Đặc sứ Mỹ về nạn buôn người đánh giá hiện tình ở Việt Nam

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn giữ Việt Nam trong danh sách bậc hai không theo dõi khi công bố phúc trình thường niên về tệ nạn buôn người trên thế giới hôm thứ Tư 04-6-2008.

Đại sứ Mark Lagon chuyên trách phòng chống buôn người giải thích về quyết định trên với phóng viên Richard Finney của đài Á Châu Tự Do RFA. Cuộc phỏng vấn do Thanh Trúc chuyển ngữ, Nguyễn An và Thanh Quang đọc:

RFA:

Thưa ông, trong bản phúc trình 2008 của Bộ Ngoại Giao về nạn buôn người trên thế giới , phần báo cáo về Việt Nam cho thấy phụ nữ và trẻ em tiếp tục bị bán qua các nước lân bang, tệ nạn mãi dâm thiếu nhi qua đường du lịch gia tăng, và đáng chú ý hơn nữa là một số cơ quan chuyên trách lao động của chính phủ này dính líu đến chuyện công nhân xuất khẩu bị bóc lột, bị buộc làm việc quá giờ qui định . Từ những điểm này, câu hỏi đặt ra là vì sao Việt Nam được giữ nguyên vị trí bậc hai không cần theo dõi trong danh sách các nước có vấn đề ?

Đại sứ Mark Lagon:

Có thể nói, để giải quyết tệ nạn buôn người Việt Nam có những hành động tích cực nhưng ngược lại cũng có những việc làm chưa đúng. Việt Nam đã nỗ lực phòng chống tích cực, như truy tố và trừng phạt tội phạm buôn người vào đường mãi dâm, được nêu bằng số liệu trong phúc trình, cho thấy giới chức thẩm quyền Việt Nam đã cộng tác với các quốc gia mà nạn nhân buôn người bị đưa qua.

Bên cạnh đó lại dấy lên quan tâm về mặt công nhân Việt Nam ở nước ngoài bị cưỡng bách lao động và bóc lột. Nhiều trường hợp gần đây như công nhân Việt sang Malaysia tổ chức đình công cả ngàn người để phản đối chủ vi phạm hợp đồng. Trường hợp trên một trăm công nhân từ Việt Nam sang Jordan để lao động gần đây, thì nhiều dấu hiệu cho thấy những người tuyển mộ công nhân vì thấy rõ nhu cầu cấp thiết của người muốn đi là tìm kiếm một đời sống tốt đẹp hơn nên đã tận dụng điểm ấy như một sự lường gạt họ vào cái bẫy của nạn buôn người.

Tôi vẫn giữ ý định đi Việt Nam tháng Bảy tới đây để tiếp tục nêu vấn đề với giới chức Việt Nam, đặc biệt là những thắc mắc liên quan đến công việc tuyển mộ công nhân mà đã dẫn đến điều gọi là người công dân bị khai thác vào đường lao động xuất khẩu.<br/> <i> Đại sứ Mark Lagon</i>

Điều đáng nói ở đây là những kẻ đi tuyển mộ công nhân ra nước ngoài lại được chỉ định hay là người làm việc cho chính phủ , đó là thực trạng của một nền kinh tế tập trung.

RFA:

Báo cáo cũng đề cập đến chuyện các công nhân ra nước ngoài mà khi đình công thì bị cảnh cáo, bị đe dọa, bị buộc trở lại làm việc.

Đại sứ Mark Lagon:

Chúng tôi có theo dõi rất kỹ chuyện viên chức chính phủ Việt Nam qua Jordan để tìm hiểu vấn đề công nhân bị lạm dụng và bị buộc làm nhiều giờ với mức lương không tương xứng, kể cả chuyện đại diện chính phủ bảo công nhân không được nói gì và phải trở về nước. Sau hết, chúng tôi biết hộ chiếu của công nhân bị giữ trước đó được trả lại, một số người đã hồi hương. Nhưng điểm cần lưu ý là cách giải quyết cho thấy chừng như chính phủ Việt Nam có trách nhiệm phần nào trong việc gọi là khai thác sức lao động của người dân.

RFA:

Nếu có dấu hiệu chính phủ Việt Nam dự phần vào việc khai thác sức lao động như vậy thì tại sao không đưa Việt Nam trở lại danh sách cần được theo dõi?

MarkLagon2_StateDept.jpg
Đại sứ Mỹ Mark Lagon, chuyên trách phòng nạn buôn người - courtesy photo (Đại sứ Mỹ Mark Lagon, chuyên trách phòng nạn buôn người - courtesy photo)

Đại sứ Mark Lagon:

Câu hỏi một lần nữa cho thấy mức độ tế nhị trong việc xác định sao cho chính xác một quốc gia có tệ nạn buôn người hay không. Vào khi tìm cách gia tăng đối thoại với Việt Nam, Bộ Ngoại Giao cũng nhận thấy và đánh giá một cách phấn khởi là Việt Nam có nhiều tiến triển trong việc áp dụng luật pháp, nhất là về mặt xử lý hành động buôn người vào đường mãi dâm.

Trong tư cách đặc sứ chuyên trách phòng chống buôn người của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tôi vẫn giữ ý định đi Việt Nam tháng Bảy tới đây để tiếp tục nêu vấn đề với giới chức Việt Nam, đặc biệt là những thắc mắc liên quan đến công việc tuyển mộ công nhân mà đã dẫn đến điều gọi là người công dân bị khai thác vào đường lao động xuất khẩu.

RFA:

Thưa theo chỗ ông biết thì chính phủ Việt Nam có điều tra về việc làm của những cơ quan chính phủ chuyên trách tuyển mộ công nhân lao động không?

Sự cố gắng của chính phủ trong việc đương đầu với tệ nạn buôn người, một tệ nạn bùng phát mạnh trong thời đại này mà có thể Việt Nam không chạy theo kịp.


Đại sứ Mark Lagon:

Câu hỏi này đã được nêu lên qua những cuộc tiếp xúc ngoại giao. Điều tôi có thể nói được ở đây là Việt Nam cần hành động tích cực hơn về mặt này.

RFA:

Thế thì trước những vấn đề liên quan như nạn mãi dâm thiếu nhi qua đường du lịch, phụ nữ và trẻ em bị bán qua nước khác chẳng hạn, ông nghĩ liệu đó có phải là những hành động bất kể luật pháp của một quốc gia? Hay là chính phủ Việt Nam cố gắng hết sức để giải quyết mà không xuể vì vấn đề qua lớn?

Đại sứ Mark Lagon:

Có lẽ tốt nhất nên dựa trên số liệu. Như tôi đề cập tới trong phúc trình, năm ngoái Việt Nam tiến hành 369 cuộc điều tra về tệ nạn buôn người vào đường mãi dâm, liên quan đến 930 nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Đã có 606 tội phạm buôn người bị bắt giữ, 178 bị truy tố, 139 bị kêu án.

Thế thì kết luận rút ra từ những số liệu này là gì, chẳng lẽ đó chỉ là nổ lực giả tạo của Việt Nam dệt ra hoặc giả chỉ là hành động gọi là cho lấy có vậy thôi?

Theo tôi thì mặt tích cực của vấn đề là sự cố gắng của chính phủ trong việc đương đầu với tệ nạn buôn người, một tệ nạn bùng phát mạnh trong thời đại này mà có thể Việt Nam không chạy theo kịp.