Chạy chức mua quyền, căn bệnh mãn tính

Trong phiên chất vấn mới đây tại diễn đàn quốc hội, bộ trưởng nội vụ Trần Văn Tuấn nhìn nhận việc “chạy chức, chạy quyền giảm chứ khó chấm dứt”, theo ông, “rất khó triệt chuyện chạy chức, vì người chạy có báo đâu”.

GSTS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài Nguyên và Môi trường
GSTS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài Nguyên và Môi trường (Photo courtesy Vietnamnet)

0:00 / 0:00

Dịp này ông cũng lên tiếng báo động rằng, tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy danh hiệu đang "có xu hướng tăng."

Để tìm hiểu thêm về bài toán nan giải này, cùng những đáp số có thể ứng dụng hầu chấm dứt hiện tượng lâu nay bị dư luận phê phán mạnh mẽ, xin mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi với GSTS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài Nguyên và Môi trường, với phóng viên Đỗ Hiếu.

Bài tóan nan giải

Đỗ Hiếu: Thưa GS, trả lời chất vấn mới đây trước quốc hội, ông Trần Văn Tuấn, bộ trưởng Bộ nội vụ nhìn nhận: chạy chức, chạy quyền chỉ giảm chứ khó chấm dứt được, ông có nhận xét gì về vấn đề được nêu ra?

GSTS Đặng Hùng Võ: Cái thứ nhất tôi cho rằng nhận xét thì có ý đúng, thậm chí chúng ta cũng có thể nhận xét là có xu hướng tăng chứ không phải chỉ là không giảm, bởi vì đây là một thực tế. Tất nhiên chúng ta phải chứng minh nó như thế nào thì thực sự là khó, bởi đây là chuyện không phải là công khai, không phải là minh bạch.

Nếu chúng ta nói chuyện với các quan chức ở cấp này, cấp khác trong những cuộc gặp gỡ tương đối mở lòng một chút, tức là không kiêng dè gì, thì những chuyện như thế cũng rất phổ biến. Người này phải từng này (tiền), người kia phải từng kia để làm việc này việc kia.

GSTS Đặng Hùng Võ

Vậy thì chúng ta chỉ có thể đánh giá nó từ những tư duy trong xã hội, từ những nhận định của người dân, từ những cái người dân có thể tai nghe mắt thấy, từ những cái “biết vậy” nhưng nó không công khai, thành ra đánh giá với một số liệu thống kê thực tế thì chắc chắn chúng ta không làm được.

Vậy ở đây, tại sao chúng ta vẫn có thể đánh giá, như ý kiến của ông Trần Văn Tuấn, là không giảm?. Chúng ta có thể đồng tình với ý kiến đó và thậm chí chúng ta có thể nhận xét là có xu hướng tăng lên, bởi vì chúng ta có thể thấy rằng ngay ở VN, cách đây khoảng một năm đã có một vị quan chức đứng đầu tỉnh Cà mau đưa ra một món tiền và nói rằng: “Đây là tiền người ta chạy chức đây!”.

Tức là thực tế đang có, và ở mức độ như vậy chứng tỏ nó có một tính chất phổ biến nhất định. Điểm thứ hai là nếu chúng ta nói chuyện với các quan chức ở cấp này, cấp khác trong những cuộc gặp gỡ tương đối mở lòng một chút, tức là không kiêng dè gì, thì những chuyện như thế cũng rất phổ biến. Người này phải từng này (tiền), người kia phải từng kia để làm việc này việc kia.

Qua những đánh giá mang tính điều tra xã hội học, chúng ta có thể thấy rằng đây là lúc đã trở thành những vấn đề nổi cộm trong xã hội ở VN, và việc chất vấn của các đại biểu quốc hội là hoàn toàn có lý.

GSTS Đặng Hùng Võ

Qua những đánh giá mang tính điều tra xã hội học, chúng ta có thể thấy rằng đây là lúc đã trở thành những vấn đề nổi cộm trong xã hội ở VN, và việc chất vấn của các đại biểu quốc hội là hoàn toàn có lý. Chúng ta cần phải coi đây là một điểm mà VN cần phải tìm cách vượt qua sớm nhất, lúc đó chúng ta mới có một nền hành chính mạnh mẽ và trong sáng để có thể đưa đất nước phát triển.

