Có mặt tại buổi lễ tổ chức ở tiểu chủng viện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, dòng Chúa Cứu Thế Thái Lan, thị trấn Sri Racha, biên tập viên Thiện Giao tìm hiểu tâm tình của người Việt xa xứ và tình hình phát triển đạo Công Giáo trong cộng đồng Việt Nam tại Thái Lan.
Người Thái gốc Việt
Phần lớn họ là những người mang dòng máu Việt Nam. Họ hiện diện tại Thái Lan với những lý do khác nhau, từ những hoàn cảnh khác nhau. Và họ cũng nói những ngôn ngữ khác nhau.
Nhưng họ có chung một lý do để qui tụ cùng nhau tại đây, trong ngày thứ Sáu, 8 tháng Năm này.
Những người Thái gốc Việt, là hậu duệ đời thứ tư, thứ năm của những người Việt Nam sang Thái Lan từ 350 năm trước, cùng những người Thái gốc Việt đến Thái Lan thời Đệ Nhất Cộng Hòa, cùng những người Việt Nam mới sang được vài năm, mà họ gọi là “người Việt Nam trôi dạt,” qui tụ tại tỉnh Chonburi, Thái Lan, để mừng một chủng sinh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được thụ phong linh mục tại tiểu chủng viện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, dòng Chúa Cứu Thế Thái Lan, thị trấn Sri Racha.
Sự hiện diện của hàng trăm giáo dân, sự hiện diện của rất nhiều linh mục, với cả 30 vị từ Việt Nam sang, đã khiến linh mục Giuse Đậu Xuân Toàn, 1 trong 3 vị được thụ phong lần này, nói rằng “Thánh Lễ hôm nay là một sự hiệp nhất tuyệt vời dựa trên nhiều yếu tố khác nhau trong Giáo Hội.”
Linh mục Đậu Xuân Toàn tâm sự, rằng Dòng Chúa Cứu Thế Thái Lan đã đón nhận ông, một thành viên Việt Nam,” và rằng việc ông được phong chức tại Thái Lan “có thể giúp cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và Thái Lan trở nên rất gần gũi và giống như anh em của nhau.”
"Chính quy ề n Thái Lan cũng r ấ t tuy ệ t v ờ i. H ọ không làm gì khó d ễ . Tôi c ả m th ấ y quy ề n tôn giáo, quy ề n t ự do tôn th ờ Chúa c ủ a mình đ ư ợ c tôn tr ọ ng t ạ i đ ấ t n ư ớ c Thái Lan."
Sinh họat Công giáo
Theo lời một số linh mục tại đây, thì giáo phận Chonburi có khoảng 5 đến 6 ngàn giáo dân trong một đất nước mà tuyệt đại đa số theo Phật Giáo.
Thái Lan có khoảng khoảng 300 ngàn người theo đạo Công Giáo, chiếm 0,5% dân số.
Linh mục Wirach Amonpatana tại đây nói rằng hôm nay là “một ngày đặc biệt.”
Lễ thụ phong 3 linh mục, một người nguyên quán ở vùng Đông Bắc Thái Lan; một người đến từ miền Bắc Thái Lan; và một người đến từ Việt Nam, đuợc tổ chức trùng với ngày kỷ niệm 50 năm xây dựng tu viện tại đây.
Linh mục Wirach nói rằng, tu viện này “có mối quan hệ làm việc gần gũi với Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Một số thành viên từ Việt Nam sang đây học Anh ngữ.” Và cá nhân linh mục cũng đã có dịp sang Việt Nam thăm Dòng của mình.

Người Việt Nam tại đây nói rằng phần lớn linh mục, tu sĩ, giám mục tại Thái Lan đều mang dòng máu Việt Nam hoặc Trung Hoa.
Những người Công Giáo Việt Nam đầu tiên đến đây có lẽ đã được 350 năm.
Linh mục Joseph Chalerm, bên nội người Hoa, bên ngoại người Việt, có nhà thờ cách tiểu chủng viện tại Sri Racha gần 200 cây số, khẳng định điều này, và nói rằng hình như ông “người gốc Huế.”
