Khó biết ai đã giết tê giác ở Vườn quốc gia Cát Tiên

Cho đến nay, Việt Nam được xem là một trong hai nơi trên thế giới vẫn còn tê giác Java. Loại tê giác mà người Việt quen gọi là tê giác một sừng.

0:00 / 0:00

Sự tồn tại của tê giác một sừng vốn đã được đặt trong tình trạng "cực kỳ nguy cấp" và nhân loại xem việc bảo tồn chúng là một nhiệm vụ quan trọng nhằm duy trì sự đa dạng của thiên nhiên.
Cũng vì vậy, thông tin về việc tìm thấy đạn trong xác con tê giác một sừng ở Vườn quốc gia Nam Cát Tiên khiến nhiều người sửng sốt.
Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường trình thêm về sự kiện này…

Đã cấm nhưng vẫn có người bắn

Theo các chuyên gia về động vật hoang dã, tê giác một sừng đã từng hiện diện tại khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ. Song đến nay, loại tê giác này chỉ còn vài chục con trong Vườn quốc gia Ujung Kulon của Indonesia và vài con trong Vườn quốc gia Cát Tiên ở Việt Nam.
Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, để duy trì sự đa dạng của môi trường sống cho hậu thế, Việt Nam nghiêm cấm săn bắn, bắt, giữ, giết hại, buôn bán hoặc vận chuyển tê giác cũng như các bộ phận của tê giác hoặc bất kỳ sản phẩm nào làm từ tê giác.

Nhân viên kiểm lâm của trạm Kiểm lâm Gia Viễn, phát giác một bộ xương lạ tại khu vực Cát Lộc, thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên. Kết quả nghiên cứu các mẫu xương, mẫu phân và dấu vết tại hiện trường, xác định, bộ xương lạ đó là phần còn lại của một con tê giác một sừng.<br/>

Mặt khác, cũng với mong muốn gìn giữ sự đa dạng của môi trường sống trên trái đất cho nhân loại, đã có khá nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế, hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu, bảo tồn tê giác nói riêng, cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác nói chung.
Khoảng cuối tháng 4 vừa qua, nhân viên kiểm lâm của trạm Kiểm lâm Gia Viễn, phát giác một bộ xương lạ tại khu vực Cát Lộc, thuộc Vườn quốc

Tê giác một sừng còn được gọi tê giác Java. Screen capture
Tê giác một sừng còn được gọi tê giác Java. Screen capture (Screen capture)

gia Cát Tiên. Kết quả nghiên cứu các mẫu xương, mẫu phân và dấu vết tại hiện trường, xác định, bộ xương lạ đó là phần còn lại của một con tê giác một sừng.
Bà Nguyễn Phương Ngân, cán bộ Truyền thông trong Chương trình Việt Nam của WWF (tên gọi tắt của Qũy Thiên nhiên toàn cầu – một trong những tổ chức quốc tế đang hỗ trợ Việt Nam bảo vệ tài nguyên thiên nhiên), vừa cho biết thêm: Phát hiện vào khoảng 28, 29 tháng 4, thế nhưng người ta nhận định nó chết vào khoảng tháng 2.
Nguyên nhân khiến nó chết thì Công an tỉnh Lâm Đồng đang tiến hành điều tra. Chỉ phát hiện ra là nó có vết đạn ở trong chân nhưng chưa dám khẳng định rằng con tê giác ấy chết là do vết đạn hay là vết đạn ấy đã nằm trong chân nó lâu rồi. Mình chỉ dám nghi ngờ rằng nó bị bắn chết, dựa vào kinh nghiệm của những chuyên gia đã từng làm việc về tê giác, cộng với những chuyên gia về buôn bán động vật hoang dã. Dựa vào phân tích hình ảnh cộng với mô tả hiện trường thì mới đưa ra nhận định là có thể nó bị bắn chết.
Trong một thông cáo báo chí phát hành hồi cuối tháng 5 vừa qua về sự kiện vừa đề cập, WWF cho biết đã nghiên cứu và xác định được rằng, dấu vết trên bộ xương và các ảnh chụp cho thấy con tê giác ấy đã bị bắn, sừng của nó đã bị cưa.

Trong một thông cáo báo chí phát hành hồi cuối tháng 5 vừa qua về sự kiện vừa đề cập, WWF cho biết đã nghiên cứu và xác định được rằng, dấu vết trên bộ xương và các ảnh chụp cho thấy con tê giác ấy đã bị bắn, sừng của nó đã bị cưa.<br/>

WWF còn giới thiệu nhận định của ông Craig Bruce – một chuyên gia về tê giác. Dựa trên các hình ảnh và thông tin liên quan đến con tê giác đã chết tại Vườn quốc gia Cát Tiên, ông Bruce cho rằng, con tê giác xấu số ấy đã bị thương nặng trước khi chết. Nhiều khả năng vết đạn trên xương chỉ là một trong số các vết đạn khiến nó chết. Theo ông Bruce, nếu bỏ qua yếu tố vết đạn trên xương, những vết cắt trên sọ cũng cho thấy người ta đã chuẩn bị sẵn các dụng cụ phù hợp để cưa sừng và điều đó có thể xem là bằng chứng cho thấy con tê giác này bị săn trộm để lấy sừng. Khả năng tê giác bị săn trộm để lấy sừng rất cao.
WWF đã chính thức đề nghị chính phủ Việt Nam mở một cuộc điều tra trên diện rộng và nếu đúng là con tê giác đã bị giết thì cần đưa những kẻ vi phạm, kể cả người bắn lẫn người buôn bán chiếc sừng tê giác bất hợp pháp ra xét xử theo luật Việt Nam.

Thủ phạm sẽ giống như “bóng chim, tăm cá”

Đó là ý kiến của WWF, thế còn Việt Nam? Việt Nam đã làm những gì? Theo bà Nguyễn Phương Ngân: Hiện nay, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, chủ quản của Vườn quốc gia Cát Tiên đã chỉ đạo cho công an và bảo vệ nghiên cứu súng của những người trong vườn cũng như là cảnh sát ở trong khu vực ấy để xác định đạn từ khẩu súng nào, có phải là của cán bộ hay không (?). Còn kết luận thì hiện nay chúng tôi chưa có.
Trân Văn: Thưa chị, theo giới chuyên môn thì hiện nay tại Việt Nam còn bao nhiêu cá thể tê giác một sừng?
Bà Nguyễn Phương Ngân: Hiện nay, chưa ai xác định được. Khoảng thoáng 10 năm 2009 cho đến tháng 3 năm 2010, chúng tôi có một dự án truy tìm phân của tê giác để xác định xem là hiện nay, quần thể tê giác tại Việt Nam còn bao nhiêu.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, chủ quản của Vườn quốc gia Cát Tiên đã chỉ đạo cho công an và bảo vệ nghiên cứu súng của những người trong vườn cũng như là cảnh sát ở trong khu vực ấy để xác định đạn từ khẩu súng nào, có phải là của cán bộ hay không<br/>

Mẫu phân mà chúng tôi xác định được đã gửi sang Canada để phân tích ADN xem hiện còn bao nhiêu con.
Phía Vườn quồc gia Cát Tiên vẫn đưa ra con số là hiện có khoảng 3 đến 4 con. Con số này cũng không chắc vì bức ảnh chụp gần đây nhất vào năm 2005 cũng chưa phát hiện ra được. Đến nay, chưa có ảnh nào khác chụp tê giác từ thời điểm đấy.
Trân Văn: Như vậy có nghĩa là mình chỉ phỏng đoán thôi phải không ạ?
Bà Nguyễn Phương Ngân: Vâng! Tất cả chỉ là phỏng đoán thôi ạ! Đấy là con số do Vườn quốc gia Cát Tiên đưa ra.
Trân Văn: Theo chị phỏng đoán thì khoảng nào sẽ có kết luận?
Bà Nguyễn Phương Ngân: Về phía WWF thì ngoài việc phân tích ADN từ phân của con tê giác đã chết có trùng với mẫu phân của con tê giác đã phát hiện vào tháng 2 hay không. Liệu hai con tê giác ấy có phải là một hay không (?). Kết quả đó phải đến cuối năm nay mới có.

Tê giác Java tại VQG Cát Tiên chụp bằng hệ thống máy ảnh gắn cảm biến hồng ngoại
Tê giác Java tại VQG Cát Tiên chụp bằng hệ thống máy ảnh gắn cảm biến hồng ngoại. Courtesy dantri.com (Courtesy dantri.com)

Còn tôi không phỏng đoán được kết luận của chính phủ Việt Nam vì nó phụ thuộc vào quy trình của nhà nước. Nhà nước Việt Nam mình làm việc rất cẩn thận. Trước khi đưa ra kết luận nào thì chắc là mọi người phải bàn tới, bàn lui rất là nhiều.
Hiện nay tôi chỉ biết là kết quả về đạn đã được Công an tỉnh Lâm Đồng gửi tới Bộ Công an để giám định.

Về phía WWF thì ngoài việc phân tích ADN từ phân của con tê giác đã chết có trùng với mẫu phân của con tê giác đã phát hiện vào tháng 2 hay không. Liệu hai con tê giác ấy có phải là một hay không (?). Kết quả đó phải đến cuối năm nay mới có.<br/>

Lúc nào Việt Nam sẽ công bố kết quả điều tra về cái chết của con tê giác một sừng ở Vườn quốc gia Cát Tiên, cũng như về vết đạn trên xương con tê giác này? Rất khó biết bởi công việc điều tra những vụ việc như thế này không đơn giản.
Trong quá khứ, có những vụ việc cũng liên quan đến tê giác và đơn giản hơn rất nhiều nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa loan báo kết quả điều tra. Chẳng hạn như trường hợp ông Nguyễn Khánh Toàn - Tùy viên Thương mại và bà Vũ Mộc Anh - Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi, cùng buôn lậu sừng tê giác.
Tuy hành vi của ông Toàn bị cảnh sát Nam Phi phát giác từ tháng 11 năm 2006, còn hành vi của bà Vũ Mộc Anh bị phát giác từ tháng 11 năm 2008 và bất kể cảnh sát Nam Phi đã từng đề nghị công an Việt Nam tiếp tục điều tra, song đến nay, người ta mới chỉ biết rằng, cả hai cán bộ ngoại giao – từng tham gia buôn lậu những vật phẩm mà cả thế giới lên án đó, đã bị triệu hồi về Việt Nam, bị Bộ Ngoại giao Việt Nam kỷ luật, còn kết quả điều tra về những vụ buôn lậu ấy thì Công an Việt Nam vẫn chưa loan báo.
Bảo vệ các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng nói riêng, cũng như bảo vệ thiên nhiên nói chung, không đơn thuần là gìn giữ môi trường cho các thế hệ hậu sinh. Chúng được xem như những bằng chứng về văn minh và ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với con người. Nếu gộp những câu chuyện liên quan đến tê giác với những câu chuyện về các con sông, những cách rừng, chuyện khai thác các loại mỏ,… ở Việt Nam thì có lẽ sẽ phải cần thêm nhiều cuộc thảo luận.

Theo dòng thời sự: