Thanh Trúc phỏng vấn ông Nguyễn Đạt Thành, cựu tù cải tạo nay ở Texas, người vận động công việc bốc mộ, và ông Trần Xuân Khiêm, vừa hoàn tất việc bốc mộ thân phụ chết trong trại tập trung 9 ở Yên Bái hồi năm 1978. Trước hết ông Nguyễn Đạt Thành kể lại từ đầu:
“Chúng tôi bắt đầu gặp đại diện của chính phủ Việt Nam vào tháng Giêng năm 2007, chương trình đi tìm bắt đầu vào tháng Mười 2007. Có tất cả ba chuyến đi về Việt Nam để bốc mộ. Chuyến thứ nhất vào tháng Mười, chuyến thứ nhì vào tháng Mười Hai và chuyến thứ ba là tháng Tư năm 2008.”
Thanh Trúc: Từ đó đến giờ đã có bao nhiêu ngôi mộ được bốc dỡ rồi?
Nguyễn Đạt Thành: Nếu mà chúng tôi trực tiếp đi bốc dỡ đó thì khoảng mười bốn ngôi mộ, còn chúng tôi chỉ cho bà con chi tiết để cho họ đi vì họ có thân nhân bên Việt Nam thì tất cả là hai mươi bốn ngôi mộ. Con số bà con tự đi bốc mộ theo danh sách anh em chúng tôi đã cho khoảng hai tới ba chục phần trăm trong hai trăm chín chục ngôi mộ.
Hồi mới đây chúng tôi đã tìm được thêm bốn mươi lăm ngôi mộ nữa thì tổng số là hai trăm chín mươi ngôi mộ, thì đã bốc khoảng 30% trong hai trăm chín chục đó.
Thanh Trúc: Vì sao không thấy thực hiện thêm đợt bốc mộ nào nữa kể từ tháng Tư 2008 cho đến bây giờ là tháng Giêng 2009?
Còn chờ trên quyết định
Tuy nhiên bên phía chính phủ Việt Nam cho biết rằng vấn đề này còn chờ trên quyết định. Trước đó là chúng tôi đã gặp ông thứ trưởng Nguyễn Thế Sơn và thứ trưởng Nguyễn Thế Sơn nói rằng không trở ngại. Tuy nhiên ông Đặng Hồ Phát cho biết rằng vấn đề nó mới cho nên phải trình lên trên để quyết định và sẽ cho biết sau.
Ông Nguyễn Đạt Thành, cựu tù cải tạo ở Texas
Nguyễn Đạt Thành:Chúng tôi đang gặp trở ngại. Thứ nhất là sáu tới bảy chục phần trăm những ngôi mộ này đang trên đà mất dấu và nằm ở trong rừng, vừa không có mộ bia mà vừa không có nấm mồ, dân chúng đã trồng rừng ở vùng đất đó. Cho nên bắt buộc chúng tôi phải làm mọi cách để xin bốc sớm trước trong vòng năm nay. Chuyến vừa rồi chúng tôi đề nghị xin được bốc tất cả những mộ đó, nếu chính phủ Việt Nam cho đưa về nghĩa trang Bình An tức là nghĩa trang Biên Hòa cũ, để cải táng, thì chúng tôi sẽ thực hiện đúng theo yêu cầu của chính phủ, còn nếu không cho thì chúng tôi sẽ tìm một nơi khác để mà cải táng anh em.
Tuy nhiên bên phía chính phủ Việt Nam cho biết rằng vấn đề này còn chờ trên quyết định. Trước đó là chúng tôi đã gặp ông thứ trưởng Nguyễn Thế Sơn và thứ trưởng Nguyễn Thế Sơn nói rằng không trở ngại. Tuy nhiên ông Đặng Hồ Phát cho biết rằng vấn đề nó mới cho nên phải trình lên trên để quyết định và sẽ cho biết sau. Do đó chúng tôi chưa thực hiện được vấn đề bốc những ngôi mộ mà không có tên tuổi đó.
