Đó là dân nghèo tại Thành phố mang tên Bác nghèo hơn dân cùng cảnh ngộ tại thủ đô Hà Nội, mặc dù thu nhập bình quân đầu người ở Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn trung tâm phía Bắc này.
Cuộc khảo sát đánh giá mức độ nghèo của đô thị ở hai trung tâm lớn nhất trong cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành từ tháng 10 – 11 năm ngoái, nhằm định lượng mức nghèo ở các đô thị để chính quyền các cấp điều chỉnh chính sách xóa đói giảm nghèo cho đạt hiệu quả hơn.
Sự phát triển đô thị ngày càng tăng thì tình trạng nghèo ở đô thị ngày càng trở nên trầm trọng. Kết quả của cuộc khảo sát, cho thấy sự chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người nghèo nhất và giàu nhất khoảng 6 lần rưởi.
Ngoài mức chênh lệch khủng khiếp về thu nhập giữa các nhóm giàu, nghèo. Vấn đề nghèo còn thể hiện ở sự hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhà ở, công ăn việc làm, v.v…
Mức độ đầu tư
Đề cập đến kết quả khá bất ngờ của cuộc khảo sát, đánh giá mức độ nghèo ở đô thị tại hai trung tâm lớn nhất trong cả nước cho thấy, trung tâm lớn nhất phía Nam “nghèo” hơn Hà Nội, một cư dân ở Thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến:
“Tôi cũng không ngạc nhiên lắm về kết quả khảo sát này vì nếu theo dõi mức sống tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì thấy hầu như chỉ tập trung ở các huyện nội thành mà thôi, chứ còn mức sống ở ngoại thành vẫn còn thấp lắm.
Trong một số năm gần đây tất cả đầu tư cơ bản, hay đầu tư cho hành chính công là nằm tập trung ở khu vực phía ngoài kia.
Một cư dân TPHCM<br/>
Trong khi ở Hà Nội thì từ mức trung lưu trở xuống đến bình dân thì vẫn cao hơn trong thành phố vì họ có tích lũy. Trong một số năm gần đây tất cả đầu tư cơ bản, hay đầu tư cho hành chính công là nằm tập trung ở khu vực phía ngoài kia.
Hôm qua, hôm nay báo chí Việt Nam cũng đang tranh luận về các số liệu của báo cáo này. Một số người cho rằng thống kê này không đầy đủ, không phản ánh. Theo tôi nhận thấy, kết quả này phản ánh như thế là đúng, chỉ nhìn trên bình diện xã hội thôi.”
Ảnh hưởng của làn sóng nhập cư
Tỉ lệ dân nhập cư ngày càng đông làm gia tăng tỷ lệ nghèo ở khu vực đô thị. Trong khi tình trạng việc làm của họ rất bấp bênh, thu nhập thấp, không có nơi trú ngụ ổn định. Đây là những lý do khiến họ khó tiếp cận được các dịch vụ y tế, văn hóa, xã hội.
Những vấn đề xã hội do tình trạng đô thị hóa và làn sóng người nhập cư đổ xô đến các đô thị lớn tìm việc làm hiện nay được giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Viện Phó Viện Việt Nam học giải thích như sau:
“Thực ra hiện nay quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất nhanh và rất mạnh. Khi đô thị hóa phát triển mạnh, quá trình định cư cũng xảy ra nhiều. Trong đó có nhập cư chính thức, và cả di cư tạm thời.
Hiện tượng dân nhập cư với số lượng nhiều thì quá trình phân hóa giàu nghèo, và những dịch vụ xã hội chưa chắc đã đáp ứng được đầy đủ thì có thể sẽ gây ra những cản trở trong việc đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ. Có thể là cả về y tế, giáo dục, rồi khi nó phát triển mạnh thì việc làm cũng là một vấn đề gay gắt, và cũng ảnh hưởng đến thu nhập.”
Người dân của thành phố này cũng nêu ra tình cảnh của đội ngũ những người nhập cư từ các nơi khác đổ xô về thành phố kiếm sống:
Tại vì hiện nay trong số những người bán vé số thì những người miền Trung vào rất đông, mà thu nhập bình quân của một người bán vé số dạo trung bình mỗi ngày, kiếm được hay nhất chỉ có 50.000 đồng thôi, ...
GSTS Nguyễn Quang Ngọc
“Tại vì hiện nay trong số những người bán vé số thì những người miền Trung vào rất đông, mà thu nhập bình quân của một người bán vé số dạo trung bình mỗi ngày, kiếm được hay nhất chỉ có 50.000 đồng thôi, tương đương với một người đi phụ hồ. Có những người có thể lời mỗi ngày mấy trăm ngàn, nhưng đối với những người đó có thể họ có những mối thân quen.
Mà nguyên tắc “đất lành chim đậu”, 50.000 đồng/ngày còn hơn ở ngoài Trung một ngày làm không có nên cũng phải chấp nhận vấn đề nhập cư. Tôi quan niệm rằng, đồng bào mình nghèo thì chổ nào người ta sống được tốt hơn thì cũng phải để người ta sinh sống.”
Kết quả cuộc khảo sát do Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc tài trợ cho thấy, gần 60% dân nhập cư không có Bảo hiểm xã hội. Tỉ lệ học sinh trường công trong nhóm dân mới nhập cư dưới 65% so với nhóm dân thường trú là trên 82%. Tỉ lệ không tham gia vào các hoạt động xã hội cũng thấp hoặc hầu như không có.
Lý do phổ biến được đưa ra là do không có hộ khẩu, hoặc một số người nhập cư nói rằng họ mãi lo kiếm sống mà không có thời gian để tham gia các hoạt động xã hội.
Giải pháp
Bàn về giải pháp cho tình trạng được nêu ra, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc cho biết ý kiến:
“Những vấn đề về đời sống hiện nay là tổng thể của rất nhiều vấn đề, nên để giải quyết nó phải là tổng hợp của nhiều giải pháp. Trong đó có những giải pháp, ví dụ như: giải pháp về chính sách, giải pháp về đầu tư, giải pháp về quản lý đô thị. Nên phải tổng hợp, kết hợp giải quyết một cách tương đối đồng bộ các giải pháp thì mới có thể giải quyết được.
Hiện nay theo xu hướng của Việt Nam, kinh tế địa phương đang phát triển, một là đa dạng hóa nông nghiệp, hai là phát triển dịch vụ, ba là các hình thức làng nghề. Hiện nay các địa phương đang khuyến khích rất cao xu hướng đa dạng hóa, chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.”
Cũng theo nhà nghiên cứu này, kinh tế làng nghề cũng là một hình thức tốt; giúp cho nông dân kiếm thêm thu nhập vào những lúc rảnh rổi sau mùa vụ. Đồng thời sản xuất ra sản phẩm hàng hóa không những chỉ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy chất lượng cuộc sống là một vấn đề mà các nhà quản lý xã hội phải quan tâm hơn nữa thông qua các chính sách an sinh mà tất cả mọi người dân, nhất là những người nghèo phải được tiếp cận một cách dễ dàng nhất.