Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu

Thời gian gần đây, nhiều tổ chức quốc tế và các chuyên gia trong, ngoài nước thường xuyên cảnh báo về tình trạng biến đổi khí hậu thế giới bắt đầu tác động đáng ngại đến VN.

Hạt lúa chín vàng đang được thu hoạch tại vựa lúa ĐBSCL
Hạt lúa chín vàng đang được thu hoạch tại vựa lúa ĐBSCL (RFA photo)

0:00 / 0:00

Tác hại lâu dài

Điều này thể hiện qua “nhiều nét dị thường” như có nắng nóng nhiều hơn, mùa đông thì rét đậm hơn, mùa hè cũng đến sớm hơn, các cơn bão vừa nhiều hơn vừa có những đường đi “kỳ lạ”. Kết quả nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới cho thấy VN thuộc 12 quốc gia gặp nguy cơ đáng ngại nhất của biến đổi khí hậu, kể cả tình trạng nước biển dâng cao.

Vào năm 2050, ĐBSCL có thể bị ngập cao thêm từ 30 tới 50 cm. Tới năm 2100, có khả năng cao lên 70cm. Như vậy thì diện tích ĐBSCLcó thể bị ngập tới 20% diện tích tự nhiên.

TS Tô Văn Trường

TS Tô Văn Trường, nguyên Giám Đốc Cục Thủy Lợi Miền Nam mô tả thêm: "N ếu theo kịch bản mới nhất, thì vào năm 2050, ĐBSCL có thể bị ngập cao thêm kh oảng từ 30 tới 50 cm. Tới năm 2100, mực nước có khả năng cao lên 70cm. Khi bị ngập như vậy thì diện tích ĐBSCL có thể bị ngập tới 20% diện tích tự nhiên".

Một bản phúc trình của chính phủ VN công bố hồi tháng 11 năm ngoái, được Chương trình Môi trường LHQ công nhận, cũng báo động rằng 2 vựa lúa của VN, là ĐBSCLvà ĐBSHồng, sẽ bị tác động đáng ngại của tình trạng biến đổi khí hậu. Và trong những thập niên tới, khi mực nước biển đang cao 1 mét, thì hơn 1/3 vùng ĐBSCL sẽ bị chìm ngập.

Lên tiếng với phóng viên Mặc Lâm của Đài ACTD, GSTS Nguyễn Ngọc Trân, phụ trách Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL cho biết: "Đối với một đất nước có 3.200 km bờ biển như VN, trong đó có những vùng liên quan trực tiếp đến ĐBSH và ĐBSCL, mực nước biển dâng sẽ tác động rất nhiều. Hai đồng bằng vừa nói là 2 vựa lúa của VN, nhất là ĐBSCL là vựa lúa bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước đồng thời để xuất khẩu.

Biến đổi khí hậu làm nguồn nước sông Hồng cạn kiệt, ảnh chụp ngày 4/12/2009. AFP photo/Hoang Dinh Nam
Biến đổi khí hậu làm nguồn nước sông Hồng cạn kiệt, ảnh chụp ngày 4/12/2009. AFP photo/Hoang Dinh Nam (AFP photo/Hoang Dinh Nam)

Thứ hai nữa là dọc theo bờ biển Miền Trung, Miền Bắc, từ Quảng Ninh cho tới Cà Mau cộng với 2 đồng bằng này, thì Tổng Cục Thống Kê cho biết có tới 75% dân số VN tập trung sinh sống , d o đó, tôi nghĩ mực nước biển dâng sẽ ảnh hưởng rất trực tiếp và rất quan trọng tới VN".

Một bản phúc trình của LHQ còn báo động rằng nếu bầu khí quyển địa cầu tăng thêm 2 độ bách phân, thì có tới 22 triệu dân VN sẽ bị mất nhà cửa và 45% diện tích đất nông nghiệp ở ĐBSCLsẽ chìm trong nước biển.

Ảnh hưởng trực tiếp

Hiện giờ, mùa khô đang diễn tiến gay gắt đáng ngại ở vùng ĐBSCL, làm cạn kiệt nước ngọt, tạo điều kiện cho nước mặn tiến sâu vào nội đồng – diễn biến mà các chuyên gia cho là hậu quả của nạn biến đổi khí hậu thế giới.

Giữa lúc Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ báo động nạn hạn hán năm nay đến với ĐBSCL nặng hơn trước, thì Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cho biết nước mặn đã lấn sâu vào các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau.

Các chuyên gia nhận thấy trong những năm qua, nước lũ về trên sông Mekong không cao như thường khi, cộng thêm tình trạng biến đổi khí hậu, khiến nạn khô hạn ở ĐBSCL ngày càng gay gắt. Lên tiếng với báo mạng Lao Động hồi tháng rồi, ông Bùi Đức Long, Trưởng Phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cho hay nước sông Mêkong năm nay thiếu hụt khỏang 30% so với trung bình nhiều năm, khiến làm trầm trọng thêm nạn khô hạn trong vùng.

Đối với một đất nước có 3.200 km bờ biển như VN, trong đó có những vùng liên quan trực tiếp đến ĐBSH và ĐBSCL, mực nước biển dâng sẽ tác động rất nhiều.

GSTS Nguyễn Ngọc Trân

Các chuyên gia tại một cuộc hội thảo diễn ra ở Hà Nội hồi tháng 8 năm ngoái nhận định rằng tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội VN, tạo thiên tai lũ lụt đe dọa tính mạng, tài sản, làm chậm tiến trình xóa đói giảm nghèo, ảnh hưởng tới nhiều lãnh vực trong nước, nhất là nông, ngư, lâm nghiệp, tác hại đến an ninh lương thực...

Cách nay ít lâu, tờ New York Times có bài mang tựa đề tạm hiểu là “VN phát hiện nguy cơ nếu nước biển dâng lên”, với đoạn mở đầu rằng “Trong nhiều thế kỷ, khi mưa mùa, bão tố và cả chiến tranh càn quét qua và rồi tan biến theo ánh mặt trời, thì nông và ngư dân ĐBSCL vẫn sinh sống từ nguồn nước và ruộng đồng phì nhiêu ở vùng này, nơi dòng MêKong hùng vĩ đổ ra biển sau khi chảy qua 4.350 cây số”.

Nhưng, vẫn theo bài báo, “mọi thứ ở đây giờ gặp phải nguy cơ có thể nghiêm trọng và dài lâu hơn cả cuộc chiến vốn kết thúc cách nay trên 30 năm”.

Theo dòng thời sự: