Tác phẩm “Viết về Bè Bạn” của nhà văn trong nước Bùi Ngọc Tấn

Phạm Ðiền, phóng viên đài RFA

Các loại sách hồi ký trong những năm gần đây là các những sách được nhiều người đọc, lý do đơn giản là vì ai cũng muốn qua đó để nhìn lại giai đoạn lịch sử Việt Nam, hoặc họ có tham dự như một chính nhân hoặc từng sống và liên đới với những biến chuyển lịch sử.

0:00 / 0:00
BuiNgocTan150.jpg
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn

Vào 2 tháng trước đây, tủ sách Tiếng Quê Hương do nhà văn Uyên Thao lại giới thiệu đến bạn đọc hồi ký của một nhà văn, đó là ông Bùi Ngọc Tấn, tác giả cuốn “Truyện kể năm 2000”, một tác phẩm được tìm đọc nhiều nhất trong mấy năm gần đây.

Nhưng khác với các cuốn hồi ký khác đã được viết, Bùi Ngọc Tấn viết về mình thì ít mà muốn nói về thế giới bạn bè của ông thì nhiều,mà phần lớn là nhà văn, nhà báo, và nhà bình luận. Tủ sách Tiếng Quê Hương trong bài giới thiệu tác giả đã cho hay một số chi tiết về Bùi Ngọc Tấn.

Ông bước vào văn đàn sớm và từng đoạt nhiều giải thưởng trong các thập niên 50, 60. Bạn cùng thế hệ với các nhà văn như Hứa Văn Ðịnh, Vũ Thư Hiên, Vũ Bảo, Xuân Khánh, Mạc Lâm... là những người bị nhà cầm quyền coi là “bất trị” với tác phẩm có vấn đề và đã bị xử trí nhẹ nhất là treo bút, nặng thì vào tù.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934. Trước khi viết văn, ông làm phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, làm biên tập viên báo Hải Phòng Kiến Thiết. Do có vấn đề về lập trường tư tưởng và thái độ chính trị đả phải bỏ nghề báo qua công ty thủy sản Hải Phòng cho tới khi bị bắt năm 1968, qua nhiều trại giam cho đến năm 1973.

Ra khỏi tù, ông Bùi Ngọc Tấn lại bị cấm viết một thời gian dài và chỉ xuất hiện trở lại với tập truyện “Những người rách việc” xuất bản năm 1998.

Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.