Giới lãnh đạo mới và khả năng để lèo lái đất nước

Việt Long, phóng viên đài RFA

Dư luận của nước ngoài có nhiều nhận định tích cực về thành phần lãnh đạo mới của Việt Nam. Từ trong nước một số người trong cuộc, thông thạo tình hình chính trị ở Việt Nam từ lâu nay, có thể đánh giá tương tự hay khác biệt về các nhân vật mới?

NguyenTanDung200.jpg
Tân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) trả lời báo giới hôm 29-6-2006. AFP PHOTO

Mời quý vị nghe cuộc trao đổi giữa Việt Long với ông Hoàng Thanh Phong, một nhà phân tích thời cuộc Việt Nam mà quý vị đã từng biết qua. Ông Phong hiện làm một công việc chuyên môn ở trong nước.

Việt Long: Một số nhà quan sát chính trị nước ngoài cho rằng những nhân sự mới của chính quyền Việt Nam gồm những người trẻ tuổi hơn thế hệ lãnh đạo trước đây, có nhãn quan rộng rãi hơn.

Tin tức quốc tế cũng cho là giới đầu tư nước ngoài ở Việt Nam tin rằng những nhà lãnh đạo mới (các ông Triết, Trọng, Dũng) có đủ khả năng chuyên môn để léo lái chính sách kinh tế giữa những thách đố về kinh tế và luật pháp đối với tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế Giới của Việt Nam.

Ông là người thường quan tâm và phân tích tình hình chính trị và kinh tế trong nước, ông có ý kiến gì về những quan niệm đó?

Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, việc Việt Nam chọn lựa xong một ban lãnh đạo mới với các nhân vật trẻ, dưới 66 tuổi, trước hết cần được xem là kết quả của một cuộc vận động rất thành công của lớp lãnh đạo trẻ sau nhiều năm họ bị đặt dưới sự điều hành rất sát sao của các nhân vật già nua, là những người tuy đã chính thức rời khỏi bộ máy nhưng vẫn có các ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày của chính quyền.

Theo thiển ý của tôi, ban lãnh đạo mới này sẽ có khả năng thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nhất của Việt Nam, bao gồm phải tiếp tục tiến trình cải cách kinh tế và chuẩn bị cho Việt Nam hội nhập hiệu quả với WTO. Tôi nghĩ rằng nhân dân Việt Nam đang có nhiều đòi hỏi hết sức cấp bách đối với ban lãnh đạo mới.

Theo thiển ý của tôi, ban lãnh đạo mới này sẽ có khả năng thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nhất của Việt Nam, bao gồm phải tiếp tục tiến trình cải cách kinh tế và chuẩn bị cho Việt Nam hội nhập hiệu quả với WTO. Tôi nghĩ rằng nhân dân Việt Nam đang có nhiều đòi hỏi hết sức cấp bách đối với ban lãnh đạo mới.

Hy vọng đặt vào các ông Nguyễn Minh Triết, Nguyễn phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, là có cơ sở, vì nếu lấy một tiêu chí mà người dân trong nước đang coi là quan trọng hàng đầu là phải quyết tâm chống tham nhũng, thì cả ba ông này đều được coi là trong sạch, không trực tiếp dính dáng đên tham nhũng.

Tuy nhiên, thưa ông là dù sao hiện vẫn còn quá sớm để có thể nói rằng nhân dân đã hoàn toàn tin vào khả năng của ban lãnh đạo mới.

Việt Long: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất thân là sĩ quan công an, từng được tưởng thưởng nhờ lập công lớn trong những vụ phá án những tổ chức chống chính phủ từ nước ngoài về nước hoạt động.

Về sau ông lại sang làm thống đốc ngân hàng, lên tới phó Thủ tướng và nay là Thủ tướng. Ông cũng được sự ủng hộ của Trung Quốc. Vì sao sự nghiệp của ông Dũng từ ngành công an lại sang ngành tài chính, bao hàm những lãnh vực hầu như ít liên quan tới nhau như vậy?

Hoàng Thanh Phong: Xin phép được trình bày thêm đôi chút về ông thủ tướng này: về xuất thân, thì ông Dũng là con trai của một cán bộ đảng, quê ở huyện Thanh Trì của Hà Nội. Cha của ông Dũng đã sớm tham gia đội quân Nam tiến do ông Hồ tổ chức vào Nam Bộ, sinh ra ông Dũng trong đó.

Nhờ là con của một cán bộ thuộc hàng ngũ cao cấp, ông Dũng đã nhận được sự chú ý đặc biệt của tổ chức đảng ở miền Nam. Khi trưởng thành, ông Dũng có hai thành tích lớn: đó là phá được các hoạt động chống chính phủ của một số người bên ngòai như ông đã biết, và ông Dũng cũng đã thành công trong việc tổ chức cho rất nhiều người vượt biên có thu tiền, và số tiền ông thu được khá lớn, giúp cho chính quyền địa phương có ngân sách chi tiêu trong thời kỳ khó khăn cuối 1970s và đầu những năm 1980s.

Lý do ông Dũng thăng tiến khá nhanh là ông đã nhận được sự chú ý đặc biệt của các lãnh đạo cao cấp của nhà nước, trong đó nhiều nhất là từ ông Lê Dức Anh, một người đã nhiều năm nắm giữ rất chắc chắn nhân sự của ngành an ninh Việt Nam.

