Campuchia nhận cho những người Khmer Krom Việt Nam được tị nạn chính trị

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Trưa nay, tin từ thủ đô Phom Penh của Campuchea cho biết, 67 ngừơi Khmer Krom đào thoát khỏi Việt Nam từ hồi tháng sáu đã đựơc chính phủ Campuchea chấp thuận cho lưu lại xứ Chùa Tháp. Những ngừơi này tuần trước đã biểu tình trước văn phòng Cao uỷ tỵ nạn Liên Hiệp quốc để xin quy chế tỵ nạn, nhưng nay thì vấn đề đó sẽ không đựơc cứu xét nữa.

KhmerKromBudist200.jpg
Các nhà sư tỵ nạn tại ngôi chùa Wat Samaki Rangsey phía tây Phompenh. PHOTO To Serey/RFA

Đặc phái viên Nam Nguyên của Đài Á Châu Tự Do hiện đang có mặt tại Phnom Penh đã có cuộc gặp gỡ với nhóm người Khmer Krom này, và gửi về bản tường trình chi tiết như sau:

Hôm thứ Sáu 5-8-2005, Văn Phòng Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR ở thủ đô Phompenh đã ngừng không tiến hành việc cứu xét đơn xin tỵ nạn của những người Khmer Krom vượt biên từ Việt Nam qua Campuchia. Lý do là vì chính phủ Campuchia thông báo chấp thuận cho số người vừa nói được lưu lại lãnh thổ Cămpuchia và được xem như là công dân Cămpuchia.

Cơ quan UNHCR hôm nay cũng cho biết là có cả thảy 67 người Khmer Krom đã chạy từ Việt Nam qua Cam Bốt trong sự kiện vừa nói, nhưng một nhà sư đưa ra con số cao hơn nhiều.

Ra đi vì bị ngược đãi

Từ ngôi chùa Wat Samaki Rangsey phía tây Phompenh, nơi tạm trú của những người Khmer Krom rời bỏ Việt Nam, Nam Nguyên đã gặp gỡ các nhà sư tỵ nạn và trò chuyện với một trong các đại diện của họ. Mời quí thính giả cùng theo dõi trong phần âm thanh phía trên.

Bạn nghĩ gì về sự kiện này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Theo lời kể của Đại đức Thach Prây Chia Cương, đại diện cho các nhà sư chạy sang từ Việt Nam thì: Chúng tôi có 86 người gồm một số sư sãi và phật tử, rời Việt Nam theo các nhóm khách nhau và bắt đầu tới được Campuchia hôm 29-3-3005. Một số sống trong chùa, số còn lại phải ở nhà của dân chúng bên ngoài..

Khi đựoc hỏi lý do vì sao lại phải rời Việt Nam đề samg Campuchia xin tị nạn chính trị, vị Đại đức này cho biết: "Bởi vì Chính quyền Việt Nam áp bức, ngược đãi, phân biệt chủng tộc đối với đồng bào Khmer Krom. Chúng tôi không thể sống được với sự đe đọa, ngược đãi này nên phải bỏ đi".

Trong một diễn biến khác, bản tin của Văn phòng Cao uỷ tỵ nạn LHQ tại Geneve cho hay là một phái đoàn của Cao uỷ đã tiếp xúc đựơc với nhóm đồng bào Thượng vừa bị trục xuất từ xứ chùa Tháp hồi tháng trước.

Tường trình từ Pleiku, trưởng đoàn UNHCR là ông Hasim Utkan cho biết là họ đựơc đối xử tử tế, đựơc sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và đựơc huấn nghệ để có công ăn việc làm.