Từ bản nghiên cứu đó, quan chức ngành giáo dục và đào tạo, cùng những người có trách nhiệm sẽ nhìn thấy một cách tổng quát nội dung của chương trình bậc đại học, trong nước, để nhận thức rõ là
“Việt
Nam nhất quyết nâng cao chất lượng giáo dục năm tới”,
như Vietnamnet loan tải, mới đây hay không ?
Đánh giá kết quả giáo dục hiện tại
Bộ giáo dục Việt Nam cho biết đã mời một số chuyên gia giáo dục nước ngoài, cùng các viện nghiên cứu quốc tế hợp tác, để đánh giá chất lượng giảng dạy tại 60 trường đại học trong nước, và thời gian hoàn tất là vào đầu năm 2009.
Bộ giáo dục Việt Nam cho biết đã mời một số chuyên gia giáo dục nước ngoài, cùng các viện nghiên cứu quốc tế hợp tác, để đánh giá chất lượng giảng dạy tại 60 trường đại học trong nước, và thời gian hoàn tất là vào đầu năm 2009.
Đến tháng giêng tới đây, kết quả giảng dạy tại 20 trường đại học đầu tiên của Việt Nam, trong đó có 2 đại học dân lập, sẽ được phổ biến, tuy nhiên việc đánh giá, xếp hạng còn phải chờ ủy ban quốc gia về chất lượng giáo dục duyệt xét và công bố.
Vẫn theo bộ giáo dục và đào tạo thì trong vòng 3 năm qua, 173 trường đại học , gồm cả 20 đại học vừa kể và 178 trường cao đẳng đã tiến hành việc tự đánh gía trường sở mình, song song với việc mời những cơ quan tư vấn độc lập, giúp họ xem xét, góp ý về chất lượng giảng dạy.
Mỗi năm, ủy ban chuyên môn về giáo dục và đào tạo đều có nghiên cứu, thẩm định kết quả giảng dạy do các trường đại học và cao đẳng tiến hành, nhưng vì một số trường không báo cáo thông tin trung thực, nên gây trở ngại cho việc đánh giá chung thành quả mà nhà trường đạt được.
Theo Vietnamnet thì, hai viện đại học quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang phấn đấu đạt tiêu chuẩn quốc tế và đăng ký với những đại học nước ngoài, để xin công nhận học trình, do hai trường này phụ trách.
Trả lời câu hỏi của đài chúng tôi là liệu ngành giáo dục Việt Nam có nâng cao được chất lượng giảng dạy trong năm 2009, như người đứng đầu ngành giáo dục VN hạ quyết tâm hay không?
Rất tiếc là chiến lược phát triển giáo dục do ông Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục đưa ra còn nhiều tranh luận, giữa những người có trách nhiệm, nên khó có sự đồng thuận .
Giáo sư Tương Lai Viện Trưởng VKH
Nâng cao chất lượng đào tạo cho năm 2009?
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Xã hội Việt Nam phát biểu:
“ Người ta luôn hy vọng vào một điều gì đó để cuộc sống được tốt đẹp hơn , còn năm 2009 thì Việt Nam đối diện với rất nhiều những thách thức gay gắt, ảnh hưởng bởi bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu , tuy nhiên về mặt giáo dục, tôi vẫn có hy vọng là muốn đất nước phát triển, đầu tư ưu tiên vẫn là đào tạo con người. Nhưng rất tiếc là chiến lược phát triển giáo dục do ông Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục đưa ra còn nhiều tranh luận, giữa những người có trách nhiệm, nên khó có sự đồng thuận .”
Giáo sư Tương Lai cũng nhắc tới phân tích vừa rồi của giáo sư Hoàng Tụy, một nhà giáo tâm huyết đối với đất nước, nhưng ông không mấy lạc quan vào viễn ảnh tốt đẹp của ngành giáo dục nước nhà:
“ Những sáng kiến do ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra còn quá nhiều khiếm khuyết, trong nước đang có những đóng góp ý kiến làm thế nào nền giáo dục nước nhà, có những bước khởi sắc lên. Mọi người cần góp sức vào, thì nhất định là giáo dục Việt Nam phải tiến lên, nhưng điều đó không thể đạt được vào năm 2009.”
Cùng lên tiếng qua RFA về vấn đề nâng cấp giáo dục mà Việt Nam muốn đạt được trong năm 2009 , từ Hà Nội giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu không cho là kết quả ấy sẽ đến trong một tương lai gần:
“ Đặt kế hoạch và nuôi hy vọng cho tương lai ngành giáo dục Việt Nam là dự kiến của giới hữu trách, nhưng khó có thể biết trước hay tin chắc rằng, những ý kiến đó sẽ thành tựu hay không trong năm 2009”
Trình độ đào tạo hiện tại chưa đạt yêu cầu
Trong cùng bài báo nói về phát triển chất lượng giáo dục cao trong năm 2009, tờ Vietnamnet trích lời tuyên bố của bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng đa số sinh viên Việt Nam không nắm vững chất lượng đào tạo của trường mình chọn theo học, mà chỉ để ý tới những điều được nhà trường quảng cáo, đến khi biết rõ thì đã muộng.
Sinh viên có nhiều khát vọng với năng lực tiềm tàng rất lớn, là nguồn hy vọng mà mọi người đặt vào, vì thế hệ trẻ sẽ là chủ đất nước, làm cho khởi sắc lên, đổi mới, phát triển, nhưng rất đáng tiếc là chất lượng đào tạo ở đại học còn thấp.
Giáo sư Tương Lai Viện Trưởng VKH
Hậu quả của việc đào tạo này ra sao, giáo sư Tương Lai cho biết:
“ Sinh viên có nhiều khát vọng với năng lực tiềm tàng rất lớn, là nguồn hy vọng mà mọi người đặt vào, vì thế hệ trẻ sẽ là chủ đất nước, làm cho khởi sắc lên, đổi mới, phát triển, nhưng rất đáng tiếc là chất lượng đào tạo ở đại học còn thấp. Sinh viên khi tốt nghiệp rất khó tìm việc làm, lao động cao cấp, đòi hỏi chất xám, trình độ kỹ thuật cao , đang còn thiếu lắm.
Người ta đang cố gắng cải tiến ngành đại học để một khi tốt nghiệp, sinh viên đáp ứng được đòi hỏi của đất nước.
Chất lượng sinh viên tìm việc làm cũng không đồng đều, có người được việc, có người vẫn chờ là vì việc giảng dạy không đáp ứng như cầu của thị trường, nhất là lao động cao cấp.
Bây giờ phải cùng nhau ngồi lại đóng góp cho nền giáo dục nước nhà , mong sao cho lớp thanh niên trí thức, có thể cống hiến khả năng cho đất nước. Nếu nhà nước làm đúng, thì năng lực thanh niên Việt Nam phong phú sẽ đóng góp nhiệt huyết của mình vào công cuộc phát triển xú sở.
Cái cách nghĩ, cách đào tạo, nhất là phương pháp đào tạo, nếu biết làm đúng thì sẽ tạo được nguồn nhân lực mới, đáp ứng được đòi hỏi của đất nước”.