Mất thì giờ, trốn học
Theo Dân Trí online, kết quả cuộc khảo sát mới đây tại Singapore cho thấy, những thanh thiếu niên bị “nghiện” trò chơi trên máy tính có kết quả học hành rất kém, so với các bạn trẻ không “nghiện” phương tiện thông tin, liên lạc, giải trí hiện đại này.
Trong những bạn trẻ không “nghiện” net gần 60% cho biết họ thường nhận được điểm A và B, còn đối với người “nghiện” net thì chỉ gần 50% nhận được điểm A và B.
Các cuộc nghiên cứu cho thấy một cách tổng quát, các bạn trẻ có số điểm kém chỉ dành 5 giờ đồng hồ cho việc học tập, còn thời giờ dành cho Facebook là 15 tiếng, cộng thêm 20 tiếng cho trò chơi trên máy tính. Có những học sinh chơi game tới 40 giờ mỗi tuần.
… như chuyện ngôn ngữ của các em bây giờ, đấy là một vấn đề tệ hại. Thứ 2 là game, cũng có những em nhỏ nghiện game như nghiện ma túy vậy…
GSTS Phạm Phụ
Các chuyên gia giáo dục lên tiếng báo động rằng, việc lạm dụng quá mức những trang mạng xã hội đang là vấn đề gây quan ngại đặc biệt đối với nhà trường, gia đình và cơ quan hữu trách, vì sẽ dẫn đến hậu quả tai hại, ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp của giới trẻ. Có những trường hợp trốn học đã xảy ra vì học sinh mãi mê vào net, thức khuya sáng không thức dậy nổi để tới trường. Nếu thói quen xấu này cứ lập đi lập lại hoài, cuối cùng các trò đó phải bỏ học.
Ảnh hưởng tâm lý
Mặt khác do việc hao tốn quánhiều giờ ngồi dán mắt trước computer, sau khi tắt máy tính, các bạn trẻ không còn kiểm soát được cuộc sống, hay sinh hoạt của chính mình nữa, suốt ngày họ vẫn còn tơ tưởng đến game, làm cách nào thắng các đối thủ của mình, sắp đặt mưu kế cho trò chơi sau.
Ngoài ra, các chuyên gia về tâm thần cũng quan ngại rằng một khi trẻ bị mắc chứng bệnh “nghiện” game thì dễ có sự tổn thương trong mối quan hệ với cha mẹ hay anh chị em trong gia đình. Gần phân nửa số người trẻ “nghiện” game cho biết họ cảm thấy tức giận, thất vọng mỗi khi thua cuộc chơi. Trong 10 người được hỏi thì có 7 nói là thường trút sự bực bội, khó chịu lên người thân của họ.
Cảnh báo của chuyên gia
Đề tài “Nghiện Net, trẻ càng học lùi” được đài chúng tôi trình bày với 3 vị chuyên gia giáo dục tại Việt Nam, có kinh nghiệm về tâm lý giới trẻ, đồng thời cũng là phụ huynh sinh viên, học sinh và sau đây là những ý kiến đóng góp với RFA.
GSTS Phạm Phụ, chuyên gia tư vấn giáo dục của chánh phủ, giáo sư đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
" Net là một thành quả chung của loài người, riêng Việt Nam t ô i thấy nó có giá trị quá đi. Về chuyện học hành với trẻ em thì đó là vấn đề rất là khó xử. Sau này, khi lớn lên thì phải nói qua net các em học được rất nhiều, nếu học những điều muốn học thì rất có giá trị, nhưng mặt khác trong điều kiện Việt Nam, qua một số các đài, mạng chính thức, đưa ra nhiều chuyện bậy bạ quá, nên gây những tệ hại không đáng có, như chuyện ngôn ngữ của các em bây giờ, đấy là một vấn đề tệ hại. Thứ 2 là game, cũng có những em nhỏ nghiện game như nghiện ma túy vậy, đây là cả 2 mặt như vậy, cho nên trong thực tế rất là khó xử. Việc xử lý vấn đề này, không theo đường ngăn cấm được mà nên có những giải pháp hạn chế và dạy dỗ cho các em biết thôi. Hạn chế cách nào, các em dùng từ kỳ lạ quá đi, làm hỏng tiếng Việt, phải có những giải pháp ngăn ngừa, chứ không thể cấm được."
