Chúng tôi tiếp xúc với anh Nguyễn Hiền, một dược sĩ lâu năm trong nghề tại Amsterdam, Hà Lan, hiện đang giữ một chức vụ cao cấp trong công ty Vemedia Manufacturing bv, chuyên môn sản xuất các dược phẩm và thực phẩm phụ. Tường An phỏng vấn và gửi về bài tường trình sau đây:
Tác hại của luật Cung và Cầu
Ở Việt Nam và các nước Tây Phương, cơn sốt Tamiflu đã tạm lắng dịu, nhưng hậu quả về tài chánh của nó còn để lại không nhỏ. Hàng chục triệu liều Tamiflu tồn đọng đang chờ giải quyết. Hàng tỷ đồng tan biến vào khoảng không, ai chịu trách nhiệm ? Chúng ta rút ra được bài học nào cho tương lai khi các dịch cúm khác xuất hiện ? Câu trả lời không phải dễ dàng.
Nguyên liệu Oseltamivir phosphate để sản xuất Tamiflu nó khan hiếm tới mức mà giá nó tăng hàng ngày. Khi khảo giá thì có thể họ nói là 12-13 ngàn đô, nhưng đến khi mua thì vì nhiều người muốn mua, cái nhu cầu tăng quá cao, các nhà sản xuất thuốc họ tự động tăng giá 17-18 ngàn/kí lô mà người ta bắt buộc là phải mua<br/>
Theo báo Vnexpress các công ty ở Việt Nam mua nguyên liệu đắt hơn 50% so với giá đặt hàng. Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu tại sao giá thành của Tamiflu lại tăng cao đột ngột như thế, dược sĩ Nguyễn Hiền giải thích:
Mình phải coi tình hình, nguyên liệu Oseltamivir phosphate để sản xuất Tamiflu nó khan hiếm tới mức mà giá trên thị trường
nó tăng hàng ngày. Khi khảo giá thì có thể họ nói là 12-13 ngàn đô, nhưng đến khi mua thì vì nhiều người muốn mua, cái nhu cầu tăng quá cao, các nhà sản xuất thuốc họ tự động tăng giá 17-18 ngàn/kí lô mà người ta bắt buộc là phải mua , phải sản xuất.
Trong những năm 2006-2007 tình trạng khan hiếm Tamiflu xảy ra khắp nơi trên thế giới. Lúc đó, Hãng bào chế Roche là hảng độc quyền chế tạo Tamiflu, EU (Liên Hiệp Âu Châu) và WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) phải áp lực để Roche cung cấp nguyên liệu để EU có thể tự sản xuất Tamiflu với điều kiện là không được bán cho ai cả. Có phải do vậy mà Roche đã tạo ra tình trạng khan hiếm giả và nâng giá thuốc hay không ? dược sĩ Nguyễn Hiền tiếp:
Tình trạng này không phải là tình trạng khan hiếm giả mà là tình trạng khan hiếm thật là vì cái nhu cầu lúc đó của cả thế giới rất cao mà Roche thì không thế nào cung ứng đủ tất cả nguyên liệu cấp thời, như vậy thì đương nhiên sẽ đưa đến tình trạng là hãng Roche sẽ nâng giá<br/>
Tình trạng này không phải là tình trạng khan hiếm giả mà là tình trạng khan hiếm thật là vì cái nhu cầu lúc đó của cả thế giới rất cao mà Roche thì không thế nào cung ứng đủ tất cả nguyên liệu cấp thời cho tất cả các hảng bào chế đặt hàng, như vậy thì đương nhiên sẽ đưa đến tình trạng là hãng Roche sẽ nâng giá . Chuyện đó là chuyện thị trường tự do tại vì lúc đó Roche độc quyền về Oseltamivir phosphate. Cái patent (bằng sáng chế) nó vẫn còn nên Roche tăng giá người ta vẫn phải mua. Những hãng bào chế họ trong cái tình trạng họ đã hứa sản xuất rồi, mà đó là chuyện chiến lược quốc gia thì nếu mà nguyên liệu nó tăng thì họ bắt buộc vẫn phải mua để mà sản xuất. Chuyện đó Roche cũng biết thành ra Roche tăng giá. Vì Roche tăng giá nên hãng Ấn độ cũng tăng giá theo.
