Hợp đồng không được tôn trọng
Từ tháng Tám đến tháng Mười Hai 2007, khoảng ba chục phụ nữ Việt Nam đã qua Malaysia làm việc trong công ty điện từ Sony .
Đây là những người đi Malaysia theo bốn công ty môi giới bên Việt Nam. Công ty môi giới bên Malaysia chịu trách nhiệm về những nữ lao động Việt này là JR Holdings.
Theo hơp đồng ký trước khi đi thì thời gian làm việc cho Sony là 27 tháng, lương căn bản 494 ringgits , nếu tính thêm giờ phụ trội được bảo đảm trong hợp đồng thì mỗi người có thể kiếm 768 ringgit một tháng.
Theo hơp đồng ký trước khi đi thì thời gian làm việc cho Sony là 27 tháng, lương căn bản 494 ringgits , nếu tính thêm giờ phụ trội được bảo đảm trong hợp đồng thì mỗi người có thể kiếm 768 ringgit một tháng. <br/>
Khi công nhân mới đến Malaysia, công ty môi giới JR Holdings đã giữ tất cả hộ chiếu giấy tờ tuỳ thân của họ trước khi bố trị đến công ty Sony. Làm việc không được bao lâu thì khó khăn xảy ra. Chị Luận, quê ở Bắc Giang, cho biết:
Công ty Sony nói là không có việc, trả chúng em về môi giới từ tháng Mười Một 2008 đến giờ.
Hai tháng đầu kể từ lúc nghĩ việc chị Luận vẫn được Sony trả lương cơ bản, đến tháng thứ ba trở đi thì không được đồng nào. Trong thời gian đó, công ty môi giới JR Holdings đưa những công nhân bị mất việc đi làm ở nhiều nơi khác . Chị Luận kể tiếp:
Có đổi chúng em qua nhiều chỗ làm việc thế nhưng chúng em không thể làm nỗi, người thì hai chỗ làm người thì một chỗ làm. Công an đến kiểm tra thì đưa chúng em vào rừng trốn.
Chị Luận
Có đổi chúng em qua nhiều chỗ làm việc thế nhưng chúng em không thể làm nỗi, người thì hai chỗ làm người thì một chỗ làm. Công an đến kiểm tra thì đưa chúng em vào rừng trốn.
Chị Nga, quê ở Hải Dương, qua Malaysia sau chi Luận mấy tháng :
Em hợp đồng 27 tháng, làm được một năm thì Sony bị phá sản, chuyễn bọn em lên trên Luaka Lumpur, đến giờ em thất nghiệp đã gần tám tháng nay rồi. Chị Luận đi trước thì được hai tháng lương cơ bản, em thì có một tháng thôi. Cũng có người được ba tháng có người hai tháng có người được một tháng. Nói chung là chẳng ai giống ai cả.
Cũng như chị Luận, chị Nga được công ty môi giới JR Holdings chuyển đến nhiều nơi làm việc khác nhau:
Bản thân em là được đi ba công ty rồi . Một công ty làm găng tay y tế hơn ba chục người thì bọn em mít tinh thấy lương thấp qua bọn em không làm. Về một thời gian thì chuyển em vào công ty đông lạnh. Những cái ngày mà đoàn kiểm tra tới thì cho bọn em vào rừng trốn.Có ngày chỉ làm ba tiếng ngày thì năm tiếng mà cái ông quản lý còn đánh tụi em nữa.
Bản thân em là được đi ba công ty rồi . Một công ty làm găng tay y tế hơn ba chục người thì bọn em mít tinh thấy lương thấp qua bọn em không làm. Về một thời gian thì chuyển em vào công ty đông lạnh. Có ngày chỉ làm ba tiếng ngày thì năm tiếng mà cái ông quản lý còn đánh tụi em nữa.
Chị Nga
Sang chỗ làm thứ ba cũng là công ty sản xuất dụng cụ y khoa , được sáu ngày chị Nga bị bệnh xin về nghĩ. Trở lại ngày hôm sau, chị bị người quản lý ở đây nặng nhe xô đẫy rồi cho nghĩ việc luôn.
Chị Luận và một số chị khác là muốn được trở về Việt Nam , muốn công ty Sony trả một nghìn chín trăm ringgits tiền năm tháng bị cho nghĩ việc:
Môi giới bảo là vẫn cho chúng em đi làm, chúng em bảo trả đủ một nghìn chín trăm ringgit thì chúng em đi làm . Thế nhưng lúc đầu tiên là đưa chúng em 200 ringgit, chúng em không nhất trí .
Đến lúc lại đưa chúngt em năm trăm ringgit, chúng em không nhất trí. Hôm qua chị Hảo bên Việt Nam sang thì bảo là bên đối tác chỉ trả chúng em một nghìn. Thế thì em mới bảo là một nghìn chúng em không nhất trí đâu, theo ý các chị em nếu trả một nghìn thì đưa tận tay một nghìn đó và mua vé máy bay cho chúng em trở về nước.
Còn chị Nga lại mong muốn được Sony bồi thường đủ một nghìn chín trăm ringgit và được ở lại Malaysia làm việc vì:
Tiền bọn em vay vốn đi giờ chưa trả hết nợ, bảo về bọn em lấy đâu trả. Giờ về bọn em rất chi là thiệt thòi nên muốn đòi hỏi một chút chứ giờ như thế này thì bọn em chẳng có tiền.
Tiền bọn em vay vốn đi giờ chưa trả hết nợ, bảo về bọn em lấy đâu trả. Giờ về bọn em rất chi là thiệt thòi nên muốn đòi hỏi một chút chứ giờ như thế này thì bọn em chẳng có tiền.
Chị Nga
Một vụ lường gạt và bóc lột sức lao động
Nhóm mười một nữ công nhân mất việc từ công ty Sony đã liên lạc với sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur để nhờ giúp đỡ. Trong khi đó, tổ chức CAMSA của người Việt ở hải ngoại , tạm dịch là Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, cũng vào cuộc để mong có thể bênh vực và tháo gỡ khó khăn cho các lao động nữ trong trường hợp này.
Từ Hoa Kỳ, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng , giám đốc điều hành Boat People SOS trong đó có CAMSA là đơn vị trực thuộc, nhận định:
Trước hết là Sony qua JR Holdings là công ty môi giới Mã Lai và bốn công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã ký kết hợp đồng hứa hẹn không phải chỉ có mức lương tối thiểu mà còn hứa hẹn là có giờ phụ trội hai tiếng một ngày.
Do đó mức lương tối thiểu được hứa hẹn là bảy trăm sáu mưới tám ringgits và làm việc hai mươi bảy tháng. Vì vậy chúng tôi muốn đòi cái mức lương tối thiểu cho sáu tháng mà những nữ công nhân này chưa được trả.
Chúng tôi đang
tranh đấu trực tiếp với Sony, yêu cầu Sony phải bồi thường không những phần lương trả thiếu trong sáu tháng trở lại đây mà còn bồi thường những tổn thương về thể xác cũng như tinh thần và tâm lý của những nạn nhân.
TS. Nguyễn Đình Thắng
Mặt khác, ông Nguyễn Đình Thắng cho rằng các nữ công nhân Việt Nam trong công ty Sony là nạn nhân của một vụ lường gạt và bóc lột sức lao động:
Thứ nhất là có sự lừa đảo, lường gạt khi họ ký hợp đồng hai mươi bảy tháng nhưng chưa đủ một năm làm việc thì Sony đã sa thải họ.
Thứ hai có có yếu tố bóc lột bởi sau khi mà Sony giao trả những người này trở lại cho công ty môi giới JR Holdings thì họ bị đẫy đi làm những công việc không nằm trong hợp đồng ở nhiều chỗ khác nhau mà không được trả lương, và thứ ba là có sự cản trở để họ không thoát được khỏi cảnh bị bóc lột vì hộ chiếu bị giữ, và khi họ xin về nước thì JR Holdings bắt họ đóng hai ngàn ringgit mà họ không hề có một thu nhập nào cả.
Chúng tôi đang tranh đấu trực tiếp với Sony, yêu cầu Sony phải bồi thường không những phần lương trả thiếu trong sáu tháng trở lại đây mà còn bồi thường những tổn thương về thể xác cũng như tinh thần và tâm lý của những nạn nhân.
Đó là vấn đề mà các nữ lao động Việt trong công ty điện tử Sony đang đối diện sáu thang này và đang chở được giải quyết.