Theo Ủy Ban An Tòan Giao Thông Quốc Gia, nhờ quy định này mà số vụ tử vong do tai nạn lưu thông gây ra giảm 1400 ca và số ca bị thương tích giảm trên 2200 vụ, so với năm 2007.
Báo chí trong nước cũng nhắc lại là Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) ngợi khen luật đội mũ bảo hiểm đã cứu mạng sống của hàng ngàn người Việt.
Theo Ủy Ban An Tòan Giao Thông Quốc Gia, nhờ quy định này mà số vụ tử vong do tai nạn lưu thông gây ra giảm 1400 ca và số ca bị thương tích giảm trên 2200 vụ, so với năm 2007.
Với con số trên 13 ngàn người thiệt mạng trong các tai nạn lưu thông năm rồi, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới, mà phương tiện đi lại chính là xe gắn máy và xe đạp.
Ông Jean Marc Olive, trưởng văn phòng WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, kết quả này cho thấy một cách đơn giản, đội mũ bảo hiễm là cứu sống mạng người.
Tuy nhiên ông cũng cảnh báo là , hiện nay có một số lớn trẻ em vẫn chưa đội mũ bảo hiểm khi các em ngồi băng sau xe hai bánh, được người lớn chuyên chở. Vịêc trẻ em dưới 16 tuổi không phải chịu phạt tiền và không có xử lý đối với người lớn, khi đèo trẻ em mà không cho trẻ đội mũ, là một hạn chế, đối với luật .
Với tư cách là đại diện WHO tại Việt Nam, ông Jean Marc Olive hoan nghênh chánh phủ về những quyết định ban hành gần đây, cho phép cảnh sát giao thông phạt những người lái xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không đúng cách.
Số tiền phạt trong những trường hợp này có thể lên tới 200 ngàn đồng. Trong khi đó, báo chí trong nước cũng đăng nhiều hình ảnh độc đáo và kể về hàng ngàn câu chuyện vui quanh mũ bảo hiểm.
Qua trao đổi với vài người sử dụng xe gắn máy, trong cuộc sống hàng ngày, phóng viên đài chúng tôi mời qúy vị nghe những mẫu chuyện như sau:
Vui buồn chuyện mũ bảo hiểm
Bà Phương nhìn nhận chiếc mũ bảo hiểm rất cần thiết, khi người sử dụng xe máy chạy ngoài xa lộ hay di chuyển với tốc độ nhanh, chứ trong thành phố, kẹt xe đều đều, thì mũ bảo hiểm gây ít nhiều cản trở:
- Nếu mà mình đi đường như trên quốc lộ, vận tốc của mình cao, thì mũ bảo hiểm rất cần. Nhưng mà trong đường phố Sài Gòn thì bị kẹt xe liên miên, vận tốc thì quá nhỏ, xe sát xe, nên mũ bảo hiểm nhiều khi còn làm vuớng víu, tại vì nó cản tầm nhìn, cản tầm nghe của mình. Thí dụ như xe đàng sau bóp còi, mình bị cản tầm nghe, với lại mình bị cản tầm nhìn, tại vì đường phố quá chật.
Ông Lý ở Bình Chánh cho biết vì bắt buộc nên mọi người đều phải chấp hành, lâu ngày thành thói quen, chứ chưa thật sự tự giác, vì cứ phải lo canh giữ kỹ chiếc mũ, khi bị mất thì rất hao của:
<em>Nhưng mà trong đường phố Sài Gòn thì bị kẹt xe liên miên, vận tốc thì quá nhỏ, xe sát xe, nên mũ bảo hiểm nhiều khi còn làm vuớng víu, tại vì nó cản tầm nhìn, cản tầm nghe của mình.</em>
- Tại vì bắt buộc, nếu mà không đội thì phải mất tiền, vì sợ mất tiền cho nên phải đội mũ thôi. Tại vì có gặp mới biết được chớ bây giờ thì nó làm cho người ta khó chịu trước mắt cái đã. Chưa thấy được cho nên chưa cảm thông được điều đó đâu.
Bây giờ thì coi như thời gian lâu rồi. Cái gì cũng vậy, công việc mình làm thường ngày thì dứt khoát nó đi đến thói quen rồi đó, chớ sự thật lại khác tại vì nó ra nhiều cái lỉnh kỉnh lắm, thí dụ như ra ngoài kè kè cái nón bảo hiểm thì nhiều cái bất tiện lắm. Đi đâu mình cũng phải giữ nó vì không giữ thì bị mất. Bây giờ nó vài chục ngàn nhưng không lẽ cứ mua hoài mua hoài sao?
Em Mai, ở Tân Định, học sinh lớp 6 , 12 tuổi, chưa bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm nói là chưa bắt buộc thì không cần đội, tuy nhiên em được nghe thầy cô giảng về lợi ích của mũ và biết rõ là khi chuyện không may xảy ra, thì chiếc mũ bảo hiểm rất hữu dụng:
- Mũ bào hiểm cũng giúp ích được cho mọi người trong việc làm phương tiện xe máy nhưng mà tôi chưa có đủ tuổi, ít bị bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm nên tôi cũng lựa chọn là chưa có đội tại thấy nó bất tiện khi đi ra đường nó khó chịu và tôi phải mang mũ bảo hiểm vào lớp học thì rất cồng kềnh.
Theo khảo sát từ Hiệp Hội Người Tiêu Dùng Việt Nam thì hiện nay trên thị trường có 80% mũ bảo hiểm không đạt đúng tiêu chuẩn an tòan quốc gia.<em> </em>
Tôi chưa có đội mũ bảo hiểm nhưng mà theo tôi thấy là dạo này cũng là mùa mưa mà bất chợt xảy ra tai nạn ở ngoài đường cũng nhiều, nhưng mà cái tai nạn đến thiệt mạng thì ít xảy ra hơn vì có mũ bảo hiểm.
Cô Hạnh, định cư tại Hoa Kỳ, lúc xa xứ chưa có luật đội mũ bảo hiểm, tuy nhiên qua đọc báo chí hàng ngày, thì cô biết có một số phụ nữ sử dụng mũ với mục đích thời trang, làm đẹp, làm điệu, chứ không nghỉ gì đến yếu tố an toàn:
- Đội mũ bảo hiểm thì nó sẽ bảo vệ cho cái đầu là sẽ giảm được tối thiểu cái tổn thương cho mỗi người dân. Hiện tại thì theo tôi đọc báo thì ở Việt Nam tuân thủ cái luật đội mũ bảo hiểm, người dân cũng một phần không có thích tại vì trời nóng mà bị kẹt xe thì mồ hôi này nọ rồi hầm tóc rồi đầu tóc nhiều khi những cô gái muốn đẹp thì đội mấy cái mũ bào hiểm không có an toàn theo thiết kế của bên Trung Quốc giống như là "fashion" vậy đó thì không có bảo đảm về chất lượng, nếu như vậy thì có đội cũng như không.
Vẫn theo số liệu do WHO công bố thì tại Việt Nam hiện có 95% trong tổng số 26 triệu loại xe di chuyển bằng đường bộ, là xe gắn máy và mỗi ngày có thêm 9 ngàn xe máy đăng ký lưu hành.
Mặt khác, theo khảo sát từ Hiệp Hội Người Tiêu Dùng Việt Nam thì hiện nay trên thị trường có 80% mũ bảo hiểm không đạt đúng tiêu chuẩn an tòan quốc gia.