Cái thứ hai là ở địa phương cũng như các trại có mộ của tù cải tạo, chúng tôi đến đó thì chính quyền địa phương cũng như các trại cải tạo cho biết cần phải có giấy giới thiệu của chính phủ. Nhưng như đã biết thì bên chính phủ Việt Nam làm sao mà cấp giấy giới thiệu cho chúng tôi được. Cho nên chúng tôi yêu cầu để xin bên Bộ Ngoại Giao giúp đỡ bằng cách nào đó, cho người đi theo, hoặc là thông báo trước những nơi đó để họ mở hồ sơ và cho chúng tôi biết cái sơ đồ của ngôi mộ và những cái tin tức tên họ của những người chết tại các trại cải tạo. Thì bên chính phủ Việt Nam nói sẽ trình lên trên và cho biết sau.
Thanh Trúc: Những trở ngại mà ông vừa kể với những ngôi mộ bốc trước thì không gặp bởi lúc đó được chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi hay sao, mà bây giờ thì lại gặp khó khăn?
Nguyễn Đạt Thành: Tôi không nghĩ rằng bên phía Việt Nam làm khó khăn, nhưng theo tôi biết vấn đề này rất là tế nhị cho nên bên phía chính phủ bên Bộ Ngoại Giao phải trình lên thượng cấp. Chẳng hạn như chúng tôi xin đưa những phần mộ đó về bên nghĩa trang Biên Hòa thì có một dư luận, tôi nói rõ là dư luận bên ngoài có một vài người họ nói với tôi chứ không phải là đại diện của chính phủ Việt Nam, nói rằng đưa về đó sẽ gây khó khăn và có ảnh hưởng không tốt. Họ nói như vậy thì tôi cũng nghe như vậy thôi. Nhưng mà tôi thấy về phía chính phủ Việt Nam có thể trong tương lai cũng sẽ nhìn nhận lại bị vì vấn đề anh em tù cải tạo chết là một sự thật hiển nhiên mà mọi người đều biết. Và khi mà chương trình này đã mở ra thì chính phủ cũng đã xác nhận là như vậy và cũng đã tỏ ra có thái độ nhân đạo cho nên việc đem về nghĩa trang Biên Hòa theo ý của tôi và cái nhìn của một vài vị trong Bộ Ngoại Giao thì thật sự nó vừa tế nhị nhưng mà có thể thực hiện được. Thực tâm của chúng tôi là đưa anh em về mà thôi chứ không có một ý nghĩa nào về chính trị cả. Tôi hy vọng trong những ngày sắp tới chính phủ cho chúng tôi bốc mộ sớm . Còn nếu chỉ cho bốc vài cái rồi ngưng bốc vài cái rồi ngưng chắc chúng tôi không làm được bởi vì làm vậy thì sẽ không còn ngôi mộ nào để bốc cả, mộ mất dấu hết, vô trong rừng rồi mà bây giờ phá rừng tìm quả thật là khó khăn. Cái thứ hai nữa là những người địa phương biết tung tích ngôi mộ thì có thể họ già họ chết hoặc di chuyển chổ khác thì chúng tôi không cách nào để bốc được.
Khó khăn từ trên xuống dưới
Từ California, ông Trần Xuân Khiêm , thân phụ là trung tá Trần Xuân Phú chết năm 1978 trong trại tập trung ở Yên Bái nhưng gia đình không nhận được giấy báo tử, kể lại trường hợp chuyến bốc mộ tháng Mười Hai 2008 sau khi đã về Việt Nam Trước đó để tìm dấu vết ngôi mộ người cha quá cố:
… Sau đó phường quyết định cho phép bốc mộ, nói chúng tôi phải trả lệ phí cho người trông mộ, ngoài ra người trông mộ hoặc chăm sóc nghĩa trang không được quyền ngăn cản hay đòi hỏi quá đáng về lệ phí. Mà theo tôi biết trong quá khứ cái người trông mộ này đã làm khó khăn một số người và đòi hỏi một số tiền rất quá đáng.
