Biến đổi khí hậu-thảm họa trước mắt và lâu dài.

Từ ngày 7 đến 18.12 tại Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc với sự tham dự của các đoàn đại biểu từ 192 nước trên thế giới.

Từ ngày 7 đến 18.12 tại Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc với sự tham dự của các đoàn đại biểu từ 192 nước trên thế giới. Tầm quan trọng của vấn đề được thể hiện qua việc nhân ngày khai mạc hội nghị, 56 tờ báo lớn tại 45 quốc gia đã cùng nhau đăng một bài xã luận chung bằng 20 thứ tiếng, kêu gọi hội nghị phải đưa ra những chương trình hành động cụ thể nhằm đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ tác động đến an ninh cũng như sự phồn thịnh của toàn thế giới; hàng trăm cuộc tuần hành, biểu tình diễn ra tổng cộng tại 130 thành phố trên khắp thế giới và nhất là tại Copenhagen, nhắc nhở thế giới về một thảm họa vô cùng to lớn đang từng ngày từng giờ tàn phá hành tinh xanh của chúng ta nếu con người không có những hành động mạnh mẽ, kiên quyết. Theo BBC, “Một khảo sát do GlobeScan thực hiện cho đài BBC nói quan ngại về thay đổi khí hậu đang gia tăng trên toàn thế giới.

Gần 2/3 trong số 24071 người được hỏi tại 23 quốc gia nói biến đổi khí hậu là vấn đề “rất nghiêm trọng” - tức là tăng nhiều so với mức 44% trong cuộc khảo sát của GlobeScan năm 1998”.

Copenhagen, nhắc nhở thế giới về một thảm họa vô cùng to lớn đang từng ngày từng giờ tàn phá hành tinh xanh của chúng ta nếu con người không có những hành động mạnh mẽ, kiên quyết.<br/>

Trên hệ thống báo chí trong nước và hải ngoại của Việt Nam cũng như trên một số trang blog cá nhân đã có những bài viết về hội nghị và tác hại của sự biến đổi khí hậu đối với môi trường và cuộc sống con người tại Việt Nam.

Việt nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Theo thông tin trên nhiều tờ báo, ngay trong ngày khai mạc hội nghị Copenhagen, các nhà khoa học đã đưa ra danh sách 11 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới từ hiện tượng nóng lên toàn cầu và những hệ quả của nó, trong đó có Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ khi thời tiết bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nước ta những năm gần đây như: lũ lụt ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, hạn hán ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng...

Báo Dân Trí cho đăng hàng loạt những hình ảnh về Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự biến đổi về khí hậu-được gửi tới Hội nghị ở Copenhagen, sẽ khiến thế giới không khỏi giật mình. Đó là hình ảnh một ngôi nhà thờ tại Xương Điền (Nam Định) bị nước biển nuốt trọn; những cơn bão đổ vào Việt Nam với tần suất ngày càng cao và mạnh; những cơn lũ hàng năm gây tổn thất cả trăm triệu USD; hay con sông Hồng đang trải qua mức cạn lịch sử nhất trong vòng 107 năm qua v.v...Trước hiện tượng chưa bao giờ có là sông Hồng bị cạn khô tới đáy, nhà văn Võ Thị Hảo đã cảm thán trong bài “Thế là sông cạn. Thế là bể đâu!” đăng trên trang bee.net.vn:

Các nhà khoa học đã đưa ra danh sách 11 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới từ hiện tượng nóng lên toàn cầu và những hệ quả của nó, trong đó có Việt Nam.<br/>

“Chuyện hy hữu trăm năm bây giờ đã thấy. Người dân Hà Nội đi bộ qua đáy sông Hồng. Và người ta trồng rau, đỗ, ngô và lạc, và cả dâu, nếu muốn, ở đáy sông, nơi mà hàng ngàn năm nay là nơi cư ngụ bình yên của Long vương” . Phải chăng thiên nhiên đã đến hồi nổi giận vì sự tham lam, ngu dốt, phá hoại của con người. Nhà văn Võ Thị Hảo viết:

Sông Hồng đang trải qua mức cạn lịch sử nhất trong vòng 107 năm qua
Sông Hồng đang trải qua mức cạn lịch sử nhất trong vòng 107 năm qua. AFP photo (AFP photo)

“Ngập và hạn. Bão và lũ. Triều dâng ngập phố Sài Gòn ở phương Nam. Những dấu hiệu cực đoan, không thể đoán trước của khí hậu. Bãi bể nương dâu không còn là những câu nối mang tính ẩn dụ nữa, mà là sự thật đến, hiển hịên tức khắc, nhỡn tiền. Một sự cảnh báo cấp thiết cho con người. Tương tự lời cảnh báo của Thượng đế hoặc của ông Bụt cho loài người biết để mau chóng tìm một chiếc phao cứu sinh nào đó mà sống sót.

Nhìn những cảnh bể dâu đó, sông cạn đá mòn đó, ai cũng biết rằng không chỉ do thời tiết, do khí hậu, mà góp phần không nhỏ là do sự thiển cận và nhiều tác động khác của con người. Và nhìn, mà không thể không ớn lạnh nghĩ đến cái ngày đất trời nổi giận”.

Trách nhiệm của con người

Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu này chính yếu là do con người đang hàng ngày hàng giờ gây ra. Tại những quốc gia phát triển, lượng khí thải xả vào môi trường thật vô cùng lớn. Hội nghị Copenhagen đã liệt kê ra danh sách 10 quốc gia là thủ phạm xả lượng khí thải lớn nhất vào môi trường, trong đó có Trung Quốc thả khoảng 6.018 triệu tấn khí thải nhà kính mỗi năm, Mỹ với lượng khí thải nhà kính là 5.903 tấn mỗi năm, các nước khác là Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Canada, Anh, Hàn Quốc và Iran...

Đó là hình ảnh một ngôi nhà thờ tại Xương Điền (Nam Định) bị nước biển nuốt trọn; những cơn bão đổ vào Việt Nam với tần suất ngày càng cao và mạnh; những cơn lũ hàng năm gây tổn thất cả trăm triệu USD; hay con sông Hồng đang trải qua mức cạn lịch sử nhất trong vòng 107 năm qua<br/>

Trang blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập đăng lại chùm ảnh của một phóng viên người Trung Quốc về những tác hại do sự phát triển quá “nóng” của nước này gây ra cho môi trường và cuộc sống của người dân, nhất là dân nghèo. Những hình ảnh kinh hoàng về những ống khói cao từ các nhà máy phun khói vàng che cả trời xanh, những bãi cỏ lớn giờ thành nơi đổ rác công nghiệp; những dòng sông Dương Tử, Tiền Đường, An Dương, Hoàng Hải...đục ngầu vì chất thải hóa học; những ngôi làng ngày ngày chìm trong một làn bụi mù hoặc một thứ mưa sắt; những khu làng khác thì có rất nhiều trẻ em sinh ra bị khuyết tật hoặc rất nhiều người dân bị ung thư v.v...Dưới cái tít : “Trông người mà ngẫm đến ta” nhà văn viết:

“Đây là một phóng sự ảnh về môi trường cực kì đặc sắc của nhà nhiếp ảnh tự do Lư Quảng, Trung Quốc.

Phóng sự ảnh này cho ta thấy hai điều: Một là Việt Nam ta có hay không những hình ảnh như thế này và các nhà nhiếp ảnh nước ta có làm được như Lữ Quảng không? Hai là phóng sự ảnh này có tiêu đề:Cái giá kinh hoàng mà dân nghèo Trung Quốc phải trả cho tham vọng siêu cường về kinh tế của Trung Nam Hải, vậy câu hỏi tiếp theo là những dự án công nghiệp mà Trung Quốc đang làm trên đất nước ta liệu có gây ra những tình cảnh như thế đối với dân ta hay không?”

Chưa cần nói đến những dự án công nghiệp của Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện trên đất nước Việt Nam và đang vấp phải sự phản đối gay gắt của công luận như dự án khai thác bauxit ở Lâm Đồng, xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận v.v...ngay trong thời điểm hiện tại, ở Việt Nam hàng ngày vẫn đang diễn ra những hoạt động gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường.

Như nạn phá rừng góp phần làm cho bão lũ trở nên thất thường và dữ dội hơn; vụ công ty Vedan xả thải gây ô nhiễm trầm trọng sông Thị Vải; hàng loạt kênh rạch tại Saigon giãy chết vì bị ô nhiễm nặng; sông Tô Lịch bị ô nhiễm v.v...Một con sông khác là sông Mê Kong cũng đang bị đe dọa bức tử vì sự khai thác vô trách nhiệm của con người, đặc biệt nguy hiểm là những dự án xây đâp thủy điện khổng lồ tại thượng nguồn của của Trung Quốc hay các dự án phá ghềnh thác để mở rộng giao thông thủy... Rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới đã cảnh báo về tai hại của việc xây dựng các đập thủy điện này trên sông Mê Kông. Trong bài“Mê Kông, câu chuyện dòng sông” của Lê Trung Tĩnh đăng trên trang blog Lê Minh Phiếu, cũng nói về việc này:

Copenhagen đã liệt kê ra danh sách 10 quốc gia là thủ phạm xả lượng khí thải lớn nhất vào môi trường, trong đó có Trung Quốc thả khoảng 6.018 triệu tấn khí thải nhà kính mỗi năm, Mỹ với lượng khí thải nhà kính là 5.903 tấn mỗi năm, các nước khác là Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Canada, Anh, Hàn Quốc và Iran<br/>

“Những dự án đã và đang tiến hành trên có thể thay đổi hoàn toàn điều tiết lưu lưọng tự nhiên của dòng sông, làm cho khô kiệt ở hạ du gay gắt thêm trong mùa hạn và lũ lụt trầm trọng hơn trong mùa lũ nếu các đập xả cùng lúc với lũ tự nhiên. Các đập chắn có nguy cơ gây giảm lượng phù sa, tổn thất môi trường sinh thái, thủy sản, đe dọa cuộc sống của hàng chục triệu ngư dân các nước ven sông. Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất do ở cuối nguồn, nhất là về mùa khô. Lại thêm tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng mặn thâm nhập sâu trên toàn vùng. Nếu điều này xảy ra thì đồng bằng sông Cửu Long sẽ đứng trước nguy cơ không còn là vùng đồng bằng trù phú nữa mà trở thành hoang mạc”.

Biện pháp trước mắt và lâu dài

Rõ ràng biến đổi khí hậu đang từng ngày gây tác động lên Việt Nam với những hậu quả trước mắt cũng như những mối nguy cơ lâu dài. Nhiều chuyên gia quốc tế đã dự đoán trong tương lai, Việt Nam sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng khí hậu ấm lên. Nước biển sẽ dâng lên, bão tố ngày càng thường xuyên và ác liệt hơn, còn mùa hè thì hạn hán, chưa kể nước biển dâng cao sẽ khiến cho khoảng 11% diện tích đất Việt Nam bị ngập và hàng triệu dân ở những vùng duyên hải sẽ phải di dân và hậu quả sẽ làm đảo lộn nhiều lĩnh vực: kinh tế, dân số, xã hội v.v...

Nhưng người dân Việt Nam dường như vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng sống còn của vấn đề, còn chính quyền thì vẫn chưa có được những biện pháp hữu hiệu cũng như những chiến lược lâu dài, tổng thể, mang tầm quốc gia, vùng và toàn cầu. Cũng trong bài “Thế là sông cạn. Thế là bể dâu!” nhà văn Võ Thị Hảo viết về sự vô tâm, thiếu ý thức của con người: “Khí hậu nóng lên, không lo.

Nước biển dâng và nhiều cư dân mất chỗ ở, nhiều công trình bị huỷ hoại: đó là chuyện người khác.

Khắp nơi xây dựng, mạnh ai nấy xây, mạnh ai nấy quy hoạch. Mạnh ai nấy khai thác thuỷ địên và tài nguyên, không cần nghĩ đến tương lai và ảnh hưởng môi trường. Rồi các nhà máy, các hộ sản xuất thản nhiên xả độc vào đồng bào.

Người bán thực phẩm nơi nơi lừa bán cho đồng loại những thứ thịt ôi thối và mỡ bẩn cùng các chất độc hại ướp vào rau quả....Nước ngầm bị khai thác cạn kiệt. Sa mạc hoá. Hết lụt là sông suối khô đáy. Lũ quét và lũ bùn...

Khắp nơi xây dựng, mạnh ai nấy xây, mạnh ai nấy quy hoạch. Mạnh ai nấy khai thác thuỷ địên và tài nguyên, không cần nghĩ đến tương lai và ảnh hưởng môi trường. Rồi các nhà máy, các hộ sản xuất thản nhiên xả độc vào đồng bào.<br/>

Tất cả, đối với đa phần người Vịêt Nam và nhiều nhà chức trách, vẫn chỉ là những câu chuyện xa xôi quá. Những lời cảnh báo về thảm họa khí hậu nghe ra có vẻ quá nhẹ so với những tai biến hàng ngày như nạn nghèo đói, nạn tham nhũng và tai nạn giao thông cùng nhiều thứ khác. Và khi thảm họa ập đến, trở tay không kịp”.

Nhiều ý kiến tâm huyết của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã được nêu ra. Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, nhà nghiên cứu François Gemenne là giám đốc nghiên cứu của Viện Khoa học chính trị Paris, một chuyên gia hàng đầu về khí hậu và di dân nói rằng cần “một kế hoạch phối hợp mang tính tổng thể. Từ bây giờ phải giảm lượng khí thải bằng cách tăng sử dụng năng lượng sạch và những kỹ thuật sản xuất ít gây ô nhiễm. Đi lại bằng xe công cộng nhiều hơn. Trồng cấy nên hợp lý theo kiểu truyền thống và sử dụng càng ít phân bón hóa học càng tốt vì phân bón thải ra khí azote.

Hãy định lại chiến lược nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa để không lệ thuộc chỉ vào gạo hoặc cà phê cho xuất khẩu. Tình trạng độc canh thường gây thiệt hại do quá lệ thuộc vào giá thế giới và diễn biến khí hậu. Tăng cường bảo vệ các khu rừng đước và rừng rậm. Những hệ sinh thái này sẽ giúp giảm sốc trước tình trạng khí hậu ấm lên. Đó là ưu tiên hàng đầu.

Cũng cần nhớ rằng hàng triệu người VN sẽ phải di dời vì khí hậu. Tìm chỗ an cư cho họ chỉ là một chuyện.

Ngay từ bây giờ cần tính đến những kế hoạch đào tạo và giáo dục, để trong tương lai những con người đó biết làm gì để sinh sống”. Còn GSTS Nguyễn Thu trong bài “Biến đổi khí hậu và những giải pháp khả thi cho Việt Nam: Con đường gian truân… của thế kỷ XXI!” thì thẳng thắn: “Đây là những vấn đề sống còn của đất nước, cần nhiều khối óc thông minh và trung thực nhất của dân tộc góp ý.

Về mặt thượng tầng kiến trúc, nước VN đã đến lúc cần một nhà nước và chính phủ không bạc nhược tham nhũng thì mới tạo nổi một “ý chí quốc gia thống nhất” có khả năng đưa những đề án có tầm cỡ quốc gia thành hiện thực, chứ không phải toàn là những dư án “cây khế ngọt” được Quốc hội thông qua ào ào nhằm thỏa mãn lòng tham của những thành phần cơ hội chính trị cặn bã nhất!”

Nguy cơ sống còn đối với cả dân tộc đã quá rõ ràng. Giải pháp phải được cấp bách đề ra ngay từ bây giờ, với sự kiên quyết của chính quyền, sự phối hợp của nhiều bộ, ngành, cả khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trước mắt một việc cụ thể cần làm là tuyên truyền giáo dục rông rãi để người dân ý thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và từng cá nhân phải tích cực góp phần vào việc giảm thiểu tối đa tác hại của việc biến đổi khí hậu. bảo vệ môi trường sống cho 90 triệu người dân Việt Nam.