Tổn thất lúa sau thu hoạch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long lên tới gần 14%, mỗi năm lượng lúa mất đi lên tới gần 3 triệu tấn. Tỷ lệ này quá lớn so với các nước khác, thông thường người ta chấp nhận một mức thất thoát sau thu hoạch khoảng 5%.
Làm lại từ đầu
Công nghệ sau thu hoạch theo nghĩa rộng bao gồm cơ giới hóa sản xuất và đặc biệt là hệ thống kho trữ và chế biến khép kín. Việt Nam có thể từng bước nâng tỷ lệ cơ giới hóa trên đồng ruộng, nhưng thiết lập hệ thống kho tồn trữ và chế biến hiện đại là một nỗ lực được xem là làm lại từ đầu.
Chính phủ đã tháo gỡ bế tắc để khởi sự thực hiện các dự án về hệ thống silos lúa gạo, mà ở các nước khác đã thực hiện từ mấy chục năm nay. Nhận định về vấn đề này, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội phát biểu:
Việc xây dựng hệ thống kho chứa lúa gạo là hết sức cần thiết. Bởi vì Việt Nam mặc dầu sản xuất nhiều lúa gạo nhưng kết cấu hạ tầng cho sản xuất và lưu thông lúa gạo còn rất hạn chế. Thí dụ tình trạng thiếu kho, cũng như các phương tiện bốc dỡ tại bến cảng còn chậm.
TS Lê Đăng Doanh
“Việc xây dựng hệ thống kho chứa lúa gạo là hết sức cần thiết. Bởi vì Việt Nam mặc dầu sản xuất nhiều lúa gạo nhưng kết cấu hạ tầng cho sản xuất và lưu thông lúa gạo còn rất hạn chế. Thí dụ tình trạng thiếu kho, cũng như các phương tiện bốc dỡ tại bến cảng còn chậm. Tất cả những điều đó nếu được cải thiện thì sẽ giảm bớt thiệt hại sau thu hoạch và sẽ nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất lúa gạo.”
Cuối năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA) trong hai năm 2009-2010 phải nâng sức chứa của các kho tồn trữ lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 2 triệu tấn lên 4 triệu tấn. Nhiều chuyên gia lúc đó tỏ ra ngạc nhiên, trên thực tế nếu nói tới hệ thống kho trữ và chế biến khép kín, có công cụ phơi sấy, xay xát… thì Việt Nam chỉ có 3
![Các loại kho chứa (Silos) tiêu chuẩn quốc tế của Úc](https://www.rfa.org/resizer/v2/6FF4SWHCM3MPLGJODZ2UIDX7LM.jpg?auth=1fd4d70b32516478786427255f4906b6c6e0e6e74a0f1f9473a6e5ff1f69bf67&width=400&height=443)
silos với tổng sức chứa vài chục ngàn tấn.
Quan chức chính phủ có thể có quan niệm đơn giản, xem kho là những nơi chứa gạo được che nắng che mưa, như những kho chứa lương thực thời bao cấp. Những kho như thế chỉ có thể trữ gạo khoảng vài tháng, chứ không thể bảo quản vài năm như bên Thái Lan. Chính vì vậy những khi gặp khó khăn trong xuất khẩu, Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam bỏ mặc nông dân ôm lúa ế.
Người làm lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nếm trải nhiều kinh nghiệm, đặc biệt vụ đông xuân 1997 và vụ hè thu 2008, lúa đầy sân đầy bồ chờ đến nẩy mầm không bán được.
TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa Vùng Đông Bằng sông Cửu Long tỏ ra quan tâm đặc biệt về vấn đề nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu:
"Nếu kho tàng không tốt, dự trữ không nhiều thì giá bán không được như mong muốn, như vậy rất thiệt thòi. Tôi hy vọng Nhà nước đã quan tâm tới vấn đề kho tàng, sẽ có cải thiện tốt hơn trong những năm sắp tới."
Mất bò lo làm chuồng
Trung tuần tháng Giêng vừa qua, ông Trương Thanh Phong chủ tịch Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA) kiêm Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam (TCTLTMN), lần đầu tiên đưa ra những thông tin cụ thể về năng lực kho chứa gạo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Phong cho biết năm 2009 TCTLTMN đã xây dựng được 10 nhà kho với sức chứa tổng cộng 160 ngàn tấn. Năm nay tiến hành xây dựng 18 kho với tổng công suất 260.000 tấn. Theo kế hoạch còn có 14 dự án kho trọng điểm, sức chứa mỗi nơi từ 120 ngàn tới 130 ngàn tấn dự kiến xây dựng ngay khi hoàn tất thủ tục.
![Gạo Việt Nam xuất khẩu đang xuống cảng Philippines](https://www.rfa.org/resizer/v2/FVA3VQLWUX4AMEUPIQJNR757FE.jpg?auth=a2e33c69a85beeab8ec97f2b77612b86ef8a92dee11f73bfecf8e542e901e840&width=400&height=275)
Vẫn theo lời ông Phong, hiện nay TCTLTMN đang có số kho sức chứa tổng cộng 800 ngàn tấn gạo, ông Phong không cho biết đó là những nhà kho như thế nào, nhưng đến đầu năm 2011 theo lời ông hệ thống kho TCTLTMN sẽ đạt gần 1,8 triệu tấn.
Nếu cộng chung cả hệ thống kho của toàn bộ thành viên Hiệp Hội thì sẽ đạt 4 triệu tấn, đúng như kế hoạch của chính phủ.
Thiết lập hệ thống kho trữ và chế biến là giải quyết một trong ba yêu cầu để nâng cao giá trị hạt gạo. Phần còn lại là cơ giới hóa đồng ruộng cả trước và sau thu hoạch, cũng như tập trung sản xuất theo vùng lúa nguyên liệu.
Thông tin mà ông chủ tịch VFA đưa ra làm nhiều người phấn khởi, nhưng vẫn có nhiều e dè về năng lực thực tế của các nhà kho ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cách đây không lâu, năm ngoái khi lúa hè thu chính vụ thu hoạch rộ đã có một khoảng thời gian thị trường trầm lắng.
Lúc ấy, ông Nguyễn Hùng Linh Tổng Giám Đốc Công Ty Du Lịch Thương Mại Kiên Giang, doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn trong khu vực thành viên Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, đánh giá khá dè dặt về khả năng tồn trữ gạo lâu dài.
“ Một, hai triệu tấn thì sức chứa của Việt Nam không đạt, các doanh nghiệp phải bán ra mới chứa được…”
Trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, hệ thống kho chứa liên hoàn được kể như công đoạn sản xuất tối quan trọng. Tùy theo sự đầu tư, kho chứa có thể nhập lúa hoặc gạo.
Các phương tiện thành phần của hệ thống, lò sấy bảo đảm ẩm độ theo yêu cầu, nhà máy xay xát, tách màu, đánh bóng gạo, vô bao và nhập kho tồn trữ gạo thành phẩm, các nhà kho này đạt yêu cầu kỹ thuật để có thể tổn trữ gạo vài năm vẫn bảo đảm chất lượng.
Thiết lập hệ thống kho trữ và chế biến là giải quyết một trong ba yêu cầu để nâng cao giá trị hạt gạo. Phần còn lại là cơ giới hóa đồng ruộng cả trước và sau thu hoạch, cũng như tập trung sản xuất theo vùng lúa nguyên liệu.