
Ước tính đến năm 2012 sẽ có đến hơn 3,700 trẻ dưới 15 tuổi bị nhiễm virus này và ngày càng có nhiều phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV/AIDS.
Trong khi đó tình hình phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn còn hiện hữu ở nhiều nơi, mặc dù Việt Nam đã có luật phòng chống HIV AIDS có hiệu lực từ hôi đầu năm 2007.
Nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, Việt Hà hỏi chuyện ông Scott Damder, chuyên viên về HIV/AIDS của tổ chức UNICEF về quyền của trẻ em có HIV ở Việt Nam.
Luật pháp và Thực tế
Vi ệt Hà: Th ưa ông Scott Damder. Xin ông cho bi ết quy ền c ủa tr ẻ em nhi ễm HIV ở Vi ệt Nam đ ược pháp lu ật đ ảm b ảo th ế nào?
Scott Damder: Liên quan đến vấn đề chính sách thì chính phủ Việt nam đã phê duyệt một kế hoạch hành động cho trẻ em bịảnh hưởng của HIV AIDS. Điều này có nghĩa là hiện đã có một chương trình hành động mạnh mẽ để đảm bảo cho các em có thể thể tiếp cận với các hỗ trợ và dịch vụ điều trị quan trọng cũng như ngăn ngừa việc lây lan của HIV sang trẻ em. Ví dụ như việc lây truyền từ mẹ sang con.
Đồng thời luật cũng đảm bảo trẻ em bịảnh hưởng bởi HIV AIDS có các quyền được đến trường và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, nếu nói về mặt pháp luật thì trẻ em Việt Nam đang được đảm bảo tốt.
Vi ệt Hà: Lu ật pháp thì nh ư v ậy nh ưng trong th ực t ế vi ệc th ực thi lu ật pháp ra sao, và li ệu có s ự khác bi ệt gì trong vi ệc th ực thi lu ật t ại các thành ph ố l ớn và nông thôn?
Scott Damder: Không phải chỉ có vấn đề là thành thị và nông thôn. Tôi nghĩ là có nhiều vấn đề cần phải xem xét ở đây. Theo tôi một trong các vấn đề quan trọng nhất là sự kỳ thị đối với trẻ em có HIV mặc dù đã có một chương trình rất mạnh và luật pháp cũng như chương trình hành động của quốc tế.
Vẫn còn sự kỳ thị rộng ở cả thành phố lẫn nông thôn. Và cộng đồng còn thiếu sự hiểu biết ví dụ như họ chưa hiểu làm thế nào mà HIV bị lây truyền, hoặc sự thiếu tự tin trong các giáo viên và những người có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe khác để giải quyết các vấn đề khi có sự kỳ thị.
Còn ở các vùng nông thôn thì dịch vụ chăm sóc sưc khỏe cơ bản còn yếu ở nhiều nơi, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe tiền sinh sản. Vì vậy rất khó để có được một hệ thống thực sự mạnh ngăn ngừa việc lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Vì thế hiện chúng tôi đang tham gia vào một chương trình nhăm ngăn chặn việc lây truyền từ mẹ sang con, mục tiêu là ở 40 tỉnh trong tổng số 64 tỉnh thành. Và hy vọng tương lai sẽ giúp toàn bộ các bà mẹ tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe ngăn ngừa việc lây truyền vi rút sang con.
Các chương trình phòng chống
Vi ệt Hà: Th ưa ông, Unicef hi ện đang làm gì và có k ế ho ạch gì trong vi ệc giúp Vi ệt Nam gi ải quy ết nh ững v ấn đ ề còn t ồn đ ọng đ ể đ ảm b ảo quy ền l ợi đ ầy đ ủ cho tr ẻ có HIV?
Scott Damder: UNICEF tại Việt Nam có một chương trình hoạt động của Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi là một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, vì thế chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với các tổ chức quốc tế khác như WHO và UNESCO để giúp chính phủ Việt nam thực hiện tốt các chương trình phòng chống HIV AIDS.
Chúng tôi làm việc giống như là một nhóm và ở nhiều cấp độ. Ở mức quốc gia thì chúng tôi làm việc với quốc hội, chính phủ, các bộ then chốt như bộ Y tế, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động thương binh và xã hội để thực hiện các chương trình giúp trẻ em được tiếp cận với hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các bảo vệ xã hội khác.
Chúng tôi có các chương trình ở cấp quốc gia để đẩy mạnh việc thực hiện các luật và quy định. Chúng tôi cũng làm việc với các tỉnh. Chúng tôi hỗ trợ các bộ trong việc đưa giáo dục về HIV, và giới tính vào trường học để đảm bảo các em và giáo viên tiếp cận được các kiến thức và hiểu được làm thê snào HIV bị lây truyền, và vì thế có thể đề cập đến vấn đề kỳ thị trong xã hội.
Chúng tôi cũng làm việc với các cơ quan khác như Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên để đảm bảo việc truyền thông trong cộng đồng. Về mặt y tế thì chúng tôi đẩy mạnh chương trình phòng tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con. Chúng tôi thực hiện nhiều họat động ở nhiều cấp độ vì chúng tôi thấy đây là một vấn đề phức tạp.
Vi ệt Hà: Ông có đánh giá th ế nào v ề hi ệu qu ả c ủa nh ững ch ương trình này ở Vi ệt Nam. Ông có cho r ằng v ấn đ ề gi ảm kỳ th ị trong c ộng đ ồng đ ối v ới tr ẻ b ị ảnh h ưởng b ởi HIV AIDS s ẽ s ớm đ ược gi ải quy ết?
Scott Damder: Tất nhiên vấn đề này cần nhiều thời gian và nỗ lực. Tôi tin là chúng ta sẽ đạt được những thay đổi cần thiết một cách nhanh chóng bởi vì chúng ta có thể nhìn vào các nước lân cận trong khu vực sông Me kông. Họ cũng có những vấn đề này không lâu trước đây và đã có thể giải quyết được thành công.
Dựa vào đó tôi tin là ở Việt Nam một khi vấn đề được nhận thức và có sự hiểu biết, một khi có hành động thì việc thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên điều này cần nhiều thời gian và nỗ lực cũng như sự hợp tác của các tổ chức và chính phủ.
Việt Hà:
Xin c
ảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.