Cùng hướng về một thế giới hài hòa

Buổi sinh hoạt giới thiệu 8 tác giả cùng các sáng tác thơ và văn xuôi , đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật ASEAN 2009 (S.E.A Write Award), được tổ chức tối Thứ Năm, ngày 8 tháng 10 vừa qua, tại cung điện Suan Pakkad, đặt dưới sự chủ tọa của Đô Trưởng Bangkok Sukhumpan Boripat. Chủ đề cuộc thi năm nay là “ Cùng hướng về một thế giới hài hòa”.

0:00 / 0:00

Đại diện cho Việt Nam là nhà văn Cao Duy Sơn, sinh năm 1956 tại Cao Bằng, hiện ông là Phó Chủ Tịch Hội Văn Học Nghệ Thuật Các Dân Tộc Thiểu Số tại Việt Nam.

Đỗ Hiếu thực hiện cuộc phỏng vấn với người vừa đoạt giải đến từ Hà Nội.

Việt Nam đọat Giải Thưởng VHNT ASEAN 2009

Phóng viên Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do chúng tôi xin chúc mừng nhà văn Cao Duy Sơn từ Việt Nam đến Vương Quốc Thái để nhận lãnh Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật ASEAN 2009, xin anh tự giới thiệu với quý thính giả đang theo dõi chương trình hôm nay và cho biết cảm tưởng của anh khi được tặng thưởng giải văn học nghệ thuật năm nay ạ.

Nhà văn Cao Duy Sơn : Vâng. Xin chào anh Đỗ Hiếu. Tôi là Cao Duy Sơn, là nhà văn đến từ Việt Nam. Phải nói rằng tôi cũng rất là xúc động khi được tin mình được nhận Giải Thưởng Văn Học Đông Nam Á đợt này cũng với các tác giả khác của các nước như Thái Lan, Lào, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines. Thái Lan là nước chủ nhà. Phải nói là cái đợt này là đợt đầu tiên, lần đầu tiên tôi được đặt chân tới Vương Quốc Thái Lan. Nhưng mà cùng với các bạn khác thì tôi đã thấy mình cảm thấy rất vinh dự khi được nhận Giải Thưởng.

Tôi viết văn từ năm 1984, tức là cho tới bây giờ là vào khoảng độ 25 năm cầm bút; hai mươi lăm đó thì đối với tôi quả thật là nó cũng còn ngắn ngủi thôi, nhưng tôi cũng đã kịp ra mắt bạn đọc được 9 tác phẩm, trong đó có 5 tiểu thuyết và 4 tập truyện ngắn. <br/>

Nhà văn Cao Duy Sơn

Đỗ Hiếu : Thưa anh, trong số những sáng tác của anh đã được xuất bản trong nước, tác phẩm nào của anh (mà) anh cho là ưng ý nhất và qua phát biểu vừa rồi anh có nói đến chuyện " bình đẳng", vậy thì đất nước Việt Nam với 85 triệu người, thuộc trên 50 sắc tộc khác nhau, có một cuộc sống bình đẳng như mình mong muốn chưa, thưa anh Cao Duy Sơn?

Nhà văn Cao Duy Sơn : Dạ vâng. Tôi xin có thể trao đổi với bạn như thế này. Tôi viết văn từ năm 1984, tức là cho tới bây giờ là vào khoảng độ 25 năm cầm bút; hai mươi lăm đó thì đối với tôi quả thật là nó cũng còn ngắn ngủi thôi, nhưng tôi cũng đã kịp ra mắt bạn đọc được 9 tác phẩm, trong đó có 5 tiểu thuyết và 4 tập truyện ngắn.

Tất cả các tiểu thuyết và các tập truyện ngắn đều xuất bản trong nước, và những đề tài tôi viết đều tập trung về cái vùng miền núi và dân tộc, bởi vì tôi sinh ra và lớn lên ở cái vùng miền núi và dân tộc, và tôi là người dân tộc Tày - người con của dân tộc Tày, của quê hương miền núi phía Bắc. Tác phẩm của tôi được giải lần này là tác phẩm có tựa đề là "Ngôi nhà xưa bên suối". Đây là tập truyện ngắn gồm 7 truyện ngắn được viết từ năm 2002 đến 2007 thì được xuất bản.

