Giải thưởng của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam 2009

Giải thưởng của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam năm nay được trao cho mục sư Nguyễn Công Chính và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ở Việt Nam. Điều này được chính mạng lưới công bố trong thông cáo báo chí đưa ra hôm ngày 1 tháng 11 vừa qua.

0:00 / 0:00

Vậy cơ sở để chọn hai nhân vật vừa nêu để trao giải năm nay là gì? Và bản thân người được trao giải có ý kiến ra sao về giải thưởng dành cho họ?

Phương cách xét chọn

Trong số những khuôn mặt lâu nay luôn lên tiếng đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam có mục sư Nguyễn Công Chính từ Tây Nguyên và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ở Hà Nội.

Ông Nguyễn Thanh Trang, trưởng ban phối hợp Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trình bày cơ sở xét chọn hai nhân vật cho giải năm nay:

Chúng tôi cung cấp cho mỗi vị đầy đủ hồ sơ của những nhân vật và tổ chức được đề cử để các vị này xem xét rồi cho điểm từ 0 đến 10. Sau một tháng nghiên cứu tài liệu và chấm điểm thì ban chấm giải đã tổng kết lại thì có hai nhân vật có điểm cao nhất,

Ô.Nguyễn Thanh Trang

“Năm nay có 12 nhân vật và tổ chức được 12 vị và tổ chức trong nước và hải ngoại đề cử. Hằng năm Mạng lưới của chúng tôi có một ban tuyển chọn, và năm nay ban này có 11 vị trong ban tuyển chọn. Chúng tôi cung cấp cho mỗi vị đầy đủ hồ sơ của những nhân vật và tổ chức được đề cử để các vị này xem xét rồi cho điểm từ 0 đến 10. Sau một tháng nghiên cứu tài liệu và chấm điểm thì ban chấm giải đã tổng kết lại thì có hai nhân vật có điểm cao nhất, và năm nay đặc biệt cả hai vị đều có điểm bằng nhau là mục sư Nguyễn Công Chính và Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, mà ban chấm giải chọn họ.

Mục sư Nguyễn Công Chính có những sinh hoạt chặt chẽ với đồng bào sắc tộc. Ông là một trong những người từ năm 2001 tham gia tranh đấu cho tự do tôn giáo từ đó bị công an liên tục sách nhiễu, bỏ tù; tuy nhiên ông vẫn tranh đấu trong tinh thần bất bạo động.

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy nguyên là gốc nhà báo, và là nhà văn. Bà đặc biệt quan tâm số phận của những dân oan bị đàn áp bất công. Bà đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu, theo dõi, viết những bài báo, tài liệu tố cáo những bất công đó. Bà đã phải trả giá là bị công an theo dõi, bỏ tù.”

Mục sư Nguyễn Công Chính có những sinh hoạt chặt chẽ với đồng bào sắc tộc. Ông là một trong những người từ năm 2001 tham gia tranh đấu cho tự do tôn giáo từ đó bị công an liên tục sách nhiễu, bỏ tù; tuy nhiên ông vẫn tranh đấu trong tinh thần bất bạo động.

Ô.Nguyễn Thanh Trang

Trân trọng những nhà đấu tranh cho dân chủ

Trước tin được trao giải năm 2009 của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Mục sư Nguyễn Công Chính từ thành phố Gia Lai cũng cho biết ý kiến, đồng thời trình bày tình hình của ông hiện nay:

“Nổ lực tranh đấu cho các quyền tự do – tín ngưỡng, đi lại- căn bản nằm trong hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế; là người từng bị nhiều khổ nạn trong hai 20 năm qua, và nay thì hội thánh chúng tôi bị bách hại khốc liệt. Chính quyền tìm cách triệt hạ Hiệp hội Thông công Tin lành các dân tộc Việt Nam và Hội thánh Liên hữu Tin lành Baptit các dân tộc Việt Nam. Nay mạng lưới nhân quyền và những hội đoàn quan tâm đến chúng tôi, tôi chỉ biết cám ơn ‘danh tiếng tốt thì quí hơn tiền của’ theo như Kinh Thánh nói.”

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy nguyên là gốc nhà báo, và là nhà văn. Bà đặc biệt quan tâm số phận của những dân oan bị đàn áp bất công. Bà đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu, theo dõi, viết những bài báo, tài liệu tố cáo những bất công đó. Bà đã phải trả giá là bị công an theo dõi, bỏ tù.”

Ô.Nguyễn Thanh Trang

Xin được nhắc lại Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam ra đời hồi tháng 11 năm 1997 tại Hoa Kỳ. Từ đó đến nay Mạng lưới này đã tuyên dương và trao tặng giải nhân quyền cho một số nhà đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam như Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Thượng tọa Thích Thiện Minh, Linh mục Nguyễn Văn Lý, LM Phan Văn Lợi, Cụ Lê Quang Liêm, ông Hoàng Minh Chính, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Cựu đại tá Phạm Quế Dương, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, kỹ sư Đỗ Nam Hải, luât sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê thị Công Nhân, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải hay thường được biết đến với bút danh Điếu Cày, Bán nguyệt san Tự Do Ngôn luận.

Hồi ngày 9 tháng 9 vừa qua, tờ Công an Nhân dân của Bộ Công an Việt Nam có bài viết cho rằng mạng lưới này là tổ chức phản động cõng rắn cắn gà nhà, và chiêu bài dân chủ- nhân quyền mà Mạng lưới này đưa ra là đã lỗi thời.