Còn về ý thứ hai mà tôi cũng muốn nói tới, tức là câu chuyện thì đã là như vậy, nhưng với cách trả lời của một vị đứng đầu của một bộ, trách nhiệm của việc cất nhắc cán bộ, mà nói rất khách quan như vậy thì chưa hết trách nhiệm!. Ở đây, chắc chắn các đại biểu quốc hội cần tới những giải pháp, cần tới sự quyết tâm, cần tới những cách cụ thể để làm sao giảm tình trạng này càng nhanh càng tốt, đất nước càng có lợi.

Đây là một hiện tượng tiêu cực, thực sư là không lành mạnh và hoàn toàn có hại cho quá trình phát triển, nó tạo nên một sức ỳ trong hệ thống hành chính. Khi chúng ta thấy rằng phải dung tới đồng tiền để được xếp đặt vào vị trí này vị trí kia,

GSTS Đặng Hùng Võ

Trị bệnh di căn bằng thuốc cảm

Đỗ Hiếu: Thưa ông, ngoài ra, ông bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn cũng nói rằng chạy chức, chạy quyền, chạy danh hiệu có xu hướng tăng chứ không giảm. Ông từng là thành viên hội đồng chánh phủ, là một nhà trí thức, ông có suy nghĩ gì về hiện tượng tiêu cực đó?

GSTS Đặng Hùng Võ: Đây là một hiện tượng tiêu cực, thực sư là không lành mạnh và hoàn toàn có hại cho quá trình phát triển, nó tạo nên một sức ỳ trong hệ thống hành chính. Khi chúng ta thấy rằng phải dung tới đồng tiền để được xếp đặt vào vị trí này vị trí kia, có nghĩa rằng thực tại cái mong muốn của nhân dân đã không đạt được.

Như thế có nghĩa sức mạnh của hệ thống hành chính sẽ bị suy giảm, bởi vì những người dùng đồng tiền để chạy chức thì chắc chắn quyết tâm thực hiện công việc, trọng trách đối với công việc cũng sẽ suy yếu song hành với năng lực của người được lựa chọn.

Nếu cứ tiếp tục như thế mà không có biện pháp nào mạnh mẽ, thờ ơ với việc nó có thể gia tăng, thì đó là điều có hại cho quá trình phát triển của đất nước, có hại sự điều hành nói chung của bộ máy hành chính. Đây là việc mà tất cả mọi người dân VN cần thiết phải có tác động và quyết tâm để giảm càng nhanh càng tốt.

Nói như ông Bộ trưởng Bộ nội vụ rằng đấy là một bệnh mang tính di căn thì cũng có ý đúng, bởi khi một nền hành chính chưa thật mạnh trong một đất nước đang ở giai đoạn phát triển, thì nói rằng đây là một bệnh nguyên gốc của hệ thống hành chính thì cũng có lý

GSTS Đặng Hùng Võ

Đỗ Hiếu: Thưa giáo sư, xem báo đài Việt Nam, chúng tôi có nghe một đại biểu quốc hội đặt câu hỏi với ông bộ trưởng Trần Văn Tuấn, là việc chạy chức là chứng bệnh di căn, mà ông bộ trưởng chỉ cho "liều thuốc cảm cúm" thôi, tiến sĩ có ủng hộ ý kiến đó không?

GSTS Đặng Hùng Võ: Tôi hoàn toàn ủng hộ. Nói như ông Bộ trưởng Bộ nội vụ rằng đấy là một bệnh mang tính di căn thì cũng có ý đúng, bởi khi một nền hành chính chưa thật mạnh trong một đất nước đang ở giai đoạn phát triển, thì nói rằng đây là một bệnh nguyên gốc của hệ thống hành chính thì cũng có lý.

Khi đất nước đang trong thời kỳ phát triển, hệ thống hành chính chưa thực sự có cơ chế để lựa chọn một hệ thống hành chính mạnh thì đó là điều luôn luôn gắn với quá trình phát triển.