Tôi viết truyện ngắn rất chậm. Phải nói rằng chưa bao giờ tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một thể loại dễ viết, nó cũng khó viết như tác phẩm lớn như tiểu thuyết vậy thôi. Do vậy cái tác phẩm của tôi viết ra gồm có 7 truyện ngắn này thì hầu hết tất cả các truyện đều viết về đề tài dân tộc và miền núi, các số phận nhân vật, con người, cảnh huống, đều sống và làm việc, và có tình cảm yêu thương vùng đất của mình.

Và đặc biệt trong tác phẩm của mình, tôi làm nổi lên những vấn đề về văn hoá của dân tộc, bởi vì như các bạn đã biết là Việt Nam có 54 dân tộc anh em mà người Tày là một trong số dân tộc thiểu số của 54 dân tộc anh em đó.

Vì vậy cho nên tôi cũng phải nói với các bạn rằng là về văn học thì cái vấn đề rất quan trọng là phải có cái yếu tố về văn hoá. Văn hoá rất quan trọng! Không có vấn đề văn hoá lớn và văn hoá nhỏ, văn hoá nó phải được bình đẳng, vậy tôi mang đến cho văn học, mang đến cho tất cả những bạn đọc biết một cái gì đó về cái vùng dân tộc của mình. Đó là cái trách nhiệm của tôi. Tôi cho rằng tôi đang làm cái việc đó, có thể chưa đến được, nhưng tôi đã làm được một phần nào đó.

Tác phẩm của tôi viết ra gồm có 7 truyện ngắn này thì hầu hết tất cả các truyện đều viết về đề tài dân tộc và miền núi, các số phận nhân vật, con người, cảnh huống, đều sống và làm việc, và có tình cảm yêu thương vùng đất của mình. <br/>

Nhà văn Cao Duy Sơn

Đỗ Hiếu : Anh cho biết rằng đây là lần đầu anh xuất ngoại qua xứ láng giềng Thái Lan, vậy thì qua chuyến đi lần này tới Bangkok, anh có suy nghĩ gì và cũng đặt kỳ vọng gì đối với đất nước Việt Nam, khi so sánh xứ mình - nước người về nhiều lãnh vực khác nhau, nhiều khía cạnh - quan điểm của cuộc sống? Anh có hy vọng là rồi đây Việt Nam sẽ được dân chủ, phú cường như nuớc láng giềng - Vương Quốc Thái không, thưa anh?

Nhà văn Cao Duy Sơn : Tôi cho rằng nếu mình đến bây giờ thì cái điều này khỏi phải nói rồi; hầu như tất cả các dân tộc đều có cái sự bình đẳng, kể cả đất nước Việt Nam cũng vậy, vì nó khác như ngày xưa lắm, bây giờ khác trước lắm, đất nước của chúng ta bây giờ nó khác xưa lắm. Mọi dân tộc đều có quyền bình đẳng như nhau, nhưng cái vấn đề để làm được cái việc đó và được coi trọng hơn nữa thì tự mỗi dân tộc phải biết phát huy và vươn lên bằng chính năng lực và khả năng của mình, bằng cái vốn văn hoá truyền thống của mình. Tôi cho rằng cái điều đó rất quan trọng.

Cần quản bá văn học VN với thế giới

Đỗ Hiếu : Trước khi tạm biệt, anh có điều gì muốn tâm tình, chia sẻ, nhắn gửi với quý thính giả đang theo dõi Đài chúng tôi?

Nhà văn Cao Duy Sơn : Tôi cho rằng như thế này, nếu như ta so sánh thì thấy rằng còn nhiều điểm Việt Nam còn phải tiếp tục làm để có thể bằng được với đất nước Thái Lan, bởi vì khác với Thái Lan, như chúng ta biết về lịch sử thì Thái Lan đã có cả gần một trăm năm trung lập, hầu như các cuộc chiến tranh không xảy ra trên đất nước của họ, còn đất nước của chúng ta thì đã có mấy cuộc chiến tranh đi qua, do vậy cái việc mà phát triển của đất nước hiện nay thì phải nói là Thái Lan so với đất nước ta thì có nhiều mặt nổi trội hơn rất nhiều: về mặt kinh tế, về mặt xã hội, về mặt dân sinh nói chung, đó là những đặc điểm.

Nhưng thực ra văn học của Việt Nam đến với thế giới quả thật, đó là cái tâm sự quả thật là vẫn còn rất ít.Phải nói đó là cái sự khiêm tốn, có lẽ là nó cũng do cái gì đó mà chúngta phải tìm cách để quảng bá rộng rãi hơn về văn học với các nước trên thế giới.

Nhà văn Cao Duy Sơn

Tất nhiên, để có được những điều đó thì mọi người trên đất nước Việt Nam đều xác định cho mình cái trách nhiệm rất rõ là sống và làm việc như thế nào, ở xa cũng như ở gần, nghĩ về dân tộc một cách nó đầy đủ hơn thì chúng ta sẽ hiểu được cái trách nhiệm của mình.

Đỗ Hiếu : Thưa nhà văn Cao Duy Sơn, nếu chỉ nhìn hay nói riêng về lãnh vực văn học nghệ thuật thì anh đã từng theo đuổi từ 25 năm nay, anh có nhận xét gì về nền văn học nghệ thuật Việt Nam ?

Nhà văn Cao Duy Sơn : Tôi cũng muốn có một tâm sự như thế này, thực ra thì văn học Việt Nam, các nhà văn Việt Nam viết văn cũng đã khá nhiều, nhiều tác phẩm đã được xuất bản, nhưng thực ra văn học của Việt Nam đến với thế giới quả thật, đó là cái tâm sự quả thật là vẫn còn rất ít.Phải nói đó là cái sự khiêm tốn, có lẽ là nó cũng do cái gì đó mà chúngta phải tìm cách để quảng bá rộng rãi hơn về văn học với các nước trên thế giới.

Đây là cái điểm yếu nhất mà tôi nghĩ rằng bạn đọc gần xa, kể cả trong nước cũng như nước ngoài, nếu như có dịp nào các bạn trở về đất nước Việt Nam, các bạn hãy tìm lấy những tác phẩm xuất sắc của Việt Nam để có thể chuyển dịch sang tiếng nước ngoài để bạn đọc biết về Việt Nam nhiều hơn thông qua các tác phẩm văn học, bởi vì trong văn học nó phản ánh rất đầy đủ, kể cả xã hội, kể cả vấn đề về kinh tế, chinh trị, xã hội, kể cả vấn đề về con người, kể cả về văn hoá.

Chỉ có những tác phẩm văn học thì người ta sẽ nói được một cách đầy đủ và một cách chặt chẽ nhất trong tất cả những vấn đề càn phải nói đến. Và tôi cho rằng các bạn hãy tìm đến đấy để mà đọc, bởi vì văn học Việt Nam hiện nay thì đã cởi mở hơn ngày trước rất nhiều.

Đỗ Hiếu : Xin cảm ơn nhà văn Cao Duy Sơn, vừa moái đạt Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật của toàn Khối ASEAN. Xin chúc mừng anh và cũng hy vọng là rồi đây trong tương lai anh sẽ còn đạt nhiều giải thưởng cao quý quốc tế khác trên bước đường phục vụ cho nền văn học nghệ thuật nước nhà. Xin cảm ơn và xin tạm biệt. Chúc anh và gia đình may mắn.

Nhà văn Cao Duy Sơn : Vâng. Cảm ơn anh Đỗ Hiếu. Cảm ơn các bạn nghe Đài.