Các tổ chức Khmer Krom gửi thư cho TTK Ban Ki-moon

Các Tổ chức nhân quyền và đảng phái chính trị Campuchia đều muốn gặp Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhân chuyến thăm tại Campuchia của ông vào ngày 26-28/10 tới.

0:00 / 0:00

Các tổ chức nhân quyền Khmer Krom cũng mới nhờ văn phòng Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tại Campuchia gửi thư của mình cho văn phòng Tổng thư ký Ban Ki-moon để được gặp và nói lên những gì mà các tổ này cho rằng người Khmer Krom đang sống dưới chế độ Cộng sản Việt Nam gặp khó khăn.

Nêu lên hoàn cảnh khó khăn

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon sẽ thăm Thái Lan để hội đàm với Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và một số quan chức cấp cao khác của chính phủ nước này vào ngày 26 tháng 10 trước khi đến thăm Vương Quốc Campuchia cùng ngày.

Chúng tôi nêu lên về hoàn cảnh khó khăn của Khmer Kampuchia Krom trong thời gian 61 năm nay sau khi Thực dân Pháp giao đất Kampuchia Krom cho Việt Nam.

DB Yon Tharo

Nhân chuyến thăm Campuchia của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khmer Kampuchia Krom có trụ sở tại Campuchia cho biết, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc gọi tắc là UNDP đã gửi thư của cộng đồng Khmer Krom cho văn phòng Tổng thư ký LHQ tại New York, Mỹ về việc xin gặp ông Ban Ki-moon nhằm báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền người Khmer Krom đang sống ở miền Nam Việt Nam.

Dân biểu Yon Tharo thuộc đảng đối lập Sam Rainsy, kiêm Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khmer Kampuchia Krom tại Thủ đô Phnom Penh cho Đài Á Châu tự do biết vào chiều ngày 21 tháng 10 rằng, nội dung thư mà các tổ chức nhân quyền Khmer Kampuchia Krom chuẩn bị gửi cho Tổng thư ký LHQ bày tỏ quan điểm và sự lo lắng về việc vi phạm nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số bản địa Khmer Krom sống ở Việt Nam. Dân biểu Yon Tharo nói:

“Chúng tôi nêu lên về hoàn cảnh khó khăn của Khmer Kampuchia Krom trong thời gian 61 năm nay sau khi Thực dân Pháp giao đất Kampuchia Krom cho Việt Nam. Chúng tôi gặp nhiều khó khăn chẳn hạn về mặt giáo dục, tín ngưỡng tôn giáo, kinh tế, chính trị, và văn hóa. Chúng tôi nêu lên để được can thiệp và làm thế nào cho Khmer Krom có quyền tự do như những các dân tộc khác trên thế giới.””

Một phụ nữ Campuchia đi trong khu chợ họp dọc đường phố ở Phnom Penh ngày 02 tháng 9 năm 2010. AFP PHOTO / TANG CHHIN SOTHY.
Một phụ nữ Campuchia đi trong khu chợ họp dọc đường phố ở Phnom Penh ngày 02 tháng 9 năm 2010. AFP PHOTO / TANG CHHIN SOTHY.

Tuần qua, đã có 10 tổ chức nhân quyền Khmer Kampuchia Krom tại Campuchia gửi thư cho văn phòng Chương trình Phát triển của LHQ để nhờ chuyển lên văn phòng Tổng thư ký LHQ ở New York. Các tổ chức nhân quyền ấy gồm có Hội Bằng Hữu Khmer Kampuchia Krom; Tổ chức nhân quyền Khmer Kampuchia Krom; Trung tâm Văn hóa Khmer Kampuchia Krom;

Hiệp Hội bảo vệ nhân quyền Khmer Kampuchia Krom và Phát triển; Quỹ Khmer Kampuchia Krom; Tổ chức Phụ nữ Khmer Kampuchia Krom; Hiệp Hội sư sãi Khmer Kampuchia Krom; Liên Minh Tăng Sinh-Sinh Viên Khmer Kampuchia Krom; Ủy ban Điều phối Khmer Kampuchia Krom, và cùng nhiều trụ trì chùa Khmer Kampuchia Krom khác.

Vẫn chưa có hồi âm?

Dân biểu Yon Tharo còn cho Đài Á Châu tự do biết thêm, Chương trình Phát triển của LHQ nói rằng lá thư của ông được gởi cho văn phòng Tổng thư ký LHQ, tuy nhiên cho đến nay chưa có hồi âm.

Ngoài các tổ chức nhân quyền Khmer Krom, còn có nhiều tổ chức nhân quyền và đảng phái chính trị Campuchia khác mong muốn được gặp Tổng thư ký LHQ.

Tôi hy vọng văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Thủ đô Phnom Penh sẽ gặp Tổng thư ký LQH Ban Ki-moon, và văn phòng này sẽ nêu lên vấn đề nhân quyền ở Campuchia.

Bà Pung Chhiv Kek

Giám đốc Tổ chức nhân quyền LICADO Pung Chhiv Kek bày tỏ rằng, vấn đề quan trọng mà Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cần quan tâm là vấn đề vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền sỡ hữu đất đai, và đặc biệt là Tòa án xử Khmer đỏ.

Bà Pung Chhiv Kek nói: "Tôi hy vọng văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Thủ đô Phnom Penh sẽ gặp Tổng thư ký LQH Ban Ki-moon, và văn phòng này sẽ nêu lên vấn đề nhân quyền ở Campuchia."”

Còn phát ngôn viên của đảng đối lập Sam Rainsy Yim Sovann cũng cho Đài Á Châu tự do biết rằng, đã có 04 vấn đề nổi cộm cần được ông Ban Ki-moon quan tâm:

“Hiệp định Paris vẫn chưa được thực hiện đúng đắng. Hiên nay cả biên giới phía Tây và phía Đông bị các nước láng giềng xâm lấn. Campuchia cũng chưa tổ chức bầu cử một cách tự do và công bằng. Còn Tòa án thì có ý nhiều kiến trong và ngoài nước cho rằng chưa độc lập, hơn nữa quyền sỡ hữu đất đai còn phải chịu sư xâm phạm.” ”

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon sẽ đến thăm Campuchia từ ngày 26-28 tháng 10. Nhân chuyến thăm này, ông sẽ gặp Quốc vương Norodom Sihamoni và Thủ tướng Hun Sen. Tổng thư ký LHQ cũng sẽ đến thăm Toà án xét xử Khmer đỏ.

Sau đó, ông Ban sẽ sang thăm Việt Nam vào ngày 28 tháng 10 để tham dự một hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Liên Hiệp Quốc, và có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo dòng thời sự: