Việt Long, phóng viên đài RFA
Trong năm Ất Dậu 2005 vừa qua, tại Việt Nam, hai cuốn nhật ký viết trong chiến tranh của hai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm tiêu thụ tới trên 400 ngàn bản chỉ trong nửa năm kể từ khi ấn hành. Việc này được nhiều người trong nước coi là một hiện tượng văn hóa, xã hội nổi bật.
Số lượng xuất bản lớn chưa từng có, hấp lực mạnh cùng với tính chất đặc biệt đã làm xuất hiện không ít những ý kiến, bình luận khác nhau xung quanh hai cuốn sách này. Để tìm hiểu sự kiện, chúng tôi hỏi qua những cảm nhận của một người thích đọc sách ở Hà Nội, bạn Lê Phương.
Trả lời cuộc phỏng vấn do Vịêt Long thực hiện để tìm hiểu cảm nhận của một người thích đọc sách, bạn Lê Phương từ Hà Nội cho biết:
Lê Phương: Cuốn "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Nguyễn Văn Thạc ra trước, đọc thấy hay quá, sau đó khi nhật ký Đặng Thùy Trâm được quảng bá là tìm ngay. Đọc không sót một chữ nào. Phải nói là hấp dẫn.
Việt Long: Nhờ yếu tố nào mà bạn thấy hấp dẫn?
Lê Phương: Tình cảm của người viết chân thật nên người đọc dễ đồng cảm. Vả lại Nguyễn Văn Thạc từng đoạt giải nhất văn miền Bắc năm 1970 nên nhật ký anh viết có nhiều chất thơ, có những đoạn đẹp lắm. Còn văn phong của bác sỹ Đặng Thùy Trâm thì giản dị, nữ tính nhưng cũng đậm chất suy tư của một trí thức trẻ trước cuộc sống.
Đã bị sửa đổi?
trang nhật ký gốc được cho chụp ảnh lại để làm bìa sách thì lại không hề được in vào sách khi phát hành. Nó cho thấy đã có ít nhất một trang gốc của nhật ký bị cắt bỏ, không được in. Chính dịch giả Vương Trí Nhàn cũng đã xác nhận điều này. Dịch giả Vương Trí Nhàn là một người được bổ sung thêm, chủ yếu làm khâu kỹ thuật khi mà việc biên tập đã gần hoàn tất.
Việt Long: Thế quyển xuất bản có khác nhiều với nguyên bản không?
Lê Phương: Chưa được đọc bản gốc nên em không có cơ sở để nhận xét mức độ tôn trọng bản gốc của nhà xuất bản là đến đâu. Trên mạng cũng có lưu hành bản viết được giới thiệu là gốc, chụp từ trong viện lưu trữ của Mỹ ra, nhưng Lê Phương cũng không tin vì chẳng có gì chứng minh đấy là gốc cả.
Việt Long: Bạn thận trọng quá chăng?
Lê Phương: Vâng, cái ấy thì tự nhiên thôi. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào ngay những cuốn sách mà trong nước cho in đấy, và nhất là dựa vào những bức ảnh chụp nhật ký gốc in kèm trong đó thì ai cũng thấy ngay có ít nhất vài chỗ cần đặt dấu hỏi.
Việt Long: Sao vậy?
Lê Phương: Thứ nhất, trang nhật ký gốc được cho chụp ảnh lại để làm bìa sách thì lại không hề được in vào sách khi phát hành. Nó cho thấy đã có ít nhất một trang gốc của nhật ký bị cắt bỏ, không được in. Chính dịch giả Vương Trí Nhàn cũng đã xác nhận điều này. Dịch giả Vương Trí Nhàn là một người được bổ sung thêm, chủ yếu làm khâu kỹ thuật khi mà việc biên tập đã gần hoàn tất
Việt Long: Ông Vương Trí Nhàn thì còn cho rằng việc biên tập là cần thiết vì nếu không biên tập sách sẽ quá dày khiến tốn thời gian của người đọc. Nhưng dịch giả này cũng nhận là ban biên tập đã mắc phải vài sơ suất nhỏ. Một trong những nguyên tắc mà dịch giả nói là có việc ghép các đoạn nhật ký vào với nhau?
Lê Phương: Lê Phương chỉ đồng ý với chuyện sửa chính tả. Bởi vì hai cuốn nhật ký đó được viết trong bối cảnh khẩn trương của chiến tranh, nên về mặt câu chữ đôi chỗ có thể chưa thật sự nhuần nhuyễn. Nếu thật cần thiết cũng có thể biên tập lại đôi chút để in ra.
Nhưng ghép các đoạn nhật ký vào nhau là không thể chấp nhận. Vì ta biết, theo năm tháng, khi đối mặt với những chiều lớp khác nhau của cuộc sống, nhận thức, tình cảm con người có thể thay đổi. Nên khi biên tập mà lại nhặt đoạn này ghép với đoạn kia là đã khiến cái phần cốt lõi nhất, đó là mạch diễn biến tư tưởng, suy nghĩ mà người viết nhật ký họ muốn bày tỏ, bị biến dạng rồi.
Thư từ chối nhưng viết khéo lắm. “Hiện đất nước còn khó khăn, còn nhiều việc khác phải làm, nhiều tấm gương khác cần được học tập, thiết nghĩ những gì mình có thể tự làm được thì chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, để dành kinh phí của nhà nước cho những nơi cần thiết hơn.”
Tất nhiên đây chỉ là suy nghĩ của một người đọc thôi. Có thể ngành văn hóa họ có cái lí của họ.
Hai nét chữ khác nhau
Việt Long: Thế còn điểm thắc mắc thứ hai?
Lê Phương: Trong số những bức ảnh được giới thiệu là chụp lại từ trang viết gốc thì hai trong số đó có nét chữ rất khác nhau. Ở trang 71 là nét chữ đơn giản, nhưng mạnh mẽ, viết theo kiểu chữ in. Đến phần bìa viết tay được in trước trang 205 thì nét chữ lại rất mềm mại bay bướm như là nét chữ ta thường thấy trên các bằng khen của Nhà nước.
Việt Long: Nhưng vì sao lại có tới hai nét chữ khác nhau như vậy trong cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm?
Lê Phương: Không rõ. Có thể đó là những dòng thơ lưu bút do một người bạn nào đó mà Đặng Thùy Trâm đặc biệt quý mến nên mời viết vào chẳng hạn. Ghi vài dòng lưu bút vào sổ tay của nhau là điều thường gặp. Nó chỉ không bình thường khi những thắc mắc đó đã không được giải đáp thấu đáo.
Ngoài ra còn ít nhất mấy chỗ nữa khiến người đọc nào cũng phải kinh ngạc vì cái sự gọi là biên tập đó. Ví dụ chỉ cần mở phần bìa viết tay in trước trang 205 ra xem, sau đó so sánh với ảnh chụp bìa gốc in ở trang 289 là thấy ngay. Lê Phương cũng có thể nói luôn nó là gì, nhưng chắc anh Việt-Long cũng biết, ở trong nước nên việc này không tiện.
Việt Long: Tôi hiểu, vậy tóm lại là ít nhất ở một số chỗ, cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm bị biên tập mạnh tay quá, phải không?
Lê Phương: Vâng. Đây là điều đáng tiếc. Vì đọc thì thấy ngay cả bản nhà nước cho in, tức là đã qua khâu biên tập rồi nó cũng không đỏ lắm, tức là không nặng tính hô hào, cổ võ lý tưởng cộng sản. Nhưng chủ yếu muốn hướng tới một lối sống đẹp, hoàn thiện bản thân và nhân ái với xung quanh. Điều này có giá trị và chế độ xã hội nào thi cũng trân trọng thôi.
Nên Lê Phương nghĩ chuyện biên tập quá tay chắc không phải là chủ ý từ trên dội xuống đâu. Chẳng qua là bộ phận biên tập họ quen với lối tùy tiện như vậy. Mà thật ra cũng chẳng thể mong gì hơn, loại sách tuyên truyền là như thế mà.
Cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi
Việt Long: Đó là cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm, thế còn cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi thì sao?
Lê Phương: Nguyễn Văn Thạc là một thanh niên rất tuyệt vời. Nhưng dù thế nào thì lúc viết cuốn nhật ký đó anh vẫn còn quá trẻ, còn chưa va chạm nhiều với những góc cạnh của cuộc sống, nên không phải tất cả những gì Nguyễn Văn Thạc cho là đúng thì đều là chân lý, đều có thể đem ra làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi người.
Việt Long: Bạn vui lòng dẫn chứng điều này?
Lê Phương: Vâng. Những dòng cảm xúc Nguyễn Văn Thạc gửi về cho bố mẹ khi đóng quân ỏ Hà Bắc, đoạn tả về gia đình chủ nhà cho bộ đội ở nhờ có mấy câu như sau "Anh chỉ khoảng 32 gì đó, là giáo viên cấp 1.
Ở đây có điều đặc biệt là không uống nước chè, toàn nước đun sôi, giản dị và lành mạnh. Anh không biết hút thuốc. Không có bàn thờ. Không kiêng cấm gì cả. Chúng con rất thích thú”. Đọc đoạn này Lê Phương rất ngạc nhiên về cái quan niệm lành mạnh của Nguyễn Văn Thạc. Còn có một đoạn khác, rất ngắn thôi, nhưng động chạm tới tôn giáo nên Lê Phương không tiện nhắc lại.
Việt Long: Bạn ngạc nhiên vì sụ lành mạnh này nó quá đáng, có vẻ gì bất thường phải không? Nhưng nhìn tổng thể là hay, và chắc người đọc cũng không đòi hỏi gì hơn ở một thanh niên 19-20 tuổi. Vậy cũng đã là đáng quý rồi phải không?
Lê Phương: Vâng. Những dòng nhật ký đẹp đậm chất văn thơ. Những ai chưa biết, nếu có thời gian, tìm đọc hai cuốn đó cũng hữu ích. Mong ước cống hiến cho tổ quốc và khẳng định cái tôi, những cái đó nó có sức sống lắm anh ạ. Chỉ trong nửa năm mà đã phải tái bản mấy lần rồi đấy.
Ngưng dịch cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm sang tiếng Anh
Việt Long: Và bộ văn hóa thông tin Việt Nam cũng lại đang cho dịch cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm sang tiếng Anh để xuất bản ra nước ngoài…
Lê Phương: Phải ngừng rồi. Vì cách đây độ ba tuần, gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã gửi thư lên cho bộ trưởng văn hóa thông tin để từ chối mà.
Việt Long: Sao thế ?
Lê Phương: Vâng. Thư từ chối nhưng viết khéo lắm. "Hiện đất nước còn khó khăn, còn nhiều việc khác phải làm, nhiều tấm gương khác cần được học tập, thiết nghĩ những gì mình có thể tự làm được thì chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, để dành kinh phí của nhà nước cho những nơi cần thiết hơn."
Rồi gia đình nói là sẽ tự lo hoàn thành việc xuất bản, rồi Bộ cần bao nhiêu thì sẽ cung cấp. Vì thế gia đình chúng tôi xin cám ơn sự quan tâm của Bộ trưởng và xin chủ động hoàn thành nốt công việc dịch và xuất bản mà chúng tôi đã triển khai. Khi cuốn sách tiếng Anh đã được xuất bản, gia đình chúng tôi sẽ xin cung cấp cho Bộ theo số lượng sách cần thiết.”
Việt Long: Bạn nghĩ tại sao gia đình Đặng Thùy Trâm muốn chủ động và toàn quyền xuất bản, lưu hành cuốn nhật ký?
Lê Phương: Thì nó là vấn đề bản quyền và quyền lợi của thân nhân tác giả mà.
Việt Long: Vâng, cảm ơn và chào bạn Lê Phương.