Phẩm chất giảng dạy của đại học tại Việt Nam trong đó bao hàm cả phẩm chất của giảng viên được quan tâm và đề cập nhiều thời gian gần đây.
Thiếu trầm trọng giảng viên có trình độ tiến sĩ
Trên thực tế số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam đang thiếu trầm trọng. Qua một vài con số không chính thức người ta được nghe rằng hiện nay Việt Nam không có đến 20% giảng viên đại học có bằng tiến sĩ. Trong khi số trường đại học trên địa bàn cả nước mỗi lúc một tăng, số giảng viên này gần như dậm chân tại chỗ.
Trên thực tế số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam đang thiếu trầm trọng. Qua một vài con số không chính thức người ta được nghe rằng hiện nay Việt Nam không có đến 20% giảng viên đại học có bằng tiến sĩ. <br/>
Nói về lý do, Việt Nam thiếu giảng viên cấp tiến sĩ là bởi cung không bắt kịp cầu. Nguyên nhân luợng tiến sĩ được đào tạo không cung ứng đủ cho nhu cầu tuyển dụng của các trường đại học có thể diễn giải qua trình bày của Hiệu Trưởng Trường Đại Học An Giang là Giáo sư Võ Tòng Xuân:
"Tình trạng giáo dục của Việt Nam mình nói chung là đang gặp rất nhiều khó khăn về mặt chât lượng cán bộ giảng dạy. Xã hội cũng nói nhiều và các chuyên gia cũng nói nhiều nhưng mà sự thay đổi thì còn chậm lắm. Bây giờ số lượng tiến sĩ dang đứng trên lớp để mà dạy thì còn rất là thấp, vào khoảng 20 tới 30% thôi.
Trường tôi thiếu khoảng 60% cán bộ giảng dạy mà có chương trình cao học để dạy, do đó mà chúng tôi phải thỉnh giảng từ các trường đại học lớn ở TP.HCM và ở Cần Thơ. Ngay cả Trường Cần Thơ thì số tiến sĩ cũng chưa có đủ để dạy, tuy là trường duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ra đời sớm nhứt từ ngày hoà bình tới giờ.
Tình trạng giáo dục của Việt Nam mình nói chung là đang gặp rất nhiều khó khăn về mặt chât lượng cán bộ giảng dạy. Xã hội cũng nói nhiều và các chuyên gia cũng nói nhiều nhưng mà sự thay đổi thì còn chậm lắm. Bây giờ số lượng tiến sĩ dang đứng trên lớp để mà dạy thì còn rất là thấp
Giáo sư Võ Tòng Xuân
Thời gian kéo dài nhưng mà chất lượng thì không cao, trong khi đó học bổng để mà đi học ở nước ngoài thì rất là thiếu. Học bổng tuy có nhưng mà ưu tiên cho những người chưa có Master, họ đi trước.
Thành ra bây giờ có thể nói số lượng Master của chúng ta là có nhiều, đang tăng lên, trong khi đó chờ cho nhóm Master này có học bổng để tiếp tục đi học lên tiến sĩ thì phải có một thời gian nhứt định để mà mình đào tạo như thế.
Còn nếu đào tạo ở trong nước thì nó không có thay đổi cái quy trình đào tạo tiến sĩ từ cái số tiến sĩ tiếp tục ra trường đã không có chất lượng.
Giáo sư Võ Tòng Xuân
Bây giờ có cái hướng của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo là trong vòng 5 năm nữa phải đào tạo tới 10 ngàn tiến sĩ thì cái đó là cái việc không tưởng, bởi vì chúng ta biết rằng dâu có đủ người mà có đủ điều kiện để đi học tiến sĩ như thế. Thứ hai nữa là tiền đâu để mà đi học? Còn nếu đào tạo ở trong nước thì nó không có thay đổi cái quy trình đào tạo tiến sĩ từ cái số tiến sĩ tiếp tục ra trường đã không có chất lượng."
Phẩm chất đào tạo bị ảnh hưởng
Hệ lụy của việc thiếu một đội ngũ giảng viên phẩm chất là phẩm chất đào tạo bị ảnh hưởng. Hệ lụy này càng trở nên trầm trọng hơn vào thời điểm Việt Nam mở cửa mời đầu tư nước ngòai vào như hiện nay, khiến nhiều nhà giáo dục, trong đó có nguyên Viện Trưởng Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam là Giáo sư Tương Lai mới đây không lâu lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do :
"Phải nói rằng là thế hệ trẻ Việt Nam họ rất là giàu khát vọng và có thể nói rằng là cái năng lực của họ thì cũng là một cái tiềm tàng rất là lớn. Cái hy vọng của chúng tôi là đặt vào thế hệ trẻ, họ sẽ làm chủ cái đất nước này, và họ làm cho đất nước nơ khởi sắc lên.
Phải nói rằng là thế hệ trẻ Việt Nam họ rất là giàu khát vọng và có thể nói rằng là cái năng lực của họ thì cũng là một cái tiềm tàng rất là lớn. Cái hy vọng của chúng tôi là đặt vào thế hệ trẻ, họ sẽ làm chủ cái đất nước này, và họ làm cho đất nước nơ khởi sắc lên.
Giáo sư Tương Lai
Trong sinh viên thì nhiều người họ ấp ủ những khát vọng làm cho đất nước đổi mới, làm cho đất nước phát triển. Nhưng mà rất đáng tiếc là cái chất lượng đào tạo ở các trường đại học hiện nay là nó đang còn thấp.
Tôi nói là một số những trường đại học trong nước, sinh viên khi tốt nghiệp ra tìm việc làm rất khó. Đi lao động cao cấp, lao động đòi hỏi chất xám, rồi đồi hỏi tình độ kỹ thuật cao thì đang còn thiếu lắm.
Và vì vậy cho nên người ta đang cố gắng bây giờ cải tiến ngành đại học, làm thế nào để mà sửa đổi cũng là tập trung vào đó, tuy nhiên, khi họ tốt nghiệp ra thì họ đáp ứng được cái đòi hỏi của đất nước đang phát triển và đang hội nhập.
Sinh viên tìm việc làm thì nó cũng không đồng đều, có trường đại học thì có sinh viên ra họ tìm được việc làm, mà cũng có rất nhiều sinh viên ra tìm không có được việc ngay.
Nguyên nhân là do chất lượng đào tạo chưa đáp ứng cái nhu cầu của thị trường, nhất là cái nhu cầu về lao động cao cấp."
Tình trạng thiếu hụt trầm trọng giảng viên đại học có bằng tiến sĩ khiến Bộ Giáo Dục-Đào Tạo phải đặt ra chỉ tiêu đào tạo 20 ngàn tiến sĩ trong vòng ít năm tới.
Ngoài việc đề ra phương án đào tạo 20 ngàn tiến sĩ, Bộ Giáo Dục-Đào Tạo hồi cuối năm 2008 có mời một số chuyên gia nước ngoài cùng hợp tác với các viện nghiên cứu quốc tế để đánh giá chất lượng giảng dạy tại 60 trường đại học trong nước.
Bộ Trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho hay kết quả giảng dạy của các trường đại học và cao đẳng được Uỷ Ban Về Giáo Dục & Đào Tạo nghiên cứu cũng như thẩm định hàng năm.
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam hồi cuối năm 2007 từng hỗ trợ cho Bộ Giáo Dục-Đào Tạo qua việc cung cấp gần 60 triệu đô-la nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học.<br/>
Cũng theo Bộ GD-ĐT, trong khoảng 3 năm qua, gần 200 trường đại học lẫn cao đẳng tại Việt Nam đã nhờ các cơ quan tư vấn độc lập xem xét và góp ý về chất lượng giảng dạy.
Cần sự hỗ trợ quốc tế
Cùng mục tiêu nâng cấp phẩm chất giảng dạy cấp đại học ở Việt Nam, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam hồi cuối năm 2007 từng hỗ trợ cho Bộ Giáo Dục-Đào Tạo qua việc cung cấp gần 60 triệu đô-la nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học.
Tình trạng thiếu giảng viên phẩm chất cho cấp đại học và cao đẳng phải được giải quyết ra sao hiện là một câu hỏi đối với những người quan tâm.
Trước mắt, người ta ghi nhận một số sự kiện liên quan đến việc đào tạo một đội ngũ giảng dạy đủ phẩm chất cho Việt Nam để hy vọng rằng tình trạng sẽ trở nên khả quan hơn. Chẳng hạn một cuộc hội thảo trực tuyến về chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 được tổ chức hồi Tháng Hai năm nay nhằm lấy ý kiến các đại biểu của các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn và Cần Thơ, và việc Bộ GD-ĐT ký kết một số văn bản quan trọng với một số quốc gia trong khối Diễn Đàn Hợp Tác Á-Âu (ASEM), theo đó Việt Nam thỏa thuận hợp tác với một số nước trong lãnh vực giáo dục, đặc biệt là với Liên Bang Đức, về việc quản lý chất lượng giáo dục và trao đổi giảng viên.