Việt Nam còn khẳng định hai lực lượng Công an Việt Nam và Tổng Cục Công an Campuchia cảnh giác với luận điệu của các phần tử xấu tuyên truyền, xuyên tạc, nhằm chia rẽ mối quan hệ hai nước. Trong Hội Nghị tại Thủ đô Phnom Penh vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi Campuchia ngăn chặn các hoạt động của các tổ chức Khmer Kampuchia-Krom hay KKK.
Campuchia hỗ trợ Việt Nam trong phạm vi luật pháp cho phép
Ông Trần Đại Quang, Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam phát biểu trong Hội Nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 6 tại Phnom Penh, cho Campuchia hạn chế đến mức thấp nhất hoạt động chống phá của các đối tượng trong tổ chức Khmer Kampuchia-Krom hay gọi tắc là KKK.
Trong Hội Nghị tại Thủ đô Phnom Penh vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi Campuchia ngăn chặn các hoạt động của các tổ chức Khmer Kampuchia-Krom hay KKK.<br/>
Phát biểu tại Hội Nghị hôm thứ ba, ngày 3 tháng 8 vừa qua, ông Trần Đại Quang cho biết lực lượng Công an Campuchia-Việt Nam đã thường xuyên gặp gỡ, phối hợp, trao đổi thông tin về âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch. Và Việt Nam đề nghị Campuchia ngăn chặn hoạt động lợi dụng việc thuê đài phát thanh quốc gia và tư nhân Campuchia nhằm mục
đích tuyên truyền chống phá Việt Nam và mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Hơn nữa, Việt Nam còn đề nghị Campuchia hạn chế đến mức thấp nhất các họat động của Khmer Krom là những người Khmer bản địa gốc từ Miền Nam Việt Nam .
Ông Khiev Sopheak, phát ngôn viên của Bộ Nội Vụ Campuchia cũng đưa ra khẳng định rằng, Campuchia không cho phép các đối tượng nào lợi dụng lãnh thổ mình để chống phá hoặc lật đổ nước khác. Campuchia có Pháp Luật quản lý lãnh thổ, và đây là kết quả của sự đấu tranh người Campuchia. Ông Khiev Sopheak nói rằng, chúng ta không thể mở rộng lãnh thổ của Campuchia, ví dụ như đất Kampuchia-Krom, ý định này không đúng với Pháp Luật Campuchia. Còn Việt Nam thì cũng có lãnh thổ của họ sau khi họ hưởng được từ chế độ Pháp. Vậy đất nước đó là của họ. Cho nên, những lời phát biểu mở rộng hay đánh lấy đất Kampuchia-Krom, đó là sự xâm chiếm đến Lãnh thổ nước khác, pháp Luật Campuchia không cho phép.
Chúng ta không thể mở rộng lãnh thổ của Campuchia, ví dụ như đất Kampuchia-Krom, ý định này không đúng với Pháp Luật Campuchia...mở rộng hay đánh lấy đất Kampuchia-Krom, đó là sự xâm chiếm đến Lãnh thổ nước khác, pháp Luật Campuchia không cho phép.
Ông Khiev Sopheak
Tuy nhiên phát ngôn viên Bộ Nội Vụ Campuchia phát biểu như vậy, nhưng khi Đài Á Châu tự do hỏi vừa qua có phần tử hay đối tượng nào trong tổ chức Khmer Kampuchia-Krom hay KKK họat động chống phá Nhà nước Việt Nam hay không, ông nói rằng chỉ có Việt Nam mới biết. Nhưng ông cho biết thêm,trong Luật Pháp Campuchia thì không cho phép đối tượng nào lợi dụng để chống đối bất cứ một nước nào, không chỉ những nước láng giềng mà tất cả các nước trên thế giới.
KKK không chống phá Việt Nam chỉ đòi hỏi Nhân quyền?
Cho đến nay chưa có con số khẳng định có bao nhiêu người Khmer Krom đang sống tại Campuchia. Nhưng hiện nay có hơn 10 Hội và Tổ chức người Khmer Krom ở đây trong đó nổi bậc là Liên Minh Khmer Kampuchia-Krom, và Hội Sư Sãi Khmer Kampuchia-Krom. Vừa qua, các Tổ chức và Hội này thường tổ chức biểu tình chống nhà cầm quyền Việt Nam, vì các nhà Sư và người Khmer Krom cho rằng Chính phủ Việt Nam không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, quyền bày tỏ ý kiến, quyền lập Hội, và quyền sở hữu đất đai v.v.
các nhà Sư và người Khmer Krom cho rằng Chính phủ Việt Nam không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, quyền bày tỏ ý kiến, quyền lập Hội, và quyền sở hữu đất đai v.v.<br/>
Nhà sư Doeung Sin, chủ tịch Hội Sư Sãi Khmer Kampuchia-Krom, có trụ sở tại Chùa Samaki Raingsey, thuộc xã Stưng Meanchey, huyện Meanchey, thủ đô Phnom Penh cho biết những gì thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam phát biểu đó là quyền tự do của họ. Khmer Krom sẽ tổ chức biểu tình nếu như Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp, đe dọa, không tôn trọng quyền nhà sư và người Khmer Krom.