Kế đó, GSTS Hồ Ngọc Đại, Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục VN phân tích thêm về thực trạng nền giáo dục:
Nhỏ thì nó chơi game còn lớn có những chuyện khác nữa. Không có thời gian lo học, thì phải giảm kết quả học tập rồi.
BS Nguyễn Thị Hòa
"Sai lầm lớn nhất hiện nay là không có lý luận, không có lý thuyết, không biết định hướng như thế nào, không biết là việc gì, mù mờ lắm. Bây giờ cái đối phó (với nghiện net) là cái chung vì đối phó từng việc thì khó lắm, cần có một cái đường lối chung về giáo dục mới được, chứ còn không chỗ này mất thì chỗ khác, không việc này thì việc khác, nó làm h ỗ n loạn tất cả nền giáo dục hiện nay. Chưa bao giờ h ỗ n loạn về tư tưởng, xã hội như hiện nay vì làm theo kinh nghiệm, theo phong trào, ý muốn cá nhân nhiều, cơ bản là như thế."
Lên tiếng với vai trò là mẹ, bác sĩ Nguyễn Thị Hòa chuyên gia tâm lý trình bày một số kinh nghiệm:
"Mấy đứa con nít học vi tính ở trường thì nó bắt đầu hơi thích các trò chơi game. Ở gia đình thì em chỉ cho nó vào một hoặc 2 tiếng đồng hồ để vào học những cái gì ở trường dạy thôi. Còn lên game thì hạn chế lắm, phải kiểm tra thường xuyên, không cho ngồi trước máy vi tính thường, vì nó còn nh ỏ . Những đứa lớn m ì nh không có thời gian theo d õ i sát thì cũng khó lắm. Một số phụ huynh cũng nói, ch ẳ n g hạn như nó xin đi học thêm nhưng lại vô phòng Lab chơi game, khó kiểm soát nên là vấn đề nan giải. Quan trọng nhất là phụ huynh phải theo d õ i thời khóa bi ể u học của con em mình. Hiện tại dù có con học tới lớp 12, nhiều phụ huynh cũng đưa đón con đi học, một số trường hợp không có điều kiện thì mới cho nó đi xe bus, hoặc xe đạp riêng, những trường hợp đó, khó theo d õ i lắm. Nhỏ thì nó chơi game còn lớn có những chuyện khác n ữ a. Không có thời gian lo học, thì phải giảm kết quả học tập rồi."
Các giới chức giáo dục quốc tế kêu gọi bậc phụ huynh và giáo viên nên tạo cho trẻ tính tôn trọng kỷ luật và chuyên nghiệp trong việc sử dụng phương tiện thông tin, học hỏi trên mạng xã hội. Cũng có ý kiến cho rằng, các bậc làm cha mẹ nên ngồi chơi game với con em mình để hiểu rõ về trò chơi lẫn tâm tính bọn trẻ. Tóm lại, giáo viên và phụ huynh có trách nhiệm giúp đỡ giới trẻ hiểu cái hay, cái tốt, tránh chuyện xấu khi sử dụng Net và chơi game.
Dân Trí online cho hay Trung Quốc đang có kế hoạch siết chặt game online đối với trẻ, nhất là phải kiên quyết ngăn chặn “những người trẻ lòng , non dạ” truy cập vào những game bạo lực, sa đọa. Theo Reuters thì, doanh thu game trực tuyến tại Hoa Lục đạt trên 10 tỷ đô la Mỹ trong vòng 3 năm qua, nhờ sự phát triển vượt bực của Internet ngày càng lan rộng, vào quốc gia có đông dân cư nhất thế giới. Ngày nay số lượng cư dân mạng tại Trung Quốc đã vượt quá 300 triệu người, trên một nửa dưới 25 tuổi.
Đỗ Hiếu RFA, BKK, Thailand.