Ông Trần Xuân Khiêm, California
“Khoảng năm 2006-2007 được biết ông Nguyễn Đạt Thành là trưởng một nhóm tù cải tạo, về Việt Nam để tìm kiếm và giúp đỡ bốc mộ những người tù cải tạo bị mất ở Yên Bái và những nơi khác. Thì gia đình tôi liên lạc với ông Nguyễn Đạt Thành và sẵn dịp đó tôi mới đi theo. Cũng may chuyến đó tôi về thì một trong những nơi tôi ra đến thì họ có một cái sơ đồ và trên sơ đồ đó có mộ của thân phụ tôi chôn tại Yên Bái tại phường Yên Thịnh.
Tháng Mười Hai 2008 tôi làm một chuyến đi đầu tiên lên Yên Bái, được biết người giữ sơ đồ là người trong chính quyền. Tôi tìm đến nhà ông ta thì được ông ta chỉ cho tôi là mộ đó không có bia, chỉ có tên trên sơ đồ thôi. Đến ở đấy thì có rất nhiều mộ, một trong những ngôi mộ đó là của cha tôi thì được ông ta chỉ chính xác.
Sau đó tôi tiến hành thủ tục để nộp lên Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, xin họ cấp giấy giới thiệu xuống phường Yên Thịnh để cho mình bốc mộ. Thì Bộ Quốc Phòng có đưa ra là phải cần thêm giấy báo tử nhưng sự thật gia đình tôi không có giấy báo tử nên phải nhờ xã hoặc là phường Yên Thịnh ở đó cung cấp giấy xác nhận thân phụ tôi được chôn ở đó. Được giấy xác nhận mới lên Bộ Quốc Phòng, đến nơi thì một số người trong Bộ Quốc Phòng đòi hỏi giấy tờ tùy thân, khai sanh phải chính xác không hay là giả mạo, rồi phải chứng minh mình là người ở ngoại quốc về. Nói chung có một số rắc rối về cách để cho Bộ Quốc Phòng tin tưởng mình là thân nhân bốc mộ người ruột thịt của mình.
Cuối cùng được giấy giới thiệu từ Bộ Quốc Phòng, mang xuống địa phương thì địa phương lại có vấn đề khác là một nơi có nghĩa trang chôn tù cải tạo còn một nơi thì lại có sơ đồ. Bởi vậy nên phải tốn một chút thời gian để họ tìm cách coi mộ của thân phụ tôi ở đâu. Sau khi được như vậy thì lại gặp khó khăn với người do phường chỉ định để chăm sóc ngôi mộ. Người này có quyền cho mình bốc hay không. Tới đây xảy ra chuyện không đồng ý về tiền bạc.
Cuối cùng thì cũng được sự giúp đỡ của Bộ Ngoại Giao. Họ can thiệp và nói chuyện về chính sách của Việt Nam về những mộ tù cải tạo. Sau đó phường quyết định cho phép bốc mộ, nói chúng tôi phải trả lệ phí cho người trông mộ, ngoài ra người trông mộ hoặc chăm sóc nghĩa trang không được quyền ngăn cản hay đòi hỏi quá đáng về lệ phí. Mà theo tôi biết trong quá khứ cái người trông mộ này đã làm khó khăn một số người và đòi hỏi một số tiền rất quá đáng.
Tổng cộng thời gian tôi ở trên miền Bắc làm giấy tờ rồi chờ đợi các cơ quan đồng ý cho bốc rồi cấp cho giấy giới thiệu đến khi hoàn tất bốc là trong khoảng bốn tuần. Rất khó khăn. Nếu mà có giấy báo tử và giấy tờ chứng minh đầy đủ thì tương đối dễ hơn. Ngoài ra vấn đề tiền bạc cho những người trông coi mộ thì chỉ có một vài nơi gặp khó khăn, còn phần lớn những nơi khác dân người ta rất hiền lành và không đòi hỏi gì hết.”
Theo lời ông Nguyễn Đạt Thành, tháng Ba 2009 ông sẽ về lại Việt Nam trong niềm hy vọng là chính phủ bên nhà tạo điều kiện thuận lợi cho công việc mang tính nhân đạo này.