Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Một vụ sập tiệm hy hữu, chủ đầu tư bỏ trốn, một loạt các trường ngoại ngữ mang tên SITC ở Saigon, Hà Nội, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng âm thầm đóng cửa.
Có đến hàng ngàn học viên bị lừa gạt vì đã đóng học phí trọn năm mà chưa học được gì. Nam Nguyên phỏng vấn Luật sư Trần Vũ Hải văn phòng ở Hà Nội về các khía cạnh pháp lý liên quan.
Nam Nguyên: Hàng ngàn người bị hại trong đó có học viên, giáo viên, nhân viên nhà trường và cả chủ nhà cho thuê…Về mặt pháp lý ai bảo vệ quyền lợi người bị hại?
LS Trần Vũ Hải: Trường SITC theo luật Việt Nam là doanh nghiệp đầu tư vốn nứơc ngoài, hoạt động đào tạo ngoại ngữ và một vài môn khác. Bây giờ đang ngày tết ở Việt Nam, bên Singapore nơi xuất xứ trường đó cũng vậy, nên khó có thông tin rõ ràng.
Nhưng nói chung, luật giáo dục và luật dân sự Việt Nam người ta coi các trường học là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các học sinh, học sinh là khách hàng.
Nếu bị thiệt hại thì có thể kiện, nhưng có tin nói là ban lãnh đạo nhà trường biến mất. Đây là một vấn đề khó, vì doanh nghiệp hoạt động có vốn điều lệ, vốn nhất định, nhưng vốn đó còn hay hết? nếu lâm vào trường hợp phá sản, thì tôi nghĩ đây là một trường hợp phát sinh mới ở Việt Nam.
Một doanh nghiệp trường học kinh doanh cho mục đích lợi nhuận, khi bị phá sản phải giải quyết như thế nào? thì đúng là luật Việt Nam chưa lường được vấn đề này.
(Xin theo dõi bài trong phần âm thanh)