Bạn nghĩ gì về giới lãnh đạo mới tại Việt Nam? Liệu họ có đủ khả năng chuyên môn để lèo lái chính sách kinh tế giữa những thách đố về kinh tế và luật pháp đối với tư cách thành viên WTO? Xin email về Vietweb@rfa.org

Tôi xin phép được nêu một giải thích ngắn là việc bổ nhiệm ông Dũng qua nhiều vị trí, bao gồm cả làm thống đốc ngân hàng nhà nước, là các bước chuẩn bị giúp ông học cách điều hành nhiều loại hoạt động của bộ máy nhà nước.

Trên thực tế, các lãnh đạo đảng ở Việt Nam đã có một tầm nhìn khá xa trong việc chuẩn bị, hay có thể nói là đào tạo con cái của các cán bộ cao cấp vào các vị trí lãnh đạo tương lai. Đây là một đặc điểm đáng chú ý của chế độ hiện nay.

Còn việc ông Dũng được sự ủng hộ của Trung quốc, thì chúng ta có thể hiểu đây là một yếu tố không thể thiếu được lúc này, vì hiện quan hệ Việt Nam và TQ đang trong một giai đoạn hết sức quan trọng, với nhiều công việc cần được giải quyết trong thời gian 5 năm tới, bao gồm cắm xong mốc đường biên giới 600 km ở phía bắc và hoàn thành việc phân chia biên giới trên biển trong vịnh bắc bộ. Nhiều người chia sẻ với tôi là xây dựng được quan hệ tốt giữa lãnh đạo hai nước là một việc hết sức cần thiết.

Việt Long: Ông Dũng có phải là người có uy lực đối với các chính quyền địa phương để giữ giềng mối lãnh đạo vững chắc từ Trung Ương? Có phải ông ấy được chọn làm Thủ tướng để dựa vào uy lực ấy mà dẹp được quốc nạn tham nhũng? Có tì vết gì về tham nhũng không? Khả năng lãnh đạo và khả năng hành chánh được đánh giá ra sao?

Hoàng Thanh Phong: Chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam đang dựa trên một nguyên tắc goị là tập trung dân chủ, mà nói nôm na là quyền lực tập trung vào chính quyền trung ương. Ngay khi nắm vị trí lãnh đạo chính phủ, ông Dũng đã thể hiện uy lực của mình, đó là bãi chức một tướng an ninh, ông Cao Ngọc Oánh, và một viên chức cấp thứ trưởng là ông Nguyễn văn Lâm.

Hành động này cho thấy ông Dũng cương quyết hơn nguyên thủ tướng Phan Văn Khải, vì ông Khải là người luôn luôn phải xin ý kiến ban tổ chức đảng khi định bãi chức cán bộ dưới quyền.

Việt Long: Ông nói như vậy là hàm ý rằng ông Dũng đã không phải tham khảo bên hệ thống Đảng trước khi quyết định bãi chức hai nhân vật kia chăng?

Hoàng Thanh Phong: Ở tầm hiểu biết của tôi thì tôi không thể nói chắc chắn là trước khi quyết định ông Dũng có tham khảo với cơ quan tổ chức đảng hay không.

Tôi muốn nêu một chi tiết là ông Dũng trên thực tế đang là người có vị trí cao nhất trong bộ máy nhà nước, và đã hành xử đủ thẩm quyền bãi chức bất cứ quan chức nào cấp dưới. Ít ra thì người ta cũng để người dân nhìn vào và thấy vị tân Thủ tướng được giao quyền hành rộng rãi, và đảng quyền đang giảm bớt trong hệ thống chính trị trong nước.

Ông Dũng có vẻ như đang chấn chỉnh tình trạng kỷ luật hành chính lỏng lẻo, làm cho nhiều việc chính quyền trung ương khởi xướng đã không đạt tới hiệu quả ở các cấp địa phương. Còn liệu ông Dũng có đủ quyết tâm chống tham nhũng hay không, hay ông có huy động được cả bộ máy chính trị tham gia chống tham nhũng hay không, thì như tôi đã nói, bây giờ vẫn còn quá sớm để khẳng định.

Ông Dũng có vẻ như đang chấn chỉnh tình trạng kỷ luật hành chính lỏng lẻo, làm cho nhiều việc chính quyền trung ương khởi xướng đã không đạt tới hiệu quả ở các cấp địa phương. Còn liệu ông Dũng có đủ quyết tâm chống tham nhũng hay không, hay ông có huy động được cả bộ máy chính trị tham gia chống tham nhũng hay không, thì như tôi đã nói, bây giờ vẫn còn quá sớm để khẳng định.

Bởi vì hiện nay nhiều người biết là ông Dũng có thân nhân ruột thịt khá giàu có, cũng giống như nhìều quan chức cao cấp trong bộ máy đảng và Nhà nước. Công luận đang chờ xem vị Thủ tướng mới xử sự ra sao về vấn đề này, từ đó mới có sự đánh giá chính xác về khả năng của ông trong công cuộc chống tham nhũng.

Việt Long: Cảm ơn ông Hoàng Thanh Phong.

Theo dòng câu chuyện:

- Giới lãnh đạo mới và khả năng để lèo lái đất nước (phần 2)