vọng.
Hãy thực tế với các em
Những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục được nhà giáo Nguyễn Hợp kể lại với phóng viên Ban Việt Ngữ. Ông từng dạy học ở Hà Nội từ thập niên 50, nay đã nghỉ hưu, nhưng trong gia đình còn nhiều con cháu tiếp tục phục vụ ngành giáo dục:
“Người ta dạy những thứ mà người ta thích, như lý tưởng cộng sản, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng người ta không dạy kỹ năng cơ bản để làm người, làm người trong gia đình, trong xã hội, không dạy những cái đó. Học sinh cấp 3, ra đường thì đi ngược chiều, đi xe máy 4 người, không đội mũ bảo hiểm, có chuyện đánh nhau. Tất nhiên cũng có đứa ngoan ngoản, tuy nhiên người ta không dạy nó làm người, mà dạy những cái viễn vong, phục vụ lý tưởng của người ta. Dạy học chỉ tính thành tích thôi, chương trình học 9 môn, khi công bố thì cắt 5 môn , chỉ báo cáo 4 môn để lấy thành tích. Những môn đạo đức thì bỏ đi hết, học trò biết điều ấy là giả dối, nên cũng giả dối với anh thôi.
Người ta dạy những thứ mà người ta thích, như lý tưởng cộng sản, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng người ta không dạy kỹ năng cơ bản để làm người, làm người trong gia đình, trong xã hội, không dạy những cái đó.
Giáo dục Việt Nam mất hẵn cái gốc là như thế, chưa kể là giáo viên muốn về vị trí tốt, chạy tiền, học sinh về trường tốt chạy tiền. Còn giáo viên trước đây là những người nghèo nhưng người ta an phận, bây giờ trong xã hội theo kinh tế thị trường, nhìn người khác giàu thì đời nào người ta chịu. Tiền chùa các anh ăn nhiều, các anh phải chia cho tôi, bằng cách cho con anh đến tôi học thêm. Họ mở hết lớp học thêm này đến lớp học thêm khác, học mà không hành thì vứt đi, chứ còn gì nữa.”
Tuy nhiên theo GSTS Trần Thị Hồng, Trưởng ban Quan hệ Quốc tế, đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh thì các em học sinh, sinh viên cũng có nhiều điểm đáng khen:
“Câu nói là bộ giáo dục chịu trách nhiệm về đạo đức học sinh, theo tôi hiểu thì ý người ta muốn nói rằng, bộ phải ra những tiêu chuẩn về đạo đức để sinh viên theo, chứ không phải là họ chịu trách nhiệm về đạo đức của sinh viên. Tôi đi dạy, tiếp xúc với sinh viên hàng ngày, tôi thấy vấn đề đạo đức của sinh viên Việt Nam, ngoài những trường hợp cá biệt đưa lên báo chí , còn những phần khác thì các em vẫn là người rất là sáng tạo, rất tốt, không thấy điều gì để mà phàn nàn. Theo tôi thì bộ giáo dục, đào tạo nên đưa ra những tiêu chí về đạo đức, như kính trọng người già, lễ phép với thầy giáo, ý của tôi là như vậy”.
Qua những ý kiến, lập luận được trình bày trên mặt báo, bộ giáo dục và đào tạo hứa sẽ tổng hợp những quan điểm, suy nghỉ từ nhiều phía để đánh giá về nội dung chương trình giảng dạy môn công dân, đạo đức lối sống của học sinh, hầu biên soạn một tài liệu hướng dẫn thích hợp cho mọi lứa tuổi học sinh. Bộ sẽ đặc biệt chú trọng tới vấn đề làm cách nào để giáo dục đạo đức, lối sống, cách cư xử ngoài xã hội cho học sinh một cách có hiệu quả hơn.
Đỗ Hiếu RFA, BKK, Thailand.