Nhà sư Doeung Sin cho Đài Á Châu tự do biết, Việt Nam muốn nói thế nào là quyền họ, tuy nhiên những gì chúng tôi đang làm thì vẫn tiếp tục. Chúng tôi không có gì đáng sợ. Còn vấn đề chính quyền địa phương giải quyết thế nào cũng được vì họ có nổi khổ của họ, nhưng chúng tôi thì bình thường.
Một tổ chức nhân quyền khác của người Khmer Krom cũng khẳng định tương tự, ông Tang Sarah, đại diện Liên Minh Khmer Kampuchia-Krom tại Campuchia nói rằng, nếu như thứ trưởng bộ công an Việt Nam suy nghĩ rõ hơn trước khi phát biểu, thì Tổ chức của ông không có gì lo ngại, vì mụch đích của Liên Minh Khmer Kampuchia-Krom không chống phá Việt Nam hay xâm chiếm đất Miền Nam của Việt Nam, tuy nhiên tổ chức của ông hoạt động vì nhân quyền hay còn gọi quyền tự quyết. Ông cho biết, Liên minh Khmer Kampuchia-Krom (KKK) họat động vì quyền tự do trong khi Khmer Krom là một trong những dân tộc trong cộng đồng người Việt. Đặc biệt đòi lại quyền tự quyết với tư cách là người Khmer Krom chủ lãnh thổ.
mụch đích của Liên Minh Khmer Kampuchia-Krom không chống phá Việt Nam hay xâm chiếm đất Miền Nam của Việt Nam, tuy nhiên tổ chức của ông hoạt động vì nhân quyền hay còn gọi quyền tự quyết.
Ông Tang Sarah
Còn ông Yim Sovann, phát ngôn viên Đảng đối lập Sam Rainsy bày tỏ sự lo lắng sau khi nghe lời phát biểu của Chính phủ Việt Nam trong Hội Nghị. Ông Yim Sovann đã có nhận định rằng, Khmer Kampuchia-Krom, và chúng ta đều là Khmer. Trong lịch sử, Kampuchia-Krom là đất Khmer. Chúng ta bày tỏ sự lo lắng và quan tâm chính vì họ cũng là anh em chúng ta. Chúng ta cũng muốn được Việt Nam tôn trọng quyền tự do của người Khmer Krom vì họ cũng là nhân loại. Chúng ta không muốn thấy xảy ra trường hợp lạm dụng quyền nhân loại hay đàn áp ngược đãi gây ảnh hưởng đến lợi ích hay tính mạng Khmer Krom.
Vào ngày 30 tháng 6 năm 2007 vừa qua, có một nhà sư Khmer Krom tên Tim Sakhorn làm trụ trì chùa Phnom Den, thuộc tỉnh Takeo của Campuchia bị lãnh đạo Phật giáo nước này buộc hoàn tục và trục xuất sang Việt Nam với cáo buộc phá hoại ban giao giữa hai nước Việt NamCampuchia. Còn thủ tướng Hun Sen của Campuchia thì cáo buộc thêm là nhà sư này vi phạm giáo luật do quan hệ bất chính với phụ nữ. Vào ngày 7 tháng 11 năm 2007, Tòa án tỉnh An Giang đưa nhà sư Tim Sakhorn ra tòa xét xử với mức án một năm tù giam về tội phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc.
Theo dòng thời sự:
- Tòa án xử Khmer đỏ xem xét lại tội diệt chủng Khmer Krom
- Việt Kiều nuôi cá ở Phnôm Penh bị buộc di dời
- Tổ chức nhân quyền K. Khrom yêu cầu VN giải quyết vụ đất đai tại An Giang
- Khmer Krom đề nghị Hoa Kỳ giúp người tị nạn
- UNHCR từ chối cấp quy chế tị nạn cho 18 người Khmer Krom
- Nhà sư bị buộc tội phá hoại tình hữu nghị Việt Nam-Campuchia
- Người Khmer Krom ở An Giang, Cần Thơ khiếu kiện đòi đất
- Việt Nam trả tự do cho 4 nhà sư Khmer Krom