"Dòng h ọ tôi đ ế n đây đã là th ế h ệ th ứ t ư r ồ i. Đã 350 năm r ồ i. Ng ư ờ i ta hay h ỏ i tôi t ừ đâu l ạ i. Tôi nghĩ là Hu ế . 'Cái' ti ế ng Vi ệ t tôi dùng 'nó' "b ằ ng" v ớ i Hu ế . Ch ẳ ng h ạ n, ở thành ph ố H ồ Chí Minh, ng ư ờ i ta nói là đi "dz ề ," tôi nói là đi "v ề ." Tôi nghĩ tôi đ ế n t ừ Hu ế ."
Dòng họ tôi đến đây đã là thế hệ thứ tư rồi. Đã 350 năm rồi. Người ta hay hỏi tôi từ đâu lại. Tôi nghĩ là Huế. 'Cái' tiếng Việt tôi dùng 'nó' "bằng" với Huế.
LM Joseph Chalerm
Tâm tình xa xứ
Linh mục Chalerm kể rằng, tiếng Việt mà ông nói được như hiện nay là do “từ nhỏ đã đọc kinh tiếng Việt theo những người già cuối cùng còn nói tiếng Việt.”
Ông nói, rằng ông đọc kinh tiếng Việt rất nhiều, nhưng không hiểu. Cho đến một ngày ông gặp 2 người bạn Việt Nam ở Malaysia.
"B ắ t đ ầ u h ọ c, thì th ấ y d ễ . Ti ế ng Vi ệ t thì "b ằ ng" ti ế ng Thái, nh ư ng có h ệ th ố ng ch ữ cái La Tinh. Lúc này thì đã bi ế t nhi ề u "l ờ i" r ồ i. Mà l ạ i ph ả i làm l ễ cho ng ư ờ i Vi ệ t. Th ế là b ắ t đ ầ u đ ọ c l ạ i h ế t."
Có người cho rằng cộng đồng gốc Việt và Hoa là rường cột của đạo Công Giáo tại Thái Lan.
Linh mục Joe Wallope, gốc Hoa, nói rằng "nh ữ ng nhà truy ề n giáo đ ầ u tiên đ ế n Thái Lan t ừ 400 năm tr ư ớ c. Trong kho ả ng 80 đ ế n 100 năm v ừ a qua, s ố giáo dân theo đ ạ o không tăng nhi ề u do không có t ự do tôn giáo. Nh ư ng trong vòng 30 đ ế n 40 năm v ừ a r ồ i, thì phát tri ể n t ự do, có th ể làm b ấ t c ứ đi ề u gì."
Linh mục Wallope nói họ không gặp khó khăn trong đất nước đa số theo đạo Phật, và rằng “chữ ‘Thái’ có nghĩa là ‘tự do.’ Và thật sự là có tự do hành xử niềm tin tôn giáo tại đây.”
Ông nhấn mạnh "không g ặ p khó khăn trong vi ệ c tr ở thành m ộ t ng ư ờ i theo Công Giáo, nh ư ng có th ể g ặ p m ộ t ít khó khăn trên con đ ư ờ ng tr ở thành m ộ t giáo dân." Ông quan niệm, Công Giáo là một tôn giáo, trong khi Phật Giáo là một triết lý sống. Và đó là sự khác biệt chính.
Ông Trần Văn Trọng, một giáo dân, và là người sang Thái Lan từ hồi ông gọi là “thời cụ Diệm,” tỏ ra vui mừng trước sự kiện thụ phong linh mục của cha Giuse Đậu Xuân Toàn.
Ông Trọng nói rằng “cha Toàn đã giúp rất nhiều cho cộng đồng tại đây.”
Hàng trăm người, xếp hàng dài trong buổi trưa nắng nóng như đốt của mùa Hè để được diện kiến vị tân linh mục.
Chúng tôi hỏi linh mục Giuse Đậu Xuân Toàn về tình hình Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Ông nói, "đây là m ộ t chuy ệ n dài, hôm nay l ạ i là m ộ t ngày vui, nh ữ ng liên quan gi ữ a Chính Quy ề n [Vi ệ t Nam] và Dòng Chúa C ứ u Th ế xin đ ư ợ c nói vào m ộ t d ị p khác."