Thế giới trông chờ gì từ Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân

Ít giờ đồng hồ trước đây, Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân đã khai mạc tại thủ đô Washington với sự tham dự của 46 lãnh đạo các nước từ mọi châu lục. Mục tiêu của Thượng Đỉnh là nhằm làm sao ngăn chận, không để võ khí hạt nhân hay kỹ thuật chế tạo võ khí hạt nhân lọt vào tay bọn khủng bố.

0:00 / 0:00

Trước giờ Thượng Đỉnh khai mạc, Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ có dịp trao đổi với ông Peter Crail, Cố Vấn Văn Phòng Giải Giới của Liên Hiệp Quốc, thành viên của Hiệp Hội Giải Trừ

Ông Peter Crail, Cố Vấn Văn Phòng Giải Giới của Liên Hiệp Quốc
Ông Peter Crail, Cố Vấn Văn Phòng Giải Giới của Liên Hiệp Quốc. Ảnh do tác giả cung cấp (Ảnh do tác giả cung cấp)

Võ Khí Toàn Cầu. Sau đây là những điểm chính của buổi nói chuyện giữa chúng tôi và ông Peter Crail. Phần chuyển ngữ do Trân Văn đọc.

Trọng tâm Hội nghị

Nguyễn Khanh: Theo ông thì thế giới có thể trông chờ gì vào Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân?
Ông Peter Crail: Điều mọi người đang trông chờ là lời cam kết của gần 50 quốc gia dự Thượng Đỉnh, cam kết là sẽ kiểm soát thật chặt chẽ, không để võ khí hạt nhân hay kỹ thuật chế tạo võ khí hạt nhân lọt vào tay quan khủng bố. Các nước tham dự cũng sẽ cam kết kiểm soát chặt chẽ những đường dây buôn võ khí xuyên quốc gia, cũng nhắm vào mục đích không thể để khủng bố có được võ khí hạt nhân.
Nguyễn Khanh: Ông cũng rõ là sau ngày biến cố 11 tháng Chín năm 2001 xảy ra, lãnh đạo Hoa Kỳ lúc đó là Tổng Thống George W. Bush nói rằng quân khủng bố ở khắp mọi nơi, khắp mọi ngõ ngách trên mặt đất. Điều này cũng được Tổng Thống Hoa Kỳ đương nhiệm là ông Brack Obama nói tới. Như vậy, tại sao chỉ có chừng 50 nước được mời đến Washington dự Thượng Đỉnh?
Ông Peter Crail: Lý do là vì chính phủ Hoa Kỳ muốn có mặt của một số nước tiêu biểu cho từng nhóm quốc gia, và theo tôi hiểu thì những nước được mời tham dự Thượng Đỉnh là những quốc gia có liên quan đến vấn đề hạt nhân, chẳng hạn như có những cơ sở hạt nhân hoặc đang trên đường thiết lập những cơ sở này, và các nhà lãnh đạo được mời là những người có chung ý tưởng phải ngăn chận không để khủng bố có được võ khí hay nhu liệu hạt nhân.

Mục tiêu của Thượng Đỉnh là đi tìm sự đồng thuận và kết quả sẽ được xem là kết quả chung của thế giới, của các khu vực, của những nhóm quốc gia chứ không phải chỉ là kết quả của những nước hiện diện.

Ông Peter Crail

Thành ra dù số khách mời trông có vẻ giới hạn, nhưng trách nhiệm thì vẫn là trách nhiệm chung của mọi nước, quan tâm vẫn là mối quan tâm của toàn cầu. Mục tiêu của Thượng Đỉnh là đi tìm sự đồng thuận và kết quả sẽ được xem là kết quả chung của thế giới, của các khu vực, của những nhóm quốc gia chứ không phải chỉ là kết quả của những nước hiện diện.
Tiện thể tôi cũng muốn nhắc lại là trước đây Liên Hiệp Quốc đã tổ chức hội nghị toàn cầu, lần này hội nghị do Hoa Kỳ triệu tập trông có vẻ nhỏ hơn nhưng mục đích không khác nhau. Đồng thời Thượng Đỉnh Washington sẽ tạo cơ hội cho các nước tham dự có thì giờ thảo luận rốt ráo hơn với nhau.

Ngăn chặn nguyên liệu

Nguyễn Khanh: Trước giờ Thượng Đỉnh khai mạc, các viên chức Nhà Trắng vẫn nói rằng cách duy nhất để võ khí hạt nhân hay kỹ thuật chế tạo võ khí hạt nhân không lọt vào tay khủng bố là phải kiểm soát thật kỹ. Liệu điều đó có khả thi không?

Nuclear-security-summit
Nuclear-security-summit

Ông Peter Crail: Nếu nói là dễ thì không, nhưng có thể làm. Tôi xin đơn cử một thí dụ, nếu không có nhu liệu thì khủng bố không thể nào chế tạo võ khí hạt nhân, và kiểm soát mọi đường để ngăn chận không cho bọn chúng có nhu liệu chế tạo võ khí là công tác mà các nước sẽ làm.
Muốn làm điều này thì đương nhiên, đòi hỏi sự tiếp tay của mọi quốc gia và được thực hiện dưới những hình thức khác nhau. Chẳng hạn như những nước có các nhà máy điện hạt nhân phải kiểm soát thật kỹ lưỡng, không để lọt uranium vào tay khủng bố, và sau này sẽ có cả những quy định mang tính quốc tế và các nước phải tuân thủ. Hiện giờ chưa có quy định này, nhưng sẽ được nói đến ngay sau Thượng Đỉnh. Nói cách khác, mức độ hợp tác toàn cầu chắc chắn sẽ tăng cao hơn nhiều sau khi lãnh đạo các nước rời Washington.

Nếu nói là dễ thì không, nhưng có thể làm. Tôi xin đơn cử một thí dụ, nếu không có nhu liệu thì khủng bố không thể nào chế tạo võ khí hạt nhân, và kiểm soát mọi đường để ngăn chận không cho bọn chúng có nhu liệu chế tạo võ khí là công tác mà các nước sẽ làm.

Ông Peter Crail

Chắc chắn các nước tham dự sẽ có lời cam kết, nhưng thưa ông câu hỏi được đặt ra là sau khi rời Washington họ phải làm những gì?
Ông Peter Crail: Bên cạnh bản thông cáo chung sẽ được phổ biến vào ngày mai khi Thượng Đỉnh Washington kết thúc, các nước tham dự còn tính đến một kế hoạch hành động chung.
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ sắp tới, các phái đoàn sẽ bàn thảo với nhau về những bước kế tiếp cần làm là những bước gì, những bản hiệp ước nào phải được thông qua, phải ký kết, và muốn hợp tác có kết quả thì các nước phải làm những gì, kể cả chuyện nước có phương tiện hành động phải trợ cấp cho nước không có đủ phương tiện như thế nào. Điều đó có nghĩa là sẽ có quốc gia bảo đây là những điều nước chúng tôi muốn làm và sẽ có nước bảo đây là những gì chúng tôi có thể giúp cho các bạn, để cuối cùng mọi quốc gia có thể thực hiện kế hoạch như nhau và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông.

Theo dòng thời sự: