Xuất khẩu cá tra lên đến 1.5 tỷ đôla nhưng nông dân vẫn lỗ nặng

Suy thoái kinh tế đưa tới việc cơ cấu lại ngành sản xuất cá tra - cá basa xuất khẩu, hàng chục ngàn hộ sẽ phải chuyển nghề . Mặc dù năm nay trị giá xuất khẩu cá tra có thể đạt 1 tỷ 300 triệu đô la đóng góp cho kim ngạch chung, nhưng thực chất đây là tiền nông dân vay ngân hàng, cầm thế sổ đỏ đất đai nhà ở.

0:00 / 0:00
Trong một công xưởng chế biến cá tra và cá basa
Trong một công xưởng chế biến cá tra và cá basa để xuất khẩu ở An Giang. AFP photo (AFP photo)

Từ giữa năm 2008 đến nay, người nuôi cá tra bị lỗ nặng phải bán dưới giá thành, diện tích vùng nuôi giảm 30% ở đồng bằng sông Cửu Long.

Thực chất về thị trường xuất khẩu cá tra

Nam Nguyên phỏng vấn ông Phan Văn Danh, Chủ Tịch Hội Nghề Nuôi và Chế Biến Thủy Sản tỉnh An Giang, về vấn đề liên quan. Trước tiên ông Danh đưa ra nhận định:

Ông Phan Văn Danh : Con cá tra của tỉnh An Giang nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cũng do sự biến động chung của tình hình là thị trường quốc tế đó mà, thì nói chung các ngành nghề trong nước có yếu tố xuất khẩu thì nó bị vạ lây, chủ yếu là sản phẩm con cá tra phi-lê này 80% là xuất khẩu, vấn đề là giá xuất thôi.

Con cá tra của tỉnh An Giang nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cũng do sự biến động chung của tình hình là thị trường quốc tế đó mà, thì nói chung các ngành nghề trong nước có yếu tố xuất khẩu thì nó bị vạ lây, chủ yếu là sản phẩm con cá tra phi-lê này 80% là xuất khẩu, vấn đề là giá xuất thôi.

Ô.Phan Văn Danh, Chủ Tịch HNN

Nam Nguyên : Lý do là tại sao lại chịu bán giá rẻ như vậy ạ?

Ông Phan Văn Danh : Bởi vì là sức mua của thị trường nước ngoài đó, nó chừng nấy, như cái sự biến động của đồng tiền của từng nơi, cái mất giá của đồng tiền của từng khu vực.

Nam Nguyên : Xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la cá tra, nhưng thực chất là người nuôi thì cầm cố nhà đất để tạo ra kim ngạch xuất khẩu đó, thì điều này nên hiểu như thế nào ạ?

Ông Phan Văn Danh : Đúng là bà con chúng tôi có bị thua lỗ, thật sự như vậy. Có! Tình hình đang khó khăn. Trong năm 2009 này thì nhà nước có cái chính sách kích cầu của chính phủ đó mà, cho nên từ đó thì giảm bớt hơn, duy trì được cái nghề nuôi, thậm chí đến giờ này giá thu mua của các doanh nghiệp hiện nay đó, thì người nuôi cũng có thể nếu mà nuôi tốt, nuôi chất lượng đảm bảo, người nuôi kinh nghiệm tốt cũng có lời, nhưng mức độ có lẽ không cao như trước, hoặc là cũng cầm cự phá huề.

Cho nên từ đó họ cũng tiếp tục duy trì được cái nuôi trồng, chớ còn cái thua lỗ năm 2008 thì nó đã rõ rồi đó. Với hơn nữa, năm 2008 vừa rồi, sự tồn kho cũng còn lớn cho nên từ đó đến nay thì nó giảm dần, tiêu thụ thì cũng khá rồi, thì cái dấu hiệu hồi phục của thị trường đã cải thiện dần.

Đúng là bà con chúng tôi có bị thua lỗ, thật sự như vậy. Có! Tình hình đang khó khăn. Trong năm 2009 này thì nhà nước có cái chính sách kích cầu của chính phủ đó mà, cho nên từ đó thì giảm bớt hơn, duy trì được cái nghề nuôi,

Ô.Phan Văn Danh, Chủ Tịch HNN

Nam Nguyên : Thưa ông, diện tích các ao nuôi đã giảm tới 30% trong vòng một năm, thì như vậy trong tương lai có thể bị thiếu cá nguyên liệu không ạ?

Ông Phan Văn Danh : Cái năm 2008 vừa rồi nuôi nó quá lớn, cái sự sụt giảm đó cũng tương ứng với cái tiêu thụ của thị trường hiện nay thôi, nên có giảm hai ba chục phần trăm đó chớ không đến đỗi mà thiếu cá nguyên liệu một cách trầm trọng đâu, không đến đỗi cái đó.

Nam Nguyên : Thưa ông, chính phủ đưa một số mặt hàng thức ăn chăn nuôi, trong đó có thức ăn nuôi cá, vào diện bình ổn giá, thì liệu việc này trong tương lai có giúp ích gì cho nghề nuôi không ạ?

Ông Phan Văn Danh : Cái nguyên liệu mà nó cấu thành sản xuất ra thức ăn thuỷ sản một số là phải nhập khẩu từ nước ngoài, ví dụ như bánh dầu đậu nành thì Việt Nam là không đủ sức, bột cá thì trong nước cũng đảm bảo được năm sáu chục phần trăm thôi, nên phải nhập từ bên ngoài, từ đó mà sự biến động của tất cả các giá đó thì nó có tác động đến gía sản xuất thức ăn cho thị thuỷ sản.

Thì tất cả những cái giải pháp về cái thuế đó thì có khả năng là bình ổn được, và quản lý một cách chặt chẽ cũng như là quản lý xăng dầu thôi ông ơi, có thể là bình ổn được với mức độ tương đối thôi chứ nói trăm phần trăm thì nó cũng khó, nhưng mà dẫu sao nữa thì nó cũng hạn chế được cái sự biến động (do) đầu cơ, tích trữ, rồi nâng giá .

Nam Nguyên : Thưa ông, như vậy lâu dài nên phát triển nghề nuôi cá tra như thế nào ạ? Nên giới hạn lại hay sao ạ?

Ông Phan Văn Danh : Chính phủ và các bộ của trung ương, trong đó trực tiếp là Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương cùng với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của chính phủ, đã tiến hành tổ chức lại sản xuất một cách nghiêm túc đối với con cá tra Việt Nam.

Hiện nay chúng tôi đã ban hành cái quy hoạch, và đang triển khai một cách ráo riết, kể cả thành lập cái Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam nữa (mà) chắc có lẽ tháng 11 này ra đời. Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam liên kết lại với nhau tất cả nhưng người nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu con cá tra đạt với tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất để đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và nước ngoài.

Ô.Phan Văn Danh, Chủ Tịch HNN

Và hiện nay chúng tôi đã ban hành cái quy hoạch, và đang triển khai một cách ráo riết, kể cả thành lập cái Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam nữa (mà) chắc có lẽ tháng 11 này ra đời. Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam liên kết lại với nhau tất cả nhưng người nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu con cá tra đạt với tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất để đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và nước ngoài.

Thì hy vọng rằng tình hình này sẽ cải thiện, nhân cái đà vừa qua, sự biến động vừa qua, tổ chức lại sản xuất một cách rất là quyết liệt và làm một cách nghiêm túc.

Áp dụng mã số, mã vạch cho cá tra

Nam Nguyên : Trong đó có nói tới việc áp dụng mã số, mã vạch cho con cá tra, thì theo ông là có khả thi hay không ạ?

Ông Phan Văn Danh : Việc đó là khả thi chứ, bởi vì con cá tra này nó đã là con cá mà nó có kim ngạch là xuất khẩu đến trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ rồi, thị trường càng ngày càng lớn, vị thế mặt hàng con cá tra ngày càng được khẳng định.

Đây là đi lên một ngành công nghiệp con cá tra với tính chất là một nền sản xuất lớn, thì những hộ nhỏ lẻ đó, xin thưa với ông là chúng tôi đã cảnh báo cho bà con từ trước rồi, vận động bà con chuyển hướng nuôi trồng con khác, cũng là thuỷ sản thôi

Ô.Phan Văn Danh, Chủ Tịch HNN

Kim ngạch nghiã là nó đạt trên dưới tỷ - tỷ rưỡi đôla rồi. Tôi nghĩ cái việc thực hiện cái đánh mã số mã vạch tuy nguồn gôc, xuất xứ cá tra Việt Nam gắn với tiêu chuẩn quốc tế, v.v. thì có khả năng là chúng tôi tiến hành theo cái hướng đó, và tin chắc rằng sẽ làm được.

Nam Nguyên : Như vậy sẽ tồn tại những trang trại lớn có kỹ thuật cao, có vốn lớn, còn những người nuôi nhỏ lẻ thì có thể họ sẽ phải chuyển ngành ạ?

Ông Phan Văn Danh : Đây là đi lên một ngành công nghiệp con cá tra với tính chất là một nền sản xuất lớn, thì những hộ nhỏ lẻ đó, xin thưa với ông là chúng tôi đã cảnh báo cho bà con từ trước rồi, vận động bà con chuyển hướng nuôi trồng con khác, cũng là thuỷ sản thôi nhưng mà rất nhiều con cá có giá trị rất tốt.

Hiện nay tỉnh chúng tôi đang triển khai đây, như con cá lăng lớn con, con cá thác lác, khôi phục lại những con cá truyền thống trước đây có giá trị, kể cả con cá hô nữa.

Đối với con cá hô nhỏ thì có khả năng nuôi được, thậm chí nuôi lươn, nuôi cá rô, cá lóc vì nhu cầu tiêu dùng trong nước kể cả quốc tế rất là lớn.

Nam Nguyên : Xin cảm ơn ông rất nhiều ạ.