Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Một cuộc triển lãm tranh sơn dầu và sơn mài của bốn họa sĩ đến từ Việt Nam lần đầu tiên diễn ra tại trụ sở của Ngân Hàng Thế Giới ở thủ đô Washington. Sinh họat này nằm trong những mục tiêu khác của World Bank là hổ trợ các cơ sở kinh doanh phát triễn khả năng buôn bán tiếp thị thông qua con đường văn hóa nghệ thuật.
Với gần 50 tác phẩm của bốn họa sĩ nổi tiếng Việt Nam Đổ Duy Tuấn, Nguyễn Lâm, Hồ Hữu Thủ, Lê Vượng, phòng khánh tiết lộng lẩy trên tầng lầu thứ 12 của Ngân Hàng Thế Giới biến thành một nơi trưng bày tranh ảnh nghệ thuật Việt Nam lần đầu tiên có tên là Hồn Việt hôm thứ Năm vừa qua.
Rất nhiều khách ngọai quốc, phần đông là nhân viên của Ngân Hàng Thế Giới, cùng nhiều người trong giới ngọai giao ở Washington và nhiều người Mỹ gốc Việt đã đến thưởng lãm những tác phẩm của bốn họa sĩ đến từ Việt Nam.
Khuyến khích các cơ sở kinh doanh nhỏ
Đây là sáng kiến của chủ nhân Galerie Brigitte, một cửa tiệm trong trung tâm thương mại Tyson Two ở Virginia, chuyên bán những mặt hàng tơ lựa và hàng thủ công nghệ sản xuất từ Việt Nam.
Phát biểu lúc khai mạc buổi triển lãm, bà Marina Galvani, phụ trách những sinh họat có tính cách nghệ thuật trong Ngân Hàng Thế Giới, cho biết: “World Bank là nơi qui tụ hàng ngàn nhân viên thuộc mọi quốc gia và mọi chủng tộc trên thế giới, vì thế ngoài chức năng của một định chế tài chánh quốc tế.
World Bank còn hỗ trợ cho những sinh họat văn hóa nghệ thuật đồng thời khuyến khích những cơ sở kinh doanh cở nhỏ của những cộng đồng dân cư hướng tới tầm họat động hay tiếp thị nhằm phát triễn khả năng kinh doanh của mình.”
Người được mời nói chuyện cùng quan khách trong buổi triển lãm Hồn Việt là tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh, giám đốc Văn Phòng Tái Định Cư người Tị Nạn tại thủ đô Washington.
Lên tiếng sau đó với Đài Á Châu Tự Do, tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh cho rằng đây là một sinh họat có ý nghĩa. Không phải lần đầu tiên các họa sĩ có tên ở đây mang tác phẩm ra nước ngoài để triển lãm. Thế nhưng đây là lần đầu tranh của họ được trưng bày trong trụ sở của Ngân Hàng Thế Giới, một địa điểm tai mắt ở thủ đô nước Mỹ.
Nét tân kỳ hiện đại
Họa sĩ Đổ Duy Tuấn, tác giả mười bức sơn dầu diễn tả nét đẹp kín đáo đoan trang của người phụ nữ Việt Nam như Sen Hồng, Huế Thơ, Dạ Khúc, cho biết thực lòng khi nhận được lời mời qua Mỹ để triển lãm thì ông chỉ nghĩ là đang tham dự một trò chơi lý thú bởi trước nay ông từng đem chuông đi đánh nước ngoài nhiều lần.
Giới thiệu những bức sơn mài được thực hiện công phu và mỹ thuật, họa sĩ Hồ Hữu Thủ, tốt nghiệp Cao Đẵng Mỹ Thuật từ trước 1975, giải thích kỹ thuật sơn mài của Việt Nam mà ông cho là truyền thống.
Dưới mắt ông Howard Durgolf đứng cạnh đó, tranh của họa sĩ Hồ Hữu Thủ làm ông thích thú vì nó mang nét tân kỳ hiện đại hơn những bức sơn mài ông từng xem qua.
Ông Durgolf nói tiếp là xem hết 10 tác phẩm sơn mài của họa sĩ Hồ Hữu Thủ mới thấy chừng như có hai ba phong cách khác nhau trong một con người.
Trong khi đó một người Việt vùng Washington đến dự buổi Triển lãm Hồn Việt ở Ngân Hàng Thế Giới hôm thứ Năm, chị Thúy Vân, rất thích sưu tầm những tác phẩm hội họa Việt Nam, cho biết trước kia chị đã mua một bức tranh sơn mài của họa sĩ Hồ Hữu Thủ, nhưng khi đến xem tất cả những tác phẩm của 4 họa sĩ hôm nay trong đó có tác giả mà chị yêu thích thì chị lại có cái nhìn khác hơn.
Là người say mê vẽ tranh từ 40 năm nay, với 10 tác phẩm sơn mài trưng bày trong triển lãm Hồn Việt này, họa sĩ Nguyễn Lâm nói ông muốn phân tích rõ cái khác nhau giữa một họa sĩ sáng tác tranh sơn mài và một nghệ nhân làm ra những bức tranh sơn mài giống nhau.
Tản mác trong lượt khách ngọai quốc và khách Việt đi coi tranh có ông Vũ Đăng Dzũng, phó đại sứ Việt Nam tại Washington. Được hỏi cảm tưởng, ông nói: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Những tác phẩm hội họa của 4 họa sĩ tài danh đến từ Việt Nam sẽ được treo tại phòng khánh tiết của Ngân Hàng Thế Giới đến cuối tháng Mười Một. Giá của một tác phẩm từ hơn 3,000 cho đến 15,000
Sau tháng Mười Một, những bức vẽ còn lại được đưa về trưng bày tại cửa hàng Galerie Brigitte ở trung tâm thương mại Tyson Two của Virginia.