Chúng ta phải có thời gian thì mới có thể vượt qua, nên tôi đồng ý với ý kiến trên. Ý thứ hai của đại biểu quốc hội cho rằng ông bộ trưởng chỉ cho một liều thuốc mang tính “chữa cảm cúm” chứ chưa chữa được trọng bệnh này thì tôi cũng rất ủng hộ, bởi lúc này không có nghĩa chúng ta cho đó là một căn bệnh kèm theo mà có thể thờ ơ.

Khi con người quyết tâm thì chúng ta có thể làm được tất cả. Quá trình phát triển bình thường có thể là 10 năm thì chúng ta có thể tạo cho nó nhanh hơn, có thể chỉ 2 hoặc 3 năm, điều đó phụ thuộc vào con người. Lúc này chúng ta cần những liều thuốc mạnh hơn, chúng ta cần những giải pháp tốt hơn, cần sự quyết tâm hơn, cần hướng tới tương lai của dân tộc nhiều hơn.

Chủ trương thì có hành động thì…chưa

Đỗ Hiếu: Thưa GS, vẫn qua cuộc chất vấn của các đại biểu quốc hội thì cuộc cải cách hành chánh tại Việt Nam cứ "dây dưa và rườm rà", ông có tin rằng, rồi đây nền hành chánh công quyền của Việt Nam sẽ được hữu hiệu hơn, trong sạch hơn không ?

GSTS Đặng Hùng Võ: Hiện nay quyết tâm cải cách hành chính của chính phủ VN rất lớn. Tôi cũng đã một thời gian dài làm về cải cách hành chính trong quản lý đất đai, và tôi cũng hiểu rất rõ những cái mắc mứu, những cái mang tính tồn tại khó xử lý.

Trong hoàn cảnh của VN thì đồng lương của cán bộ, của những người nắm giữ bộ máy hành chính chưa phải là cao. Đấy chính là nguyên nhân dẫn tới những quyết tâm chúng ta chưa làm được một hệ thống hành chính thực sự trong sạch.

GSTS Đặng Hùng Võ

Gần đây tôi cũng tiến hành một nghiên cứu theo đặt hàng của ngân hàng thế giới về quá trình cải cách hành chính trong quản lý đất đai của VN, tôi có đầy đủ kinh nghiệm và những tư liệu về việc này. Thực sự mà nói thì chính phủ VN cũng đã có tới hai chương trình lớn về quyết tâm cải cách hành chính để thực hiện.

Nhưng còn một điểm hạn chế là từ quyết tâm về chủ trương trở thành những hành động cụ thể thực tế thì quả là một khoảng cách. Hiện nay ở VN cũng còn một khoảng cách khá xa giữa việc thực hiện ở địa phương và chủ trương của trung ương.

Chúng ta cũng có thể thấy là trong tình hình hiện nay, việc phát triển đang được đặt ra, mà trong hoàn cảnh của VN thì đồng lương của cán bộ, của những người nắm giữ bộ máy hành chính chưa phải là cao. Đấy chính là nguyên nhân dẫn tới những quyết tâm chúng ta chưa làm được một hệ thống hành chính thực sự trong sạch. Tôi tin chắc rằng trong quá trình phát triển, tất cả mọi việc sẽ được cải thiện dần.

Đồng lương của các bộ hành chính cao lên ở các cấp địa phương, xã, huyện. Kỷ luật hành chính triệt để hơn, sự kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới tốt hơn, và việc thực thi pháp luật nghiêm túc hơn. Ai không thực thi sẽ có hình phạt nhất định. Tất cả những điều đó đồng bộ trong một thời gian, tôi tin rằng VN sẽ có một nền hành chính mạnh và trong sáng.

Đỗ Hiếu: Xin thay mặt quý vị thính gỉa đang theo dõi chương trình hôm nay và các anh chị em Ban Việt Ngữ, cám ơn GSTS Đặng Hùng Võ, đã dành thời giờ cho cuộc trao đổi hôm nay.

GSTS Đặng Hùng Võ: Rất cám ơn.