Phản ứng về chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam

Vốn đầu tư của Việt Nam tại Campuchia đã tăng lên gần 100 triệu USD và đang đứng thứ ba trong năm 2010. Ngoài việc đầu tư vào Campuchia, Việt Nam còn có mối quan hệ đặc biệt với Chính phủ hoàng gia Campuchia.

0:00 / 0:00

Lãnh đạo hai nước thường xuyên viếng thăm nhau với mục đích thúc đẩy tình hữu nghị, mối quan hệ giữa hai quốc gia ngày càng bền vững. Tuy nhiên, chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong 3 ngày vừa qua đã để lại nhiều suy nghĩ khác nhau khi có băng-rôn hay bảng hiệu ghi chữ Việt trên chữ Khmer…

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã kết thúc chuyến thăm 3 ngày tại Campuchia vào chiều ngày 28 tháng 8 vừa qua đã để lại nhiều ý nghĩ khác nhau trong lòng người Việt hải ngoại, người Khmer Krom đang sống tại Campuchia và người dân bản xứ đất Chùa Tháp này.

Tăng cường tình hữu nghị

Giới sinh viên và người Việt đang sinh sống tại Campuchia đã hoan nghênh với chuyến thăm của ông Nguyễn Minh Triết vì họ cho rằng chuyến thăm này sẽ tăng thêm mối quan hệ, tình hữu nghị và hợp tác song phương giữa nước Cộng sản Việt Nam và Campuchia, tuy nhiên giới sinh viên, nhà trí thức Campuchia thì cho rằng qua chuyến thăm này thể thiện cho thấy Campuchia nằm dưới sự điều động của Chính phủ Việt Nam.

Ông Thạch Anh, hiện đang làm việc tại Thủ đô Phnom Penh phát biểu rằng, ông luôn theo dõi tin tức liên quan đến Việt Nam-Campuchia. Ông nghĩ rằng mỗi chuyến thăm của giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam tại Campuchia thể hiện tình hữu nghị giữa hai quốc gia càng gắn bó hơn.

Ông nói rằng, chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam không có gì ngoài mục đích để tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước: "Nói theo một cách hiểu biết của mình, chuyến thăm của ông Nguyễn Minh Triết là mục đích để tăng cường tình hữu nghị Việt Nam-Campuchia về mọi mặt. Trong đó có cả giáo dục, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác mà Việt Nam và Campuchia đang hợp tác."

Chuyến thăm của ông Nguyễn Minh Triết là mục đích để tăng cường tình hữu nghị Việt Nam-Campuchia về mọi mặt. Trong đó có cả giáo dục, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác mà Việt Nam và Campuchia đang hợp tác.

Ông Thạch Anh, sống tại Campuchia

Trong năm 2010, tăng trưởng kinh tế của Campuchia có thể lên đến 5 phần trăm và hàng năm thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ đạt 1,900 đôla Mỹ. Hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai nước cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. Việt Nam đã có 63 dự án tại Campuchia với vốn đầu tư gần 100 triệu đôla Mỹ.

Nhân chuyến thăm của ông Nguyễn Minh Triết vừa qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định rằng phát triển kinh tế của đất nước này là có sự đóng góp của Việt Nam thông qua đầu tư và trao đổi thương mại. Ông Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Hun Sen đã đồng ý mở rộng hợp tác trong việc khai thác mỏ, viễn thông, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, vận tải, văn hóa và thông tin.

Hai bên cũng nhất trí để hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới vào năm 2012. Và cũng theo tốc độ như hiện nay, đầu tư của Việt Nam tại Campuchia sẽ đạt tối thiểu là 6 tỷ đôla Mỹ trong vòng 5 năm tới, chủ yếu là mặt năng lượng, thủy điện, hàng không, ngân hàng, tài chính, dầu và khí đốt.

Cho đến nay vẫn chưa có con số chính xác có bao nhiêu người Việt đang sinh sống trên đất Campuchia, tuy nhiên Ủy ban biên giới hải ngoại của Campuchia cho rằng hiện nay có đến hơn khoảng 5 triệu người Việt Nam đang sống tại nước này nhưng con số ấy bị Bộ Nội Vụ Campuchia bác bỏ. Dù vậy, người Việt đang sống theo cộng đồng khắp tỉnh thành Campuchia, trong đó họ hưởng được quyền thành Hiệp Hội, cơ quan đại diện Đài tiếng nói Việt Nam, báo bằng tiếng Việt và hiện nay họ đang xây dựng một trường học mang tên trường hữu nghị Campuchia-Việt Nam...v.v.

