Nam Nguyên tường trình từ Bangkok
Dịch lợn Trung Quốc làm chết nhiều người khiến chính phủ Việt Nam đưa ra các biện pháp khẩn cấp, nhằm ngăn chặn sản phẩm động vật nhập lậu qua biên giới.
![PigFlu200.jpg](https://www.rfa.org/resizer/v2/Z3HPYWPSMGCJGMLV3Q2EOSDBLY.jpg?auth=9d45d68bbdc3b771fab539e01a6168f37b2b7533fbdfff9945d8b0c75f2c44b4&width=400&height=266)
Từ Bangkok Nam Nguyên phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thông, Phó Cục Trưởng Cục Thú Y Việt Nam trụ sở tại Hà Nội về các thông tin liên quan. Mời quí thính giả cùng theo dõi:
Nam Nguyên: Việt Nam cảnh báo như thế nào về tình hình dịch lợn làm chết nhiều người ở Trung Quốc?
Nguyễn Văn Thông: Chiều nay (3/8/2005) chúng tôi thành lập Đòan Kiểm Tra Liên Ngành. Bộ Trưởng NN&PTNT thừa ủy quyền chính phủ thành lập đòan gồm: các ngành Y Tế, Thương Mại và Bộ Nông Nghiệp để lên làm việc với UBND các tỉnh biên giới phía bắc, xem xét thực tế tình hình nhập lậu sản phẩm động vật qua biên giới, đồng thời tổ chức những biện pháp ngăn chặn.
Nam Nguyên: Ông có nói trên báo chí là dịch bệnh từ lợn Trung Quốc có nguy cơ cao tại Việt Nam. Điều này bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
Nguyễn Văn Thông: Nguy cơ từ bên phía Trung Quốc, Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc. Bên tỉnh Tứ Xuyên đã thông báo chung tòan thế giới về dịch bệnh từ lợn, có nhiều người mắc bệnh và mức tử vong khá cao.
Bệnh này do khuẩn Streptococus Suis gây ra. Do đường biên giới với Trung Quốc khá dài,Việc buôn bán sản phẩm động vật không qua con đường chính thức, gọi là tiểu ngạch hay buôn lậu là tình trạng thường xuyên xảy ra. Thành ra Việt Nam phải có sự cảnh báo trứơc, ngăn chặn trứơc với mục đích là chống sự di chuyển của những mầm bệnh lạ từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Nam Nguyên: Thưa ông với đường biên giới quá dài, liệu có cần tăng cường nhân sự và phương tiện?
Do đường biên giới với Trung Quốc khá dài,Việc buôn bán sản phẩm động vật không qua con đường chính thức, gọi là tiểu ngạch hay buôn lậu là tình trạng thường xuyên xảy ra.
Nguyễn Văn Thông: Tất nhiên là có, Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh biên giới phía bắc đã nhận được công điện của Bộ Trưởng NN&PTNT ngày 2/8/05 cảnh báo về việc này. Tất nhiên các tỉnh tổ chức lực lượng như Quản Lý Thị Trường, Biên Phòng, Công An để làm tốt việc ấy. Còn Thú Y chúng tôi chỉ phụ trách phần kỹ thuật mà thôi.
Nam Nguyên: Thưa ông chính quyền kêu gọi người tiêu thụ tự đề cao cảnh giác, vậy người dân phải làm gì để tránh thịt lợn bệnh, nhất là như lợn bệnh do liên cầu khuẩn như bên Trung Quốc.
Nguyễn Văn Thông: Thực tế là người dân vùng biên, họ thấy thịt lợn rẻ thì mua, còn người buôn bán thì chỗ nào giá được thì họ làm. Nhiệm vụ của người làm chính quyền làm công tác kỹ thuật là tổ chức tốt phòng vệ và tuyên truyền tốt để người dân nghe theo.
Nam Nguyên: Đối với người đi chợ nhìn bằng con mắt thường, làm sao để họ tránh được thịt lợn bệnh nhất là lợn bệnh như bên Trung Quốc. Ông có lời khuyên họ như thế nào ?
Nguyễn Văn Thông: Trứơc sau chúng tôi vẫn có lời khuyên người tiêu thụ với tất cả các lọai sản phẩm động vật chứ không riêng gì thịt lợn…là phải sử dụng thịt đã qua sự kiểm soát của ngành thú y, nếu thịt lợn có đóng dấu thú y thì ít nhiều đã qua sự kiểm tra kiểm soát rồi sẽ tránh được dịch bệnh.
Với mắt thường thì người dân nếu không có kiến thức khó mà nhận biết được. Vì người buôn bán đã xẻo những phần thịt bị xuất huyết xung huyết bỏ đi rồi, họ chỉ bán những phần thịt không có dấu hiệu bệnh tích thôi. Cho nên người thường khó nhận biết được điều ấy. Chúng tôi khuyến cáo người tiêu thụ sử dụng thịt đã qua kiểm soát cũa thú y.
Nam Nguyên: Cảm ơn ông Nguyễn Văn Thông Phó Cục Trưởng Thú Y Việt Nam đã trả lời các câu hỏi của chúng tôi.
Thông tin trên mạng
- WHO Says Too Early To Say China Pig Disease Under Control
- China gets tough on killer pig flu
- Farm Practices Blamed for China's 'Pig-Flu' Outbreak
- Bird flu – the pandemic clock is ticking