Sức khỏe và tính mạng người dân vẫn phải là hàng đầu
Mỗi năm, Tổ chức y tế quốc tế sẽ đưa ra một danh sách các loại cúm có thể xảy ra trong năm .Tuy nhiên, việc tiên đoán dịch cúm nào sẽ xảy ra trong năm để có thể dự phòng là một điều rất khó. Khi đại dịch không xảy ra như dự đoán,không chỉ riêng ở Việt Nam, Hà lan cũng đã dư trên 30 triệu liều Tamiflu, bán lại nửa giá mà cũng không ai mua.
Dược sĩ Hiền cho biết:
Hòa Lan lúc đó họ có kế hoạch dự trữ 50 triệu liều. 50 triệu liều cho 18 triệu dân có nghĩa là so với con số 20 triệu liều cho 80 triệu dân Việt Nam thì ở Hòa Lan cái số theo tỷ lệ nó nhiều gấp cả chục lần so với cái số sản xuất ở Việt Nam .
Mỗi năm, Tổ chức y tế quốc tế sẽ đưa ra một danh sách các loại cúm có thể xảy ra trong năm .Tuy nhiên, việc tiên đoán dịch cúm nào sẽ xảy ra trong năm để có thể dự phòng là một điều rất khó.<br/>
Theo tờ Le Post, Pháp sản xuất 94 triệu Tamiflu cho 60 triệu dân, nhưng chỉ có 5 triệu người chủng ngừa. Để tránh phải hủy bỏ vì thuốc quá hạn, Pháp đã phải cho Tổ chức y tế thế giới 9,4 triệu liều và phần còn lại bán rẻ cho các nước khác. Dược sĩ Nguyễn Quốc Nam, có nhà thuốc tại ngoại ô Paris cũng còn nhiều Tamiflu tồn đọng:
Pháp là 1 trong những cường quốc đã dùng 1 ngân sách quốc gia khổng lồ để chủng ngừa cũng như là thuốc vừa trị vừa ngừa tamiflu , cái số lương thuốc đó đã không được sử dụng. Thí dụ như nhà thuốc của tôi, trong cả 1 thời kỳ dài tôi bán có 31 hộp mà thôi.
Nếu mà nói đó là lỗi quốc tế thì thôi thấy có phần lớn đúng. Không những ở Việt Nam mà gần như tất cả các nước trên thế giới đều lầm vào tình trạng đó là vì cái bệnh đó mới, người ta cũng chưa biết hậu quả nó ra sao.<br/>
Trong khi đó còn biết bao nhiêu liều lượng ứ đọng lại, mặc dù hộp thuốc đó còn giá trị tới 2016, nhưng mà những hộp thuốc đó không bán được nữa.
Trong bài phỏng vấn trước của RFA, dược sĩ Phạm Thanh Vân, Tổng thư ký Hội dược học thành phố Hồ Chí Minh nói “Trong lúc mà có tin đại dịch có thể bùng phát thì lỗi là do quốc tế chứ không phải là từ Việt Nam. Các công ty nước ngoài có thâm ý trước tình hình này, hậu quả là cả thế giới cũng như Việt Nam đều bị ảnh hưởng” . Dược sĩ Nguyễn Hiền cho biết ý kiến của ông về nhận định này :
Nếu mà nói đó là lỗi quốc tế thì thôi thấy có phần lớn đúng. Không những ở Việt Nam mà gần như tất cả các nước trên thế giới đều lầm vào tình trạng đó là vì cái bệnh đó mới, người ta cũng chưa biết hậu quả nó ra sao. Cả thế giới nhất loạt đồng ý là phải dùng tất cả mọi biện pháp tối đa để phòng ngừa. Nhưng mà xong rồi sau đó thì có những thử nghiệm tiếp theo thì người ta thấy là có hơi quá lố.
Khi so sánh với những bệnh cúm khác trên thế giới thì người ta thấy thì chuyện này đúng là 1 báo động lầm vậy thôi. Chuyện đó trong y tế cũng có thể xảy ra. Nhưng theo tôi nghĩ thà để xảy ra như vậy còn tốt hơn là lơ là, không để ý đến sức khỏe của dân chúng<br/>
Hai năm sau, khi so sánh với những bệnh cúm khác trên thế giới thì người ta thấy thì chuyện này đúng là 1 báo động lầm vậy thôi. Chuyện đó trong y tế cũng có thể xảy ra. Nhưng theo tôi nghĩ thà để xảy ra như vậy còn tốt hơn là lơ là, không để ý đến sức khỏe của dân chúng.
Bài học sau "Đại Dịch"
Cũng trong bài phỏng vấn vừa qua, một giám đốc công ty dược nói " Việc chỉ định chọn nhà thầu rất bí ẩn, kết luận thế nào thì không ai hiểu được” Dược sĩ Nguyễn Hiền cho biết việc thông đồng giữa chính quyền với nhà sản xuất là chuyện rất có thể xảy ra
Chuyện thông đồng giữa chính quyền và nhà sản xuất đối với dịch cúm H1H1 thì rất khó kiểm soát bởi vì lúc đó khi lệnh sản xuất được đưa ra thì sau khi khảo giá rồi thì có 1 số hãng được chọn thì hãng được chọn họ chỉ biết là họ được chọn thôi, còn hãng không được chọn thì cũng chỉ biết là họ không được chọn.
Nhưng còn bên trong chuyện mua bán nguyên liệu thông đồng với nhau gần như là chuyện đương nhiên. Đối với người trong nghề như tôi thì tôi thấy chuyện đó rất có thể xảy ra, mình không có thể cản được.
Cúm gia cầm, cúm A, cúm Hồng kông…Mỗi lần có dịch cúm xảy ra là thế giới chìm vào cơn khủng hoảng, cho thấy y khoa dù tiến bộ nhưng con người vẫn còn bất lực trước thiên nhiên<br/>
Bao nhiêu tổn hại về tinh thần và vật chất để tìm phương pháp ngăn ngừa, trị liệu cho các bệnh cúm H5N1 và H1N1 hầu chặn đứng một đại dịch có cơ nguy bộc phát. Thế nhưng, Tamiflu có phải là một giải đáp hoàn hảo cho các loại dịch cúm này ? Dược sĩ Nguyễn Hiền dẫn giải:
Tamiflu thì khi mà làm hồ sơ đăng ký đó thì lúc đó chưa có chủng cúm H1N1, do đó Tamiflu chỉ được thử nghiệm qua các chủng cúm thường như Influenza. Lúc mà đăng ký thì chỉ để xử dụng cho các trường hợp influenza mà thôi. Khi mà H1N1 phát sinh ra thì lúc đó trên thế giới không có 1 loại thuốc nào ngoài Tamiflu, sau này có Relenza. Tamiflu không có công hiệu cho bệnh cúm H1N1, lúc đó người ta không có cách nào khác nên người ta phải xử dụng thuốc đó.
Nhưng mà sự thực công dụng của nó, khi mà uống vào thì chỉ làm người ta chết chậm hơn thôi và không có lây sang người khác. Chứ người bị bệnh sẽ chết. Nếu người đó phải chết thì người đó uống thuốc hay không uống thuốc cũng sẽ chết.
Quần chúng rât dễ bị khích động bởi các tin đồn hoặc là các tin ngoài lề qua các hệ thống internet, email, sms hay là facebook. Bổn phận của truyền thông hay bổn phận của chính phủ là phải có những thông báo sáng suốt, thường xuyên, khách quan hơn, dẫn dắt dư luận<br/>
Cúm gia cầm, cúm A, cúm Hồng kông…Mỗi lần có dịch cúm xảy ra là thế giới chìm vào cơn khủng hoảng, cho thấy y khoa dù tiến bộ nhưng con người vẫn còn bất lực trước thiên nhiên. Làm thế nào để có thể giới hạn được những thiệt hại khi một loại bệnh hay dịch cúm xảy ra trong tương lai ? Theo nhận xét của dược sĩ Nguyễn Hiền mỗi người trong chúng ta đều có thể đóng góp một phần trách nhiệm của mình:
Quần chúng rât dễ bị khích động bởi các tin đồn hoặc là các tin ngoài lề qua các hệ thống internet, email, sms hay là facebook. Bổn phận của truyền thông hay bổn phận của chính phủ là phải có những thông báo sáng suốt, thường xuyên, khách quan hơn, dẫn dắt dư luận. Sự thật thì chuyện đó rất khó vì lúc đó thì chính phủ cũng không biết.
Nhìn qua tình hình thế giới trong 10 năm cuối cùng thì tôi rất lo là nếu có 1 chuyện nào xãy ra như là chuyện cúm H1N1 trong tương lai thì người ta cũng sẽ phản ứng giống như vậy mà thôi !