Ông Thạch Anh là người sống ở Campuchia khoảng 2 năm nay cho biết thêm:

" Theo tôi nghĩ, bà con người Việt Nam sinh sống làm ăn tại Campuchia này bao gồm tất cả những các tỉnh lân cận, đặc biệt họ sống theo cộng đồng người Việt Nam. Còn nếu chúng ta xây một trường học như vậy thì nó thuận lợi tới bà con người Việt Nam chúng ta phải học ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ đồng thời cũng dành cho người Campuchia học. Vì nó thuận lợi trong giao tiếp và vấn đề làm ăn với nhau."

Hợp tác giáo dục

IMG-001-250.jpg
Bảng hiệu chào đón Chủ tịch nước Việt Nam và Quốc Vương Campuchia tại Thủ đô Phnom Penh tháng 8 vừa qua. RFA photo/Quốc Việt (Bảng hiệu chào đón Chủ tịch nước Việt Nam và Quốc Vương Campuchia tại Thủ đô Phnom Penh tháng 8 vừa qua. RFA photo/Quốc Việt)

Trong chuyến thăm của ông Nguyễn Minh Triết, Việt Nam đã tặng cho Campuchia 50 máy vi tính và số tiền 410. 000 đôla Mỹ. Cô Chhun Savon, sinh viên của một trường Đại học ở Thủ đô Phnom Penh bày tỏ rằng qua chuyến thăm này cho thấy Campuchia và Việt Nam có mối quan hệ rất tốt. Cô nói Campuchia nên học từ các nước láng giềng mà họ đang phát triển hơn mình:

"Tôi nghĩ rằng mối quan hệ này giúp đến ngành giáo dục được nhiều. Nhân dân Campuchia nên học hỏi những mặt phát triển cũng như công nghệ thông tin từ họ.”

Cô nói rằng việc Việt Nam xây dựng trường học để con cháu được học tập tiếng Việt tại Campuchia thì ít nhiều có ảnh hưởng bản sắc người địa phương. Cô cho biết," với tinh thần là một người sinh viên thì tôi nghĩ rằng việc thành lập trường học này tốt, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến bản sắc dân tộc. Khi họ có cơ hội học tập tiếng Việt như trong nước họ, thì họ sẽ nhập cảnh vào Campuchia càng ngày nhiều hơn. "

Nhưng ông Thạch Anh khẳng định rằng, "theo tôi nghĩ, nói chung là không có ảnh hưởng gì đến văn hóa nếu nói về mặt pháp lý, mặt kinh tế. Tại vì mỗi văn hóa nó khác biệt nhau, nhưng đây chỉ là mặt thuận lợi về cách giao tiếp, và cách làm ăn với nhau. Nói về văn hóa thì nó không ảnh hưởng."

Theo ông Thạch Phúc Kim, sinh viên Việt Nam đang du học tại Campuchia cho biết, hiện nay có gần 100 sinh viên đang theo học ở Campuchia. Các sinh viên nhận được xuất học bổng sang học ở Campuchia thì nhà nước hỗ trợ thêm mỗi người 70 USD/tháng, còn phía Campuchia cũng cấp cho thêm 100 USD/tháng.

Tôi nghĩ rằng mối quan hệ này giúp đến ngành giáo dục được nhiều. Nhân dân Campuchia nên học hỏi những mặt phát triển cũng như công nghệ thông tin từ họ.

Cô Chhun Savon, sinh viên đại học

Thạch Phúc Kim là sinh viên năm thứ II nói với Đài Á Châu tự do rằng các sinh viên Việt Nam đang sống và học tập tại Campuchia đã nhận được sự chào đón nhiệt tình từ giới sinh viên và nhân dân Campuchia. Họ không phân biệt đối xử, nhưng năm học thứ nhất các sinh viên từ Việt Nam gặp nhiều khó khăn về mặt giao tiếp.

Ông Thạch Phúc Kim nói rằng, "Nói chung khó về lúc ban đầu, khó về vấn đề chữ viết và cách giao tiếp. Một phần thì bất đồng ngôn ngữ và phong tục tập quán cũng khác nhưng dần dần cũng thích nghi được."

Trong khi mối quan hệ hợp tác và tình hữu nghị giữa hai quốc gia Campuchia-Việt Nam càng ngày càng sâu rộng, giới sinh viên trong nước nói rằng càng ngày càng thấy người Việt nhập cảnh vào Campuchia. Sinh viên năm III của một trường Đại học thuộc Thủ đô Phnom Penh, anh Dak Samphos nói với Đài Á Châu tự do rằng,"sau cuộc chiến với Khmer đỏ người Việt nhập cảnh vào nước ta nhiều. Mối quan hệ giữa hai nước đã có, ông ấy đến thăm thì cũng tốt nhưng điều mà tôi để ý là tôi thấy người Việt Nam càng nhiều lên và đây có thể chiếm lấy thị trường công việc."

Lo lắng cho đất nước

IMG_002-250.jpg
Chủ tịch nước VN Nguyễn Minh Triết và Quốc Vương Campuchia. RFA photo/Quốc Việt (Chủ tịch nước VN Nguyễn Minh Triết và Quốc Vương Campuchia. RFA photo/Quốc Việt)

Anh Dak Samphos bày tỏ sự lo lắng sau khi anh thấy giới lãnh đạo Campuchia cố gắng tăng cường mối quan hệ cùng với các nước Cộng Sản như Trung Quốc và Việt Nam.

Anh cho biết, "những gì tôi lo lắng đó là vấn đề đất nước chúng ta. Nước ta là nước Dân Chủ nhưng nước ta có mối liên quan với các nước Cộng sản, ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc. Những gì tôi lo lắng là sợ nước ta đi theo chế độ chính trị của Cộng sản sẽ làm cho nhân dân ta gặp nhiều khó khăn."

Cũng liên quan đến chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Việt Nam vừa qua, người dân Campuchia đã thấy Ủy ban chuẩn bị Lễ Quốc gia và Quốc tế của Thủ đô Phnom Phenh treo băng-rôn hay còn gọi bảng hiệu chào đón một cách nhiệt liệt, tuy nhiên giới sinh viên và nhà trí thức cho rằng những băng-rôn treo trên đường ấy đã ghi chữ Việt Nam phía trên còn chữ Campuchia nằm phía dưới. Họ còn cho biết rằng, trên băng-rôn đã gắn hình ông Nguyễn Minh Triết và quốc kỳ Việt Nam nằm phía tay trái còn hình Quốc Vương Norodom Sihamoni và quốc kỳ Campuchia nằm phía tay phải.

Cựu sinh viên Sử học của một trường Đại học nổi tiếng Campuchia ông Chea Sopheap nói với Đài Á Châu tự do rằng ông hoan nghênh với cách chào đón và sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Ông nói, "chuyến thăm và làm việc 3 ngày của Chủ tịch nước Việt Nam tại Campuchia thì tôi nghĩ là một điều tốt, vì sẽ làm cho hai nước tăng thêm mối quan hệ hợp tác cả kinh tế và chính trị. Tuy nhiên về việc treo băng-rôn có ghi chữ Việt trên chữ Khmer thì không mấy tốt. Bởi vì chúng ta là chủ nhà, chúng ta là người chào đón cho nên chúng ta nên viết chữ Khmer phía trên, còn chữ Việt Nam nằm phía dưới."

Nước ta là nước Dân Chủ nhưng nước ta có mối liên quan với các nước Cộng sản, ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc. Những gì tôi lo lắng là sợ nước ta đi theo chế độ chính trị của Cộng sản sẽ làm cho nhân dân ta gặp nhiều khó khăn.

Anh Dak Samphos, sinh viên đại học

Còn Giám đốc Hội Giáo viên độc lập Campuchia Rong Chhun thì cho rằng ông không từ chối mối quan hệ hữu nghị giữa Campuchia-Việt Nam càng ngày càng tốt đẹp. Tuy nhiên qua cách chào đón như vậy cho thấy Campuchia đang chịu sự ảnh hưởng chính trị Cộng sản Việt Nam. Ông Rong Chhun nói, "nếu chúng ta phân tích cách chuẩn bị đón chào Chủ tịch nước Việt Nam chuyến thăm Campuchia trong 3 ngày vừa qua bằng cách viết chữ Việt và đặt quốc kỳ Việt Nam trên chữ và quốc kỳ Campuchia thì cho thấy Campuchia đang chịu sự ảnh hưởng chính trị Việt Nam."

Cựu nhà sư Tim Sakhorn từng bị Tăng hoàng Tep Vong của Campuchia buộc hoàn tục vào ngày 30 tháng 6 năm 2007 với cáo buộc phá hoại bang giao giữa 2 nước Campuchia và Việt Nam. Sau đó ông bị bắt cóc đem đi bỏ tù ở Việt Nam.

Hiện nay ông được định cư tại Thụy Điển cho Đài Á Châu tự do biết rằng, "Việt Nam không có lòng trong sạch thương lấy Campuchia. Họ chỉ có ý đồ phá hoại Campuchia, họ làm cho Campuchia chia rẽ khối đoàn kết, làm cho Campuchia ghét Khmer và phân biệt người Khmer Krom, Khmer trên (đang sống ở Thái Lan) và Khmer giữa (đang sống tại Campuchia)".

Theo dòng thời sự: