Những năm gần đây rất nhiều kế sách, kế hoạch, biện pháp... được đưa ra để cải cách hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học; thế nhưng cho tới lúc này hầu như chưa tìm được một phương sách phù hợp.
Nguyên nhân do đâu?
Nền giáo dục với nhiều nan giải
Tại Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, chúng tôi nói chuyện với một sinh viên tại đó về tình hình giáo dục nước nhà. Người sinh viên đó đưa ra nhận định :
Cái chính là nếu mà đặt ra chính sách hay hệ thống nhưng con người không thực sự làm hay làm sai thì đặt ra để làm gì?
Một nữ sinh viên, Hà Nội
- "Em thấy chả có tiến triển gì mấy cả. Nói chung là nó vẫn nhiều tiêu cực. Và nói chung em thấy nó chẳng phát triển cái gì cả."
Lý giải cho nguyên nhân những tiêu cực đang có trong nền giáo dục Việt Nam, bạn nữ sinh viên ở Hà Nội trình bày:
- "Cái chính là nếu mà đặt ra chính sách hay hệ thống nhưng con người không thực sự làm hay làm sai thì đặt ra để làm gì?"
Mới hôm cuối tháng tư vừa qua, mạng Tin Nhanh Việt Nam có bài viết với tựa đề 'Sẽ ban hành thước đo đạo đức thầy, cô giáo'. Tác giả trích dẫn ý kiến của một số giáo viên, cũng như cán bộ quản lý tại Bộ Giáo Dục- Đào Tạo. Tất cả đều cho rằng cần có chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo đặc thù lao động của ngành nghề này.
Gần đây cái giáo dục của mình nó cũng kiểu "thành tích chủ nghĩa" mà, nghĩa là báo cáo thành tích thôi, chứ còn thực chất đào tạo thế hệ thành con người công dân thực thụ thì hơi khó.
Nhà giáo về hưu
Một nhà giáo dạy văn tại Việt Nam nay đã về hưu nói về tình trạng bất cập trong giáo dục Việt Nam lâu nay:
- "Gần đây cái giáo dục của mình nó cũng kiểu "thành tích chủ nghĩa" mà, nghĩa là báo cáo thành tích thôi, chứ còn thực chất đào tạo thế hệ thành con người công dân thực thụ thì hơi khó. Khó vì do sự tác động của nhiều yếu tố xã hội thì nó cũng ảnh hưởng nhiều. Cái tiêu cực của nhà trường thật tình thì là tất yếu thôi, tại vì xã hội nó như thế mà. Giáo dục không thể nào là hòn đảo cô độc được, và nó phải có liên quan đến tất cả mọi đường lối xã hội mà.
Tất nhiên, cái tiêu cực thì tôi khẳng định có. Nó chuyển biến dần dần chứ không thể một sớm một chiều thay đổi cái quan niệm, cái quy cách làm việc được. Bây giờ cái cây mà không uốn cẩn thận từ bé, nó hỏng từ khi gieo trồng đến khi lớn khôn thì cả một quá trình.
<em>Bây giờ khẳng định rằng giáo dục không chuyển biến lên được, không chuyển biến như thế được, không chuyển biến là mất nước. Không được đào tạo tử tế thì mất nước. Đấy là bài học xương máu của tất cả các quốc gia <br/> </em>
Nhà giáo về hưu<em> </em>
Cái cây nó giống tốt, có kháng thể tốt thì nó sẽ tốt, nhưng mà bây giờ cái cây nhỏ đó khả năng kháng thể kém thì nó phải dựa vào cái thế nó đứng, cái thế nó tồn tại. Bây giờ khẳng định rằng giáo dục không chuyển biến lên được, không chuyển biến như thế được, không chuyển biến là mất nước. Không được đào tạo tử tế thì mất nước. Đấy là bài học xương máu của tất cả các quốc gia ."
Giáo dục yếu là nguyên nhân của nhiều yếu kém khác
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên trưởng bộ phận tuyên truyền của Ban Tuyên Giáo - Đảng Cộng Sản Việt Nam, đưa ra nhận định về cơ sở của nền giáo dục Việt Nam:
- "Nền tảng của giáo dục cũng như là nền tảng của một kiến trúc vật chất vậy. Bao giờ nó cũng có phần đáy: cái phần đáy của giáo dục là tổng số, tổng hoà các giá trị văn hóa - lịch sử của dân tộc; thân nền là tổng số và tổng hoà các kiến thức khoa học- kỹ thuật tồn tại hiện tại trong xã hội. Nhưng mà cái thân nền giáo dục của chúng ta phải thừa nhận rằng nó có những lỗ hổng và vì thế nó không chắc.
Cái lỗ hổng ấy trong kiến thức của xã hội, đặc biệt là trong kiến thức của giới thượng lưu trí thức, tức là cái lớp trên, cái giới trí tuệ nó cũng có lỗ hổng rất nhiều. Ví dụ như bây giờ những kiến giải về khoa học xã hội của chúng ta thì nhiều điều rất là lổ mổ. Nhưng mà vấn đề về kiến thức - kỹ thuật vân vân, thì nhiều điều cũng đang lổ mổ.
Với người thợ như hiện nay: đào tạo không ra đào tạo, lương bổng không ra lương bổng, chăm lo xã hội không ra chăm lo xã hội, thì làm sao có được một hệ thống, một tập đoàn công nhân vừa lương thiện vừa giỏi giang.
Ông Nguyễn Khắc Mai
Cái thân nền của chúng ta là trong cái nền tảng giáo dục không phải đã là vững lắm, mạnh lắm, dày dạn lắm. Thế còn đặc biệt là cái mặt nền, đó là những quan hệ xã hội hiện hữu.
Những cái quan hệ xã hội hiện hữu nó đóng góp cho cái việc là thúc đẩy con người sống đúng, tốt, giỏi, thì những quan hệ xã hội hiện hữu hiện nay nó bất cập. Ví dụ người ta không thể định hình một lương tâm nghề nghiệp theo kiểu những chính sách kinh tế, tài chính và chính sách xã hội như hiện nay khiến cho con người trở thành chụp giựt, lương tâm nghề nghiệp hiện nay rất hỏng.
Cái thứ hai là với người thợ như hiện nay: đào tạo không ra đào tạo, lương bổng không ra lương bổng, chăm lo xã hội không ra chăm lo xã hội, thì làm sao có được một hệ thống, một tập đoàn công nhân vừa lương thiện vừa giỏi giang.
Với những chính sách xã hội như hiện nay về tôn trọng tự do tư tưởng, tự do sáng tạo, tự do ngôn luận và tôn trọng thực sự giới trí thức, mà chúng tôi nói rằng phải coi trí thức là bậc thầy của xã hội chứ không phải là cái gì cũng bảo ban dạy dỗ họ mà không biết tôn trọng họ.
Ông Nguyễn Khắc Mai
Cái thứ ba là với những chính sách xã hội như hiện nay về tôn trọng tự do tư tưởng, tự do sáng tạo, tự do ngôn luận và tôn trọng thực sự giới trí thức, mà chúng tôi nói rằng phải coi trí thức là bậc thầy của xã hội chứ không phải là cái gì cũng bảo ban dạy dỗ họ mà không biết tôn trọng họ.
Thế thì với những quan hệ xã hội hiện hữu, tức là chúng tôi gọi là cái mặt của cái nền tảng giáo dục thì nó không tốt thì làm sao mà tạo ra được những con người giỏi giang, tốt đẹp, lương thiện, tử tế. Đấy là những vấn đề rất lớn mà chúng ta nên suy nghĩ.
Hiện nay thì coi trọng về cái đáy nền, tức là văn hoá - lịch sử, là chưa đến nơi đến chốn.
Cái thân nền thì mình cũng không bổ sung, bổ khuyết, và phải tạo dựng được những chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ, thì cái thân nền tức là cái tổng số và cái trình độ khoa học kỹ thuật trong xã hội nó mới tốt được và nó mới làm cho cái nền tảng của giáo dục vững mạnh được. Cái mặt nền đó là các quan hệ xã hội hiện hữu và ta phải giải quyết vấn đề này.
Hồi trung tuần tháng tư vừa qua, Bộ Chính Trị của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng họp đưa ra kết luận về phương hướng phát triển giáo dục Việt Nam cho đến năm 2020.
Cơ quan này của Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận là giáo dục và đào tạo của Việt Nam chưa thật sự là quốc sách hàng đầu, kinh phí bỏ ra nhiều mà không hiệu quả, công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác tại Việt Nam.