Tình hình Campuchia cho họ thấy lãnh đạo đảng cầm quyền có mối quan hệ càng thân thiện với hai nước Cộng sản này. Tại một cuộc gặp gỡ với giới sinh viên Campuchia, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng, Campuchia không nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Quan hệ tốt nhưng không nên bị lệ thuộc
Trong cuộc gặp gỡ với giới sinh viên Campuchia hơn 600 người vào hôm thứ hai, 01/11 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã kêu gọi Campuchia duy trì một chính sách đối ngoại độc lập và tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Vương quốc Campuchia không trở nên quá phụ thuộc vào Bắc Kinh, mặc dù đó là một quan điểm ngoại giao có lợi cho Campuchia khi làm bạn với nhiều nước.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton
Bà Clinton phát biểu như vậy sau khi nhóm sinh viên Campuchia đặt câu hỏi liên quan đến mối quan hệ của Chính phủ mình và Cộng sản Trung Quốc trong lúc giới chức cấp cao của nước này thường xuyên đến thăm và làm việc tại Campuchia, ngoài ra còn lên tiếng viện trợ hàng triệu đô la Mỹ cho Campuchia chẳng cần điều kiện.
Chuyến đi của Bà Clinton được thiết kế để củng cố chính sách ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ, Barak Obama. Quan điểm của Hoa Kỳ đến Châu Á được coi như là chìa khóa cho tương lai và là Hoa Kỳ phải hành động trong khu vực này để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của sinh viên Campuchia về ảnh hưởng của Trung Quốc tăng ở Campuchia, Bà Clinton cảnh báo Vương quốc Campuchia không trở nên quá phụ thuộc vào Bắc Kinh, mặc dù đó là một quan điểm ngoại giao có lợi cho Campuchia khi làm bạn với nhiều nước.
Trung Quốc là một nước lớn và có nhiều tương lai. Chắc chắn có nhiều lý do để Campuchia tạo một mối quan hệ tốt với Trung Quốc. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng cũng có những vấn đề quan trọng mà Campuchia phải nêu lên với Trung Quốc
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton
“Tuy nhiên Campuchia không nên quá phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia”. Bà ngoại trưởng Hillary Clinton nói.
Bà Clinton còn nói thêm, vấn đề quan trọng là Campuchia phải nêu lên thẳng thắng với Trung Quốc, như chẳng hạn một đập thủy điện của Trung Quốc nằm trên thượng nguồn sông Cửu Long có nguy cơ làm giảm dòng chảy của con sông và ảnh hưởng đến đời sống người dân sống xung quanh khu vực tiểu vùng sông Mêkong.
Bà nói:
“Trung Quốc là một nước lớn và có nhiều tương lai. Chắc chắn có nhiều lý do để Campuchia tạo một mối quan hệ tốt với Trung Quốc. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng cũng có những vấn đề quan trọng mà Campuchia phải nêu lên với Trung Quốc.”
Viện trợ bất kể vấn đề nhân quyền
Các quan chức Hoa Kỳ thừa nhận rằng Campuchia chịu ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Trung Quốc là nhà cung cấp hàng đầu viện trợ cho Campuchia, và cho hơn 200 triệu USD một năm để xây dựng cầu, đường bộ và các nhà máy điện trên toàn quốc, và Trung Quốc cũng cũng cố thiết bị quân sự cho Campuchia.
Trung Quốc là nước gây ảnh hưởng lớn nhất đến Campuchia. Đứng sau nước này là Việt Nam cũng là một nước láng giếng tài trợ cho Campuchia không cần điều kiện tôn trọng nhân quyền.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Mỹ là một nhà tài trợ chính cho Campuchia và đã viện trợ hơn 70 triệu USD trong năm 2010, nhưng Trung Quốc cam kết cho Campuchia vay 1,2 tỷ USD mà không cần lãi suất trong tháng 12 năm ngoái, và nước này không cần đặt vấn đề nhân quyền tuy nhiên Campuchia phải trục xuất 20 người tị nạn Uyghur về nước.
Liên quan vấn đề này, Lãnh tụ đảng Nhân Quyền Campuchia ông Kem Sokha cho Đài Á Châu tự do biết vào chiều ngày 02/11 rằng, giới lãnh đạo đảng Nhân dân Campuchia chịu ảnh hưởng chính trị của chế độ Cộng sản cho nên họ chưa thay đổi được cách lãnh đạo của mình. Trung Quốc là nước gây ảnh hưởng lớn nhất đến Campuchia. Đứng sau nước này là Việt Nam cũng là một nước láng giếng tài trợ cho Campuchia không cần điều kiện tôn trọng nhân quyền.
Theo tôi thấy phần lớn các lãnh đạo độc tài thường nhận viện trợ từ các nước Cộng sản bởi vì các nước Cộng sản không cần nói đến vấn đề Nhân quyền, vấn đề Dân Chủ.
Ông Kem Sokha
Ông Kem Sokha còn cho biết rằng, có nhiều nước Dân Chủ tài trợ cho Campuchia nhưng chính phủ từng từ chối vì họ buộc phải nói đến vấn đề nhân quyền, nhưng Trung Quốc thì không. Ông cho biết thêm, “Theo tôi thấy phần lớn các lãnh đạo độc tài thường nhận viện trợ từ các nước Cộng sản bởi vì các nước Cộng sản không cần nói đến vấn đề Nhân quyền, vấn đề Dân Chủ. Nếu người lãnh đạo có xu hướng theo chế độ Dân Chủ thì họ không tiếp kệ nhiều viện trợ từ các nước Cộng sản.”
Chỉ sau chuyến công du hai ngày của bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Hoa cũng bắt đầu đến thăm và làm việc từ ngày 3-6/11 tại Campuchia theo lời mời của Chủ tịch Quốc Hội Campuchia Heng Samrin.
Ông Heng Samrin nói với báo Trung Quốc rằng, các nhà lãnh đạo Campuchia hiện nay cũng như các nhà lãnh đạo trong các thế hệ cũ đã coi trọng việc tăng cường quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, bởi vì nó mang lại lợi ích căn bản của nhân dân hai nước và đó cũng là góp phần vào hòa bình khu vực và phát